Tổng hợp các nội dung chính sẽ được chia sẻ trong bài viết này:
Câu hỏi quan trọng dành cho chủ doanh nghiệp, hãy trung thực với chính mình khi trả lời câu hỏi này: "Nếu công ty làm đúng, khai thuế minh bạch, doanh nghiệp còn sống nổi không, còn đủ động lực lợi nhuận để kinh doanh tiếp hay không?" Nếu câu trả lời là có thì làm tiếp, là không thì cần phải tái cấu trúc công ty mạnh mẽ hơn việc cắt bỏ đi những hoạt động có tỷ suất lợi nhuận thấp, hoặc nhờ vào việc "luyến láy, lách né" thuế, bảo hiểm mới sống được nên "bỏ". Bởi vì có làm doanh nghiệp cũng không "sống" được lâu, sau này cũng bị truy thu. 100% các giám đốc / Chủ tịch các công ty đã từng tham gia khẳng định rằng CEO thực chiến V05 và Tái cấu trúc quản trị vận hành đã giúp họ rút ngắn ít nhất 3 năm phát triển; nhân sự cấp trung trưởng thành và chủ động hơn nhờ hiệu ứng “thay đổi từ Sếp”. 2 phạm vi của tái cấu trúc công tySau khoảng 2 đến 3 năm, doanh nghiệp nên thực hiện tái cấu trúc công ty. Trong vòng 1 năm, nếu có những yếu kém, khiếm khuyết, doanh nghiệp cũng nên thực hiện các hoạt động "sửa chữa". Tái cấu trúc công ty có hai phạm vi:
Nhận thức đúng về tái cấu trúc công tyỞ rất nhiều doanh nghiệp khi thực hiện công cuộc tái cấu trúc công ty, thường hiểu nhầm là hoạt động xây dựng lại bộ quy chế, bộ tài liệu, quy trình. Nhận thức này chỉ khiến doanh nghiệp tốn tiền, tốn công và nản lòng nhân sự. Khi nhân sự nản lòng dễ dẫn đến việc mất niềm tin, đây là yếu tố chính khiến doanh nghiệp mất đi rất nhiều khi thực hiện tái cấu trúc công ty khi không xác định đúng hướng. Chìa khóa để tái cấu trúc công ty thành côngNhận thức của chủ doanh nghiệp, đội ngũ lãnh đạo: Tái cấu trúc là thay đổi trình tự, cách thức, phương pháp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, không phải kiện toàn hoàn thiện bộ hồ sơ tài liệu. Khi dòng thông tin kinh doanh, dòng hoạt động kinh doanh của công ty không thông thì dù doanh nghiệp có soạn thảo quy chế, tài liệu, quy trình chặt chẽ, hay đến thế nào cũng chỉ là "mớ giấy lộn". Bởi vì chưa đi vào bản chất của hoạt động quản trị doanh nghiệp, chưa đi vào bản chất thay đổi phương thức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Những chủ doanh nghiệp, có tuổi đời từ 50 tuổi trở đi, thường rất khó thực hiện tái cấu trúc công ty. Do họ có sự "bám víu" nặng nề vào sự thành công trong quá khứ, muốn tái cấu trúc nhưng không muốn thay đổi tâm thế, phương thức quản lý của mình, tuyển dụng nhân sự và giao việc gì làm việc đó, quản trị theo kiểu "nhất dương chỉ", không tạo các điều kiện thuận lợi, không tạo không gian cho các nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp trung hành động, nên rất khó thực hiện tái cấu trúc công ty thành công. Chủ doanh nghiệp trẻ tuổi hơn, công cuộc tái cấu trúc dễ thành công hơn, vì họ dám thử, dám nghĩ, dám thay đổi và dám làm. Điều này được Chuyên gia Vũ Long Giamdoc.net đúc kết sau quá trình đào tạo, tư vấn và thực tiễn làm việc tại các doanh nghiệp. Giải thích thêm về mặt bản chất: Đa số người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung, bản tính muốn làm chủ nhỏ rất cao, là văn hóa bao nhiêu đời nay. Điều này lý giải cho việc, nhiều nhân sự đi làm thuê, có chức vụ cao và thu nhập hấp dẫn trong các doanh nghiệp, nhưng đến một thời điểm nhất định, có xu hướng nghỉ việc và mở doanh nghiệp để làm chủ. Nếu tỷ lệ rất lớn dân cư, người lao động đều có tư tưởng như vậy, thì bài toán mà chủ doanh nghiệp phải giải "cần làm gì để nhân sự của mình được một phần làm chủ trong chính công ty của mình". Hiện tại, Việt Nam có đến gần 1 triệu doanh nghiệp, số lượng lao động rất đông, nên tỷ lệ người làm thuê còn rất lớn, nhưng trong bản thân mỗi người luôn có sẵn bản tính "tiểu chủ" - có khát vọng được làm chủ. Đây chính là chìa khóa, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn trở nên lớn mạnh thì đều phải biến công ty mình thành một tổ chức lớn chứa đựng các ông chủ nhỏ, bà chủ nhỏ. Điều này đã được chứng minh qua lịch sử, từ công cuộc khoán nông nghiệp, khoán công nghiệp ở xí nghiệp đường sắt trước đây đều mang lại giá trị rất to lớn. Thông điệp về tái cấu trúc công tyThời buổi ngày nay, công nghệ phát triển, thế hệ lao động trẻ và năng động hơn, mọi yêu cầu quản lý công việc sát sao về mặt thời gian, thụ động đã không còn phù hợp. Các doanh nghiệp muốn phát triển, bắt buộc phải thay đổi, có hai phải giải phóng được lãnh đạo ra khỏi các công việc quản lý, sự vụ thường ngày. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế, phương thức làm cơ sở trao quyền triệt để cho các phòng ban bộ phận, đứng đầu là các trưởng phòng. Chính là chìa khóa cho doanh nghiệp phát triển. Trao quyền cho nhân sự cấp trung bao gồm 3 quyền sau: 1. Trao quyền quyết định: Cách thức làm việc 2. Trao quyền tổ chức, quản lý lao động thuộc phòng ban bộ phận 3. Trao quyền phân cấp quản lý tài chính. Ví dụ: Một trưởng phòng hoặc giám đốc kinh doanh phải có quyền quyết định chi tiêu ngân sách công ty đã phân bổ (chi phí truyền thông quảng cáo, chi phí lương thưởng) cho đội kinh doanh. Nếu một trưởng phòng ban bộ phận được trao quyền triệt để, không khác gì một ông chủ nhỏ trong một công ty lớn. Doanh nghiệp nào, vẫn còn đang tồn tại mô hình quản trị "chỉ tay năm ngón", chủ doanh nghiệp quản lý mọi việc, ký từng chứng từ chi trả chi phí lặt vặt,...không còn phù hợp, phải thay đổi. Năm 2025, là thời điểm tốt để doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc công ty. Muốn tái cấu trúc công ty, đầu tiên phải bắt đầu từ nhận thức của chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo công ty, đã đến lúc phải thay đổi, phải giao việc và trao quyền bằng cơ chế, cách thức giao quản, trao quyền tự chủ, gắn lợi ích xứng đáng gồm tiền lương, thưởng, phúc lợi và đãi ngộ cho các phòng ban bộ phận. Lời khuyên dành cho chủ doanh nghiệp khi trao quyềnNếu chủ doanh nghiệp còn chưa dám giao việc, trao quyền cho nhân sự cấp trung, Chuyên gia Vũ Long Giamdoc.net có đưa ra lời khuyên "anh chị hãy tin tôi đi, thứ mà công ty của các bạn mất đi do việc chần chừ chưa tái cấu trúc lớn hơn rất nhiều so với hao hụt một chút ở chỗ này, một chút ở chỗ khác hoặc so với những sai lầm, vướng mắc thời kỳ đầu mà anh em còn gặp phải". Tâm thế và phương pháp để tái cấu trúc công tyTình huống thảo luận: Muốn tái cấu trúc công ty nên bắt đầu từ đâu và làm như thế nào? Dưới đây là các câu trả lời từ người tham dự livestream về tái cấu trúc công ty, được Giamdoc.net đính kèm video ở dưới bài viết này. 1. Trang bị kiến thức nền, thông qua các chương trình đào tạo đã được phát hành trên Online.Giamdoc.net. Tuy nhiên, học xong phải dám làm, quyết tâm làm và dám chấp nhận hi sinh. 2. Thay đổi tư duy người lãnh đạo Trước khi làm, rất quyết tâm thay đổi, nhưng đến lúc bắt tay vào làm lại không thay đổi. Để thay đổi nên bắt đầu từ việc nhận thức lại bố cục, thời cuộc thị trường. Thông lệ thị trường, động lực đi làm đã thay đổi từ việc kiếm tiền sang kiến tạo giá trị, trải nghiệm cuộc sống và khẳng định năng lực bản thân, hưởng thành quả xứng đáng. Nên chủ doanh nghiệp cần nhận diện đến tận cùng "doanh nghiệp mình không thay đổi, không tổ chức quản trị vận hành theo hướng trao quyền và giao quản, chắc chắn công ty sẽ lụi tàn dần đi", đặt mình trong thế "không còn lựa chọn nào khác, bắt buộc phải làm". 3. Bắt đầu từ thực tiễn doanh nghiệp. Tổng kết: Tái cấu trúc công ty bắt đầu từ việc chủ doanh nghiệp cần tái nhận thức lại rằng "một công ty muốn tồn tại và phát triển tiếp trong bối cảnh ngày nay, bắt buộc phải tái cấu trúc, không còn lựa chọn nào khác, nếu không làm thì chết". Ví dụ minh họa: Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh B2B trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bán hàng thu tiền công ty qua hình thức tiền mặt, qua tài khoản ngân hàng (tài khoản công ty, tài khoản cá nhân của giám đốc, của nhân viên,...), trước kia làm được nhưng hiện tại thì không, bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi vì sắp tới, tất cả mọi giao dịch đều phải thông qua chuyển khoản. Hoặc doanh nghiệp xuất hóa đơn "luyến láy", nhưng hiện tại bán hàng là phải xuất hóa đơn, không có cách nào khác, v.v... Cho nên, để tái cấu trúc công ty cần trải qua 2 quá trình sau: Quá trình chuẩn bị: Đầu tiên phải bắt đầu từ việc nhận thức lại, đưa mình vào thế "không còn sự lựa chọn nào khác". Thứ hai, nhân thức từ chủ doanh nghiệp tưởng rằng mọi công việc phải trực tiếp thực hiện, chỉ đạo thực hành, dẫn dắt thì mọi việc mới xong, điều này sai bởi vì không có giám đốc có thể nhân sự cấp dưới sẽ làm tốt hơn, nếu chưa tốt thì hoặc là do chưa giao việc đến nơi đến chốn, quyền lợi chưa xứng đáng hoặc giao việc nửa vời hoặc nhân sự chưa phù hợp cần "thay người". Doanh nghiệp cần có cơ chế phù hợp, dẫn dắt một thời gian sau đó giao khoán triệt để. Thứ ba, chủ doanh nghiệp nên thay đổi phương pháp, tham gia công tác quản lý ít hơn, tăng cường vai trò quản trị và lãnh đạo. Thứ tư, hoạt động truyền thông nội bộ đặc biệt quan trọng, có hai loại hoạt động truyền thông: - Hoạt động truyền thông đơn lẻ: Thảo luận, trao đổi trước với các nhân sự có năng lực, có tầm ảnh hưởng, có năng lượng tích cực, công thần,... trong công ty. Thông suốt tư tưởng và trao niềm tin trước. - Hoạt động truyền thông rộng rãi. Thứ năm, kết thúc quá trình truyền thông phải ban hành văn bản "quyết định tái cấu trúc công ty". Thứ sáu, thành lập ban tái cấu trúc công ty, cử nhân sự làm trưởng ban để tổng phụ trách, các phó ban hoặc thành viên phụ trách từng mảng (nhân sự, tài chính, kinh doanh, dự án,...). Tránh chỉ thuê chuyên gia về biên soạn tài liệu, quy trình sau đó ban hành áp dụng, điều này chỉ gây tốn kém chi phí và không có tác dụng gì cho doanh nghiệp. Quá trình triển khai: Bắt đầu từ các việc sau: 1. Đánh giá lại định hướng chiến lược và mô hình kinh doanh Các việc tiếp theo vui lòng tham khảo tại video đính kèm của bài viết này. Những hiểu lầm dễ xảy ra trong khi thực hiện tái cấu trúc công tyTrước khi thực hiện tái cấu trúc, nếu không truyền thông rõ ràng, dễ dẫn đến hiểu lầm, dễ gây đến sự thất bại của quá trình tái cấu trúc. Nhân sự hiểu lầm, chủ doanh nghiệp đang tìm cách quản lý chặt hơn, hạn chế quyền "tự tung tự tác",...dẫn đến việc nhân sự sẽ chống đối. Bởi vì, đây là phản xạ tự nhiên của con người. Hoặc do cách tuyên bố trịnh trọng, thái quá, khó nghe, dễ gây hiểu lầm. Lời khuyên giám đốc nên truyền đạt về tái cấu trúc: "Chúng ta sòng phẳng với nhau rằng phải thay đổi, mọi việc thay đổi không phải chỉ cá nhân người đứng đầu, mà toàn đội ngũ cùng thay đổi với mục đích: thay đổi để mọi người có quyền lớn hơn, được tự chủ làm việc hơn, để giám đốc dễ chấp nhận những sai lầm, khiếm khuyết, thay đổi để mọi người trở nên giỏi hơn và có thu nhập cao hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn, giảm chi phí, tăng tốc độ, nâng trạng thái cạnh tranh. Thay đổi không phải chỉ là khẩu hiệu để thay đổi, phải thay đổi cả cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ chế tính chi trả thu nhập, cơ chế kinh doanh, cách thức làm, thậm chí xóa bỏ một số quy trình để tạo ra quy trình mới, hoặc sửa đổi quy trình,..." đây chính là nội hàm của tái cấu trúc công ty mà giám đốc cần truyền đạt cho toàn đội ngũ hiểu và cùng thực hiện. |
Tuyệt phẩm đào tạo và huấn luyện kinh doanh của chuyên gia Vũ Long dành cho CEO, chủ doanh nghiệp đã được chứng minh hiệu quả tại hàng ngàn doanh nghiệp suốt hàng chục năm qua. CEO thực chiến V05 phát hành 2023, cập nhật 2025 không còn là chương trình đào tạo mà đã được nâng cấp & cô đọng thành chương trình kịch bản tái cấu trúc kinh doanh theo mô hình kim cương, giúp doanh nghiệp quản trị tinh gọn - vận hành xuất sắc, từng bước tự động hóa và chuyển đổi số thành công.
|
Khai giảng 2025:
📌 Tại Hà Nội: 29-30 tháng 3 năm 2025 tại KS Công Đoàn Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội
📌 Tại TP Hồ Chí Minh: 18-19 tháng 4 năm 2025 tại KS ParkRoyal Sài Gòn, Tân Bình, HCM
📌 Tại Hà Nội: 29-30 tháng 3 năm 2025 tại KS Công Đoàn Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội
📌 Tại TP Hồ Chí Minh: 18-19 tháng 4 năm 2025 tại KS ParkRoyal Sài Gòn, Tân Bình, HCM
--------
Biên tập & Media: Bích Ngọc - Giamdoc.net
Kiểm duyệt nội dung: Đỗ Huyền - Giamdoc.net
Theo bài giảng (video) gốc của Chuyên gia Vũ Long - Giamdoc.net - Tái cấu trúc công ty 2025 theo chương trình CEO thực chiến V05 - Tóm tắt phiên Live
Giamdoc.net
Chuyên trang Blog nội dung về quản lý kinh doanh, dự án, các kỹ năng quản lý điều hành và tư vấn khởi tạo doanh nghiệp thành công. Các nội dung này nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cho thành viên trên trang cũng như bạn đọc có thêm một kênh thông tin hỗ trợ phát triển kinh doanh.