Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm). Theo hướng dẫn tại Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ 4. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn a) Điều kiện Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm). Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp, có giấy phép hoạt động ngành in, có máy móc thiết bị ngành in thì được nhận in hóa đơn đặt in của các tổ chức. b) Trách nhiệm - In hóa đơn theo đúng hợp đồng in đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện; - Quản lý, bảo quản các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức đặt in hóa đơn. Trường hợp muốn sử dụng các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ các bản phim, bản kẽm; - Hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in; - Thanh lý hợp đồng in với tổ chức đặt in hóa đơn; - Lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nội dung báo cáo thể hiện: tên, mã số thuế, địa chỉ tổ chức đặt in; loại, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số lượng hóa đơn đã in (từ số … đến số) cho từng tổ chức (mẫu số 3.7 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Báo cáo về việc nhận in hóa đơn được lập và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quý, báo cáo Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau. Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn ngừng hoạt động in hóa đơn thì kỳ báo cáo in hóa đơn cuối cùng bắt đầu từ đầu kỳ báo cáo cuối đến thời điểm tổ chức nhận in ngừng hoạt động in hóa đơn, thời hạn nộp báo cáo về việc nhận in hóa đơn chậm nhất là ngày 20 tháng sau của tháng ngừng hoạt động in hóa đơn. Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động in hóa đơn sau khi ngừng hoạt động in thì thời gian báo cáo về việc nhận in hóa đơn đầu tiên tính từ ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu lại hoạt động in đến hết quý tùy theo thời điểm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động in. Cơ quan thuế nhận báo cáo và đưa các dữ liệu lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo. Danh sách doanh nghiệp in đã có thông báo với cơ quan thuế đủ điều kiện nhận in hoá đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP Tải về: Doanh sách doanh nhiệp đủ điều kiện nhận in hóa đơn Xem thêm: Hướng dẫn: Lập Thông báo phát hành hóa đơn TB01/AC bằng hình ảnh Lưu ý: Những thông tin cần biết về Hóa đơn Tài chính. Thông tư 10/2014/TT-BTC, Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn Bảng tổng hợp các hành vi vi phạm và mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo Thông tư 10/2014/TT-BTC Hướng dẫn: Doanh nghiệp muốn sử dụng hóa đơn tài chính kiêm chứng từ khác (biên lai, phiếu thu, phiếu bảo hành,...) Hóa đơn sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, có bị xử phạt hành chính? Phần còn trống trên hóa đơn có bắt buộc phải gạch chéo? Doanh nghiệp làm mất hóa đơn GTGT do bị tai nạn cướp giật không bị xử phạt vi phạm hành chính. Khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế có phải lập hóa đơn Tham khảo thêm các bài viết khác |