Hoạch định nhân sự & setup hệ thống quản lý nhân sự bài bản5 Lợi ích vượt trội dành cho doanh nghiệp
Quản trị nhân sự chiến lược & hệ thống quản lý nhân sự Quản trị nhân sự chiến lược là cách tiếp cận dựa theo chuỗi giá trị, nhìn nhận nguồn nhân sự là "nguồn vốn nhân lực", các chi phí trả cho nhân sự từ quá trình tuyển dụng, đào tạo, lương, thưởng, phúc lợi đều phải được đánh giá ở góc độ "đầu tư đầu vào", do đó nhất thiết cần phải xác định cân bằng với "đầu ra" là các hiệu quả tác động và chứng minh bằng giá trị tài chính kinh doanh cụ thể cho công ty. Hoạch định chiến lược nhân sự theo BSC Từ cách tiếp cận nhân sự chiến lược như đã nói ở trên, vận dụng quy tắc chuỗi giá trị trong doanh nghiệp để hoạch định chiến lược nhân sự với 4 nhóm mục tiêu trọng điểm, từng mục tiêu có tính ràng buộc trong ma trận cân bằng theo 4 thẻ khi ta vận dụng BSC. Giá trị của bài học này là giúp doanh nghiệp nhận ra rằng: ĐỪNG TRẢ LƯƠNG KHI KHÔNG CÓ KẾT QUẢ LAO ĐỘNG trong chuỗi giá trị. Đó gọi là "tính thị trường" của giá trị tiền lương. Khóa học quản trị nhân sự này để ứng dụng ngay với đầy đủ biểu mẫu, quy trình, quy chếThẻ điểm cân bằng nhân sự chiến lược (HR Score Card / HCM) với 4 thẻ BSC, trình bày trên 1 mặt giấy, ta sẽ đánh giá được giá trị đầu tư cho nguồn nhân lực, các KPI hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; KPI đánh giá chất lượng của môi trường làm việc mà công ty mang lại cho người lao động, cuối cùng là hiệu quả tài chính kinh doanh mà đội ngũ nhân sự mang lại cho công ty. Đó là lúc doanh nghiệp đạt được yêu cầu: SỐ LƯỢNG & TIÊU CHUẨN NHÂN SỰ vs CHI PHÍ NHÂN SỰ & HIỆU QUẢ KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC ĐÃ XỨNG TẦM CHI PHÍ HAY CHƯA(?) Khắc phục những sai lầm, cảm tính trong quản lý nhân sựSai lầm nhất trong các doanh nghiệp là "áng chừng" số lượng nhân sự hoặc bố trí nhân sự cho mỗi vị trí công việc khá "tùy tiện". Xin hãy dừng lại, đừng tiếp tục làm như thế! Rõ ràng là chúng ta cần một phương pháp luận cũng như trình tự ứng dụng để phân tích tiến trình công việc; cân đối chức năng nhiệm vụ theo mô hình tổ chức công ty để xác định "tiêu hao giờ làm" cho từng lưu đồ tiến trình công việc, từ đó xác định được định biên số lượng & tiêu chuẩn nhân sự cho mỗi "nút" vị trí trong sơ đồ tổ chức vận hành công ty. Bộ KPI đồng bộ từ cấp công ty - phòng ban - nhân viênTrong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp SME triển khai KPI và hệ thống lương 3P, nhưng hầu hết là thất bại. Có nhiều dạng thất bại, nhưng điển hình trong đó là KPI nhân viên hàng tháng luôn đạt, doanh nghiệp vẫn trả lương KPI đầy đủ nhưng phòng ban bộ phận & công ty vẫn không đạt mục tiêu. Vấn đề nằm ở đâu? Có lẽ là đã chưa vận dụng phương pháp đánh giá KPI toàn diện và không hề có sự đồng bộ giữa mục tiêu / KPI công ty rồi mới tiến hành phân rã cho cấp phòng ban / nhân viên... (!) Chính sách đào tạo & chi trả thu nhập kèm theo quy chếChính sách & quy chế chi trả thu nhập mập mờ, ngay cả khi doanh nghiệp trả cao hơn thị trường vẫn là "huyệt tử" dẫn tới bức xúc / xung đột lao động trong doanh nghiệp. Và hơn nữa, tại sao nhiều doanh nghiệp lại cứ phải tính toán chuyện "né bảo hiểm", tại sao không xoay một góc nhìn khác đi để có chính sách tốt hơn mà hiệu quả kinh doanh vẫn cao hơn (?). Chúng tôi phát hiện rằng, nguyên nhân là do doanh nghiệp không ĐỒNG BỘ giữa quản trị tài chính với quản trị nhân sự! Nếu muốn duy trì đội ngũ tốt, trả lương cao nhưng doanh nghiệp vẫn có lợi, hãy học kỹ bài này. Quy trình biểu mẫu quản lý nhân sựBài học quản lý nhân sự DEMO
Liên hệ để được tư vấn thêm
|
Lịch / Sự kiện đã qua
June 2024
|