Tổng hợp các câu hỏi giao lưu trực tuyến về Quyết toán thuế năm 2015. Mở đầu buổi giao lưu, Bạn Lan Anh – Tổng Công ty Sông Đà hỏi: – Thưa ông Cao Anh Tuấn, tôi là Nguyễn Lan Anh – nhân viên tại Tổng Công ty Sông Đà. Tôi xin hỏi hiện nay Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn gì cho việc quyết toán thuế TNDN năm 2015 hay chưa và hạn nộp quyết toán chậm nhất là khi nào? Ông Cao Anh Tuấn: Theo câu hỏi của bạn thì chúng tôi xin được trả lời như sau: Hiện nay Tổng cục Thuế đã tập hợp những nội dung mới về chính sách thuế TNDN áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2015 để hướng dẫn chung các nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế gửi lên trang điện tử của TCT (địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn) để người nộp thuế tham khảo, cập nhật phục vụ cho việc quyết toán thuế TNDN năm 2015. Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2015 chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm, theo đó thời hạn nộp hồ sơ quyết thuế chậm nhất trước ngày 31/03/2016 (đối với DN áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch). Bạn Cao Văn Nam – Thái Bình: – Cty của tôi thành lập năm 2014. Năm 2015 có thành lập 01 chi nhánh trực thuộc hạch toán độc lập tại địa bàn khác tỉnh và 01 chi nhánh trực thuộc hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn với trụ sở chính. Xin hỏi, Công ty tôi phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN như thế nào? Ông Nguyễn Quý Trung: Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. – Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. – Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. – Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc. Bạn Vũ Đức Cương – Thanh Xuân, Hà Nội: – Xin hỏi bà Tạ Thị Phương Lan: Tháng 5/2015 Công ty tôi mới thành lập. Từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2015 công ty tôi có trả thu nhập cho nhân viên nhưng không có trường hợp nào thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng trở lên. Vậy Công ty tôi có phải khai quyết toán thuế TNCN không? Bà Tạ Thị Phương Lan: Theo khoản 1, Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền. Do đó, Công ty anh/chị phải thực hiện khai Quyết toán thuế năm 2015 theo quy định. Bạn Linh Anh – Nghi Xuân, Hà Tĩnh: – Thưa lãnh đạo Tổng Cục thuế, xin ông/bà có thể cho biết, người lao động được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì khi người lao động thực hiện quyết toán thuế có phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này không? Ông Cao Anh Tuấn: Theo điểm a.3, khoản 3, Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì Người lao động được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì khi người lao động thực hiện quyết toán thuế không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này. Bạn Hoài An – Công ty Thiết bị điện Ánh Sáng Việt: – Thưa bà Lan, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10%, đồng thời được tổ chức trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà đã khấu trừ thuế TNCN 10% thì có được ủy quyền cho đơn vị nơi ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên quyết toán thuế thay không? Bà Tạ Thị Phương Lan: Theo công văn số 801/TCT-TNCN ngày 02/3/2016 về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2015 và cấp MST NPT thì cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10%, đồng thời được tổ chức trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà đã khấu trừ thuế TNCN 10% thì được ủy quyền cho đơn vị nơi ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên Quyết toán thuế năm 2015 thay mà không phải trực tiếp quyết toán thuế tại cơ quan thuế. Bạn Hoàng Quyên – Công ty BĐS An Gia: – Thưa lãnh đạo Tổng Cục thuế, xin ông/bà có thể cho biết, tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp, sau khi thực hiện quyết toán thuế TNCN thì có bắt buộc phải cấp trừ chứng từ khấu thuế cho người lao động không hay chỉ cấp chứng từ khấu thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ thuế? Ông Cao Anh Tuấn: Câu hỏi rất hay. Chúng tôi thấy trong thực tế DN gặp nhiều vướng mắc về vấn đề này. Độc giả lưu ý, đối với trường hợp tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp, sau khi thực hiện quyết toán thuế TNCN thì bắt buộc tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản phải cấp trừ chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Bạn Mỹ Linh – Sóc Sơn, Hà Nội: – Thưa ông/bà, tổ chức trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động trong năm có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì tổ chức trả thu nhập có phải thực hiện quyết toán thuế TNCN không? Ông Cao Anh Tuấn: Tôi xin trả lời bạn như sau: Theo khoản 1, Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì đối với trường hợp tổ chức trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì tổ chức trả thu nhập không phải thực hiện quyết toán thuế TNCN, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động. Bạn Thu Thủy – Vĩnh Phúc: – Thưa bà Lan, xin bà có thể cho biết, người lao động được điều chuyển từ chi nhánh này sang chi nhánh khác của cùng một công ty có phải trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế không? Bà Tạ Thị Phương Lan: Để cắt giảm thủ tục hành chính, Tổng cục Thuế đã có công văn số 2324/TCT-TNCN ngày 20/6/2014 và công văn số 1053/TCT-TNCN ngày 26/3/2015 hướng dẫn cho một số trường hợp người lao động được điều chuyển giữa các tổ chức trong cùng hệ thống. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện quyết toán thuế TNCN, Tổng cục Thuế đã đưa nội dung hướng dẫn này vào công văn số 801/TCT-TNCN hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2015 theo đó, trường hợp điều chuyển người lao động giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ – con, Trụ sở chính và chi nhánh thì được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập mới nơi cá nhân được điều chuyển đến và được áp dụng nguyên tắc ủy quyền quyết toán thuế như đối với trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp. Bạn Lan Anh – Chương Mỹ, Hà Nội: – Thưa ông Nguyễn Quý Trung! Cty tôi thành lập năm 2012, từ khi thành lập đến nay, tổng doanh thu hàng năm đều đạt dưới 20 tỷ đồng, cho hỏi, theo lộ trình cắt giảm thuế suất thuế TNDN thì hiện tại, thuế suất thuế TNDN của Công ty tôi được áp dụng như thế nào? Ông Nguyễn Quý Trung: Từ năm 2014, thuế suất thuế TNDN phổ thông là 22%, đối với DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng/năm từ 1/7/2013 được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%. Từ ngày 1/1/2016 trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%. Bạn Linh Hiền – Thanh Xuân, Hà Nội: – Xin ông Cao Anh Tuấn cho biết, Doanh nghiệp của tôi hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, tôi được biết từ năm 2016, chính sách thuế TNDN có quy định bổ sung về thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với hoạt động dịch vụ. Vậy xin được hỏi những thay đổi đó như thế nào? Sự thay đổi này mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Ông Cao Anh Tuấn: Cám ơn bạn đã nghiên cứu rất kỹ chính sách thuế TNDN và biết được điểm mới này. Đây là điểm mới rất quan trọng mà Bộ Tài chính vừa sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Điểm này khác so với trước đây cụ thể là: Trước năm 2015: Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. Từ năm 2015: Để phù hợp với chế độ kế toán Thông tư 96/2015/TT-BTC đã sửa đổi: Thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể), khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi). Theo tính toán của cơ quan thuế, việc sửa đổi này đã giảm được 14 giờ trong việc thực hiện kê khai tính thuế TNDN của doanh nghiệp. Bạn Lan Anh – Hà Đông, Hà Nội – Tôi được biết chính sách thuế TNDN từ năm 2015 có sự thay đổi bổ sung, đặc biệt là quy định về khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế . Xin cho biết những thay đổi cụ thể trong quy định này? Ông Nguyễn Quý Trung: Về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, tại Thông tư số 96 đã sửa đổi bổ sung theo hướng quy định rõ ràng, minh bạch hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và giảm thủ tục hành chính khi kê khai thuế TNDN. Ví dụ Thông tư 96 đã bỏ quy định doanh nghiệp phải tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa; bỏ mức khống chế đối với chi trang phục bằng hiện vật; bỏ mức khống chế đối với chi phụ cấp cho người lao động đi công tác; bỏ mức khống chế đối với khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ; bổ sung khoản chi được trừ đối với chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; … Về thủ tục, hồ sơ cũng được đơn giản hóa trong một số trường hợp khi xác định chi phí được trừ, ví dụ như: Sửa đổi quy định về hồ sơ, thủ tục đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên được tính vào chi phí được trừ theo hướng sử dụng chung hồ sơ của các cơ quan có liên quan (ví dụ như đã có hồ sơ do cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường thì không cần văn bản xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn, Ban quản lý KCN, KCX… nơi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn… nữa); Bỏ quy định doanh nghiệp phải gửi văn bản đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng cùng với khi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN mà doanh nghiệp chỉ cần lưu giữ các hồ sơ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu. Đối với mỗi nội dung sửa đổi, bổ sung về khoản chi được trừ đều tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, giảm thủ tục kê khai tính thuế TNDN của doanh nghiệp. Bạn Thanh Hường – Quỳnh Lưu, Nghệ An: – Thưa ông Cao Anh Tuấn, tôi xin hỏi: Tại Điều 7 Thông tư số 96/2015/TT-BTC về chuyển lỗ khi chia, tách doanh nghiệp có bổ sung: Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách. Vì sao lại quy định như vậy? Ông Cao Anh Tuấn: Tôi xin được trả lời như sau: Thông tư số 78/2014/TT-BTC chỉ quy định việc chuyển lỗ của doanh nghiệp trong các trường hợp chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội thì việc tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm các trường hợp: chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất. Theo đó, đối với trường hợp chia, tách doanh nghiệp thì các công ty mới sau khi chia, tách phải cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, tách cũng như khoản lỗ của doanh nghiệp trước khi chia, tách (trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập từ chia, tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác). Do đó, để bao quát hết các trường hợp và nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất, rõ ràng, tại Điều 7 Thông tư số 96 đã bổ sung hướng dẫn: Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách. Bạn Trúc Linh – Công ty CP Truyền thông Alo – Thưa lãnh đạo Tổng Cục thuế, người nước ngoài làm việc tại công ty từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2015 sau đó xin thôi việc và về nước. Vậy Công ty chúng tôi có được quyết toán thuế cho người nước ngoài đó hay không (trong trường hợp có giấy uỷ Quyết toán thuế năm 2015 thay)? Ông Cao Anh Tuấn: Về vấn đề này tôi xin trả lời như sau: Nếu người LĐNN là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập làm việc từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015 thuộc đối tượng cư trú thì theo điểm e.2, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng lao động làm việc tại Việt nam thực hiện quyết toán với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Nếu người LĐNN thuộc đối tượng không cư trú, Công ty thực hiện khấu trừ 20% thu nhập nhập chịu thuế và khi thực hiện quyết toán thuế TNCN khai vào mẫu 05-2/KK-TNCN. Bạn Thanh Lan – Hà Đông: – Năm 2015, Cty tôi có thanh toán với khách hàng bằng ngoại tệ, cho hỏi, tỷ giá quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam trong trường hợp doanh nghiệp có phát sinh doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ được thực hiện như thế nào? Ông Nguyễn Quý Trung: Trường hợp DN có phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau: – Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, nơi người nộp thuế mở tài khoản. – Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại, nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ. – Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014. Trước năm 2015: quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí bằng ngoại tệ. Bạn Hà Anh – Tây Hồ, Hà Nội: – Năm 2014, DN tôi có dự án đầu tư mới, xin hỏi: Theo quy định hiện hành thì những đối tượng nào được hưởng ưu đãi về thuế TNDN? Ông Nguyễn Quý Trung: Từ năm 2014, DN có dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng đáp ứng điều kiện về ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại các VBQPPL về thuế thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN căn cứ theo điều kiện thực tế DN đáp ứng. Bạn Lan Anh – Hà Đông, Hà Nội: – Tôi được biết chính sách thuế TNDN từ năm 2015 có sự thay đổi bổ sung, đặc biệt là quy định về khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế . Xin cho biết những thay đổi cụ thể trong quy định này? Ông Nguyễn Quý Trung: Về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, tại Thông tư số 96 đã sửa đổi bổ sung theo hướng quy định rõ ràng, minh bạch hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và giảm thủ tục hành chính khi kê khai thuế TNDN. Ví dụ Thông tư 96 đã bỏ quy định doanh nghiệp phải tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa; bỏ mức khống chế đối với chi trang phục bằng hiện vật; bỏ mức khống chế đối với chi phụ cấp cho người lao động đi công tác; bỏ mức khống chế đối với khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ; bổ sung khoản chi được trừ đối với chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; … Về thủ tục, hồ sơ cũng được đơn giản hóa trong một số trường hợp khi xác định chi phí được trừ, ví dụ như: Sửa đổi quy định về hồ sơ, thủ tục đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên được tính vào chi phí được trừ theo hướng sử dụng chung hồ sơ của các cơ quan có liên quan (ví dụ như đã có hồ sơ do cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường thì không cần văn bản xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn, Ban quản lý KCN, KCX… nơi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn… nữa); Bỏ quy định doanh nghiệp phải gửi văn bản đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng cùng với khi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN mà doanh nghiệp chỉ cần lưu giữ các hồ sơ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu. Đối với mỗi nội dung sửa đổi, bổ sung về khoản chi được trừ đều tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, giảm thủ tục kê khai tính thuế TNDN của doanh nghiệp. Bạn Sang Thành – Công ty CP Vật tư Cơ Điện Việt Hùng: – Thưa lãnh đạo Tổng Cục thuế, theo quy định hiện hành, các khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp có bị khống chế không? Ông Cao Anh Tuấn: Trước đây, theo quy tại Thông tư 78 thì khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác là khoản chi bị khống chế khi xác định thu nhập chịu thuế. Theo đó, doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề khác nhau nên mức chi phí đi công tác của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, để tạo điều điện thuận lợi cho doanh nghiệp và phản ánh đúng khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác theo thực tế phát sinh, tại Thông tư 96 năm 2015 đã bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác. Theo đó, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán. Đại diện Công ty BĐS Hải Phát: – Thưa bà Lan, Công ty tôi có thuê lao động bên ngoài (HĐLĐ dưới 3 tháng) nhưng những người lao động này có ký bản cam kết TNCN dưới 108 triệu đồng/năm. Vì thế Công ty tôi không khấu trừ thuế TNCN đối với những người lao đông này, xin hỏi Công ty tôi làm như vậy có đúng không? Bà Tạ Thị Phương Lan: Cám ơn câu hỏi của bạn Linh An. Xin lưu ý căn cứ Điểm b.1, b.2 Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi. b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.” Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng với người lao động hai hợp đồng: hợp đồng thử việc 3 tháng và hợp đồng chính thức 12 tháng thì thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần. Bạn Linh An – Mai Động, Hà Nội: – Thưa lãnh đạo Tổng Cục thuế, tôi xin hỏi trong năm 2015, cá nhân có 02 HĐLĐ tại 1 công ty, HĐLĐ thứ nhất là 3 tháng tổng thời gian học viêc, HĐLĐ thứ hai là 1 năm tính từ thời điểm HĐLĐ thứ nhất kết thúc. Vậy DN phải tính thuế TNCN như thế nào cho ngưòi LĐ trong thời gian học việc 3 tháng? Ông Cao Anh Tuấn: Cảm ơn câu hỏi của bạn Linh An. Xin lưu ý căn cứ Điểm b.1, b.2 Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi. b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.” Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng với người lao động hai hợp đồng: hợp đồng thử việc 3 tháng và hợp đồng chính thức 12 tháng thì thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần. Bạn Hoàng Oanh – Công ty Tân Hoàng Phát: – DN tôi phải thuê nhà của cá nhân để phục vụ SXKD, xin hỏi doanh nghiệp tôi phải có hồ sơ, chứng từ gì để khoản chi phí này được xác định là chi phí được trừ? Ông Cao Anh Tuấn: Đây là vấn đề gặp nhiều vướng mắc liên quan đến việc thuê nhà của tổ chức hoặc cá nhân. Tôi xin nêu 3 trường hợp để quý vị tham khảo và áp dụng và trường hợp của mình: Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản. Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân. Thứ ba, trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân. Cũng xin được lưu ý, chúng tôi không yêu cầu phải có hóa đơn thuê nhà, chỉ cần căn cứ vào hợp đồng và chứng từ trả tiền của DN cho cá nhân thuê nhà. Qua đây tôi cũng muốn thông tin thêm: Việc nộp thuế với cá nhân thuê nhà Tổng Cục thuế đang nghiên cứu, rà soát để tạo thuận lợi hơn nữa, nghiên cứu phối hợp với các ngân hàng để khai thuế, nộp thuế điện tử bất cứ lúc nào mà không cần phải đến kê khai nộp thuế. Bạn Linh Anh – Công ty Phát triển Thương mại Minh Đức: – Việc công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà được thực hiện như thế nào? Ông Cao Anh Tuấn: Theo văn bản số 4528/TCT-PC ngày 02/11/2015 của Tổng cục Thuế về việc công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở thì: Trường hợp hợp đồng thuê nhà được ký trước ngày Luật nhà ở số 65/2014/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01/07/2015) nếu thời hạn thuê từ 06 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký. Trường hợp hợp đồng thuê nhà được ký từ ngày 01/07/2015, theo quy định của Luật nhà ở số 65/2014/QH13 sẽ không bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng có nhu cầu. Bạn Thanh Xuân – Hội An, Quảng Nam: – Thưa bà Lan, tôi xin được hỏi một việc sau: Chồng tôi là người nước ngoài, làm việc trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp, chồng tôi thường xuyên đi công tác nước ngoài có khi vài tháng mới về Việt Nam. Xin hỏi, chồng tôi có phải đóng thuế TNCN theo quy định của Luật Thuế TNCN không? Bà Tạ Thị Phương Lan: Chồng bà thuộc đối tượng phải nộp thuế TNCN theo quy định của Luật Thuế TNCN, vì những lý do sau: – Trường hợp thứ nhất: Nếu thời gian chồng bà có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNCN thì chồng bà thuộc đối tượng phải nộp thuế TNCN. – Trường hợp thứ hai: Giả sử chồng bà có thời gian đi công tác nước ngoài vài tháng dẫn đến thời gian có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng chồng bà là người có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (ở cùng bà hoặc thuê nhà tại Việt Nam) do đó chồng bà thuộc đối tượng là cá nhân cư trú tại Việt Nam theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNCN nên phải đóng thuế TNCN. – Trường hợp thứ ba: Giả sử chồng bà có thời gian đi công tác nước ngoài vài tháng dẫn đến thời gian có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày và cũng không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (như không ở cùng bà, không thuê nhà ở Việt Nam, mỗi khi ở Việt Nam thì ông ta ở khách sạn, nhà khách, trụ sở cơ quan…), do đó thuộc đối tượng là cá nhân không cư trú tại Việt Nam nhưng chồng bà có thu nhập (lương) từ doanh nghiệp đặt tại Việt Nam (đây là thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam) theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNCN nên chồng bà phải đóng thuế TNCN. Bạn Trúc Anh – Ba Đình, HN: – Thưa bà Lan, năm 2015 tôi làm việc tại tỉnh Quảng Ninh. Tháng 3 tôi chuyển về Hà Nội sinh sống tại quận Ba Đình, hiện nay tôi chưa đi làm ở đâu. Vậy tôi thực hiện quyết toán thuế TNCN tại quận Ba Đình có được không? Bà Tạ Thị Phương Lan: Theo điểm c.2, khoản 3, Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC và tại điểm 4.4.2.2, khoản 4, mục III công văn số 801/TCT-TNCN thì tại thời điểm quyết toán thuế, anh/chị không làm việc tại tổ chức trả thu nhập nào và đang sinh sống tại quận Ba Đình nên anh/chị sẽ thực hiện quyết toán thuế tại Chi cục Thuế quận Ba Đình. Bạn Thu Hương – Công ty Khóa Việt Tiệp: – Cty tôi dự định đầu tư kinh doanh ở địa bàn ưu đãi đầu tư, cho hỏi: Thông tư 96 có hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về địa bàn ưu đãi đầu tư. Vậy đâu là điểm quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý? Ông Cao Anh Tuấn: Về xác định ưu đãi thuế TNDN đối với trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư do đáp ứng điều kiện về địa bàn ưu đãi đầu tư tại Thông tư số 96 có hướng dẫn cụ thể như sau: Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện dự án đầu tư thì: (i) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn. (ii) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn. Việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này được xác định theo từng địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư. Bạn Thùy Linh – Công ty BĐS An Hưng: – Theo quy định tại các VBQPPL về thuế TNDN thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên DN có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới. Vậy nếu DN thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế từ dự án đầu tư mới nhưng 5 năm đầu từ khi thành lập DN kinh doanh lỗ, đến năm thứ 6 thì mới có lãi thì DN có được hưởng ưu đãi thuế theo giấy phép ưu đãi đầu tư ban đầu không? Ông Cao Anh Tuấn: Từ năm 2009, Thuế TNDN được Quốc hội sửa đổi bổ sung để tạo điều kiện cho DN phấn đấu đạt mức lợi nhuận nhất định trong những năm đầu. Cụ thể, theo quy định tại các văn bản QPPL về thuế TNDN thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên DN có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp DN không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu. Vậy nếu DN thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế từ dự án đầu tư mới nhưng 5 năm đầu từ khi thành lập DN kinh doanh lỗ, đến năm thứ 6 thì mới có lãi thì thời gian bắt đầu tính miễn thuế, giảm thuế của DN được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu và DN được hưởng ưu đãi thuế TNDN căn cứ các điều kiện thực tế DN đáp ứng. Bạn Mai Linh – Hà Nội: – Thưa bà! Năm 2015, tôi có thu nhập nhiều nơi, tôi thuộc diện phải trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. Hiện nay, tại thời điểm quyết toán thuế tôi đang đi công tác nên không thể làm thủ tục quyết toán thuế được. Tuy nhiên, theo quyết toán thuế của tôi thì tôi có số thuế được hoàn. Vậy xin hỏi Tổng cục Thuế, tôi thực hiện quyết toán thuế sau ngày 31/3/2016 thì tôi có được hoàn thuế không và có bị phạt chậm nộp quyết toán thuế không? Bà Tạ Thị Phương Lan: Theo điểm 4.4.4, khoản 4, mục III công văn số 801/TCT-TNCN thì đối với cá nhân có số thuế TNCN nộp thừa theo quyết toán thuế đề nghị hoàn thì cơ quan thuế căn cứ quy định hiện hành để không xử phạt hành chính chậm nộp hồ sơ khai thuế nếu cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế sau thời hạn quy định và cá nhân vẫn được hoàn thuế nếu cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế có số thuế đề nghị hoàn. Bạn Tuyết Lan – Công ty Đầu tư Xây dựng Vĩnh Hiền: – Tôi xin hỏi: Kỳ tính thuế đầu tiên đối với dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh dưới 12 tháng được thực hiện như thế nào? Ông Cao Anh Tuấn: Đối với câu hỏi này tôi xin được trả lời như sau: Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm cả dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư ngay từ kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Hung Dao Thai <[email protected]>: – Theo hướng dẫn tại Thông tư số 92/ 2015/TT-BTC thì hồ sơ khai quyết toán thuế cảu cá nhân quyết toán trực tiếp với Cơ quan thuế bao gồm cả Bản chụp các hoá đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có). Vậy xin hỏi người nộp thuế đóng các khoản này cho cơ quan chi trả và được trừ thông qua bảng lương hàng tháng thì cuối năm khi quyết toán người nộp thuế có phải lấy chứng từ, xác nhận của cơ quan chi trả đối với khoản đóng góp này để nộp cùng với hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế hay không? Vì khi Cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế của cá nhân này chỉ cần tra vào quyết toán của cơ quan chi trả là xác định ngay được khoản này. Nếu phải xác nhận thì tốn rất nhiều thời gian cho cơ quan chi trả (Trừ trường hợp người nộp thuế đóng góp trực tiếp tại các tổ, các quỹ được thành lập theo quy định của nhà nước theo quy định). Bà Tạ Thị Phương Lan: Theo quy định tại Thông tư 92, trong hồ sơ quyết toán, các cá nhân phải kèm thêm các chứng từ chứng minh các cá nhân đóng góp vào các quỹ từ thiện nhân đạo theo quy định của nhà nước. Chính vì vậy, người nộp thuế phai có các chứng từ này để nộp vào quyết toán thuế. Bạn Tuyết Lan – Công ty Đầu tư Xây dựng Vĩnh Hiền: – Kỳ tính thuế đầu tiên đối với dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh dưới 12 tháng được thực hiện như thế nào? Ông Cao Anh Tuấn: Đối với câu hỏi này tôi xin được trả lời như sau: Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm cả dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư ngay từ kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Bạn Thanh Tùng – Hà Tĩnh: – Hiện tại trên các website có 2 ứng dụng phiên bản mới nhất của ngành Thuế để hỗ trợ khai thuế TNCN là: QT TNCN 3.2.3 và HTKK 3.3.5. Theo các ứng dụng này thì các mẫu tờ khai quyết toán thuế là mẫu theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Vậy tôi thực hiện khai quyết toán thuế theo mẫu 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC có được không? Bà Tạ Thị Phương Lan: Tổng cục Thuế đã có công văn số 801/TCT-TNCN hướng dẫn về quyết toán thuế TNCN năm 2015, theo đó tại điểm 7 đã hướng dẫn: “Trong thời gian nâng cấp ứng dụng, cơ quan thuế tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận và truyền dữ liệu hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2015 về cơ sở dữ liệu tập trung tại Tổng cục Thuế để ghi nhận, hạch toán đầy đủ tờ khai, phụ lục tờ khai vào hệ thống TMS bằng mẫu biểu theo phiên bản mới nhất trên các ứng dụng của ngành thuế.” Trường hợp ứng dụng chưa kịp nâng cấp mẫu quyết toán 2015 theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì các Cục Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ quyết toán theo các mẫu hiện có trên ứng dụng là mẫu theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Bạn Mai An – Công ty BĐS An Gia: – Năm 2015, tôi làm việc tại Công ty X, tôi có gửi đăng ký giảm trừ gia cảnh với Công ty X một con, nhưng đến nay con tôi vẫn chưa được cấp MST người phụ thuộc. Vậy khi thực hiện quyết toán thuế năm 2015, tôi có được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc không? Ông Caoo Anh Tuấn: Như quý vị đã biết, theo điểm c.2.3, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC đã quy định trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Do đó, nêu người nộp thuế đã gửi tổ chức trả thu nhập bản đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, khi thực hiện quyết toán thuế TNCN tổ chức trả thu nhập kê khai đầy đủ thông tin người phụ thuộc tại Phụ lục bảng kê 05-3/BK-TNCN để cơ quan thuế có cơ sở thực hiện cấp MST người phụ thuộc thì người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc năm 2015. Bạn Nguyễn Thị Hiền – Vĩnh Phúc: – Trước thời điểm quyết toán thuế, Công ty tôi đã thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và 100% người phụ thuộc đã có MST. Vậy khi thực hiện quyết toán thuế TNCN, Công ty tôi có phải kê khai người phụ thuộc vào Phụ lục bản kê 05-3/BK-TNCN không? Bà Tạ Thị Phương Lan: Tại khoản 8, mục III công văn số 801/TCT-TNCN hướng dẫn: “Cơ quan thuế hướng dẫn tổ chức trả thu nhập kê khai đầy đủ 100% NPT đã tính giảm trừ trong năm 2015 vào Phụ lục bảng kê 05-3/BK-TNCN. Đối với những NPT đã được cấp MST thì không phải khai đủ các thông tin định danh chỉ cần khai thông tin tại các chỉ tiêu [06] “STT”, [07] “Họ và tên người nộp thuế”, [08] “MST của người nộp thuế”, [09] “Họ và tên người phụ thuộc”, [11] “MST của người phụ thuộc”, [14] “Quan hệ với người nộp thuế”, [21] “Thời gian tính giảm trừ từ tháng”, [22] “Thời gian tính giảm trừ đến tháng”.” và Phụ lục bảng kê 05-3/BK-TNCN là một Phụ lục bảng kê đi kèm Tờ khai quyết toán thuế. Do đó, trường hợp trước thời điểm quyết toán thuế, Công ty anh/chị đã thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và 100% người phụ thuộc đã có MST thì khi thực hiện quyết toán thuế Công ty anh/chị phải kê khai đầy đủ 100% NPT đã tính giảm trừ trong năm 2015 vào Phụ lục bảng kê 05-3/BK-TNCN và chỉ cần khai một số thông tin tại các chỉ tiêu theo hướng dẫn tại khoản 8, mục III công văn số 801/TCT-TNCN. Bạn Đinh Hoàng Long – Điện Biên: – Cháu ở Điện Biên, cháu muốn hỏi các bác câu hỏi như sau: Tháng 1/2016 Công ty cháu trả lương tháng 12/2015 cho người lao động. Vậy khi thực hiện quyết toán thuế TNCN công ty cháu kê khai như thế nào? Ông Cao Anh Tuấn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phát biểu bế mạc buổi giao lưu Ông Cao Anh Tuấn: Theo khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì tổ chức trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập và theo khoản 1, Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì tổ chức trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN và quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh trong năm. Do đó trường hợp Công ty trả lương tháng 12/2015 vào tháng 1/2016 nếu như trên sổ sách kế toán của Công ty được hạch toán là khoản phát sinh năm 2015 thì Công ty tổng hợp vào quyết toán thuế TNCN năm 2015, còn nếu trên sổ sách kế toán của Công ty hạch toán là khoản phát sinh năm 2016 thì Công ty có thể tổng hợp vào quyết toán thuế TNCN năm 2016. Bạn Nguyễn Lan Anh (Hà Nội) hỏi: – Cho hỏi mẫu hồ sơ quyết toán thuế năm 2015 của Công ty nộp qua mạng hay trực tiếp tại cục thuế. Cách thức nộp như thế nào? Ông Cao Anh Tuấn: Cám ơn câu hỏi của bạn. Trong tiến trình cải cách TTHC và đơn giản hóa thủ tuc. Đến nay gần như 100% DN đang hoạt động đăng kí kê khai nộp thuế qua mạng. Đây là một tín hiệu rất tốt. Trước đây rất đông người đến nộp thuế, hiện tại số lượng người đến đã giảm và gần như là không còn. Đối với hương dẫn quyết toán thuế năm nay, quy vị hãy tiếp tục nộp qua mạng để góp phần cải cách TTHC và giảm thời gian đi lại. Độc giả Hương Sen ([email protected]) hỏi: – Đơn vị mình có tổ chức ăn ca cho các bác người nước ngoài, trong hợp đồng lao động ghi rõ các bác được ăn 03 bữa: sáng, trưa, tối tại ký túc của công ty. Đơn vị tôi bị cho rằng chi phí ăn ca của người nước ngoài là chi phí không hợp lý vì ăn ca chỉ một bữa chứ không ăn có ăn ca 3 bữa. Toàn bộ chứng từ có hóa đơn đầy đủ, có phiếu nhập hàng mua, phiếu chấm cơm, nhưng chi phí khi quyết toán thuế TNDN thì bị loại. Đơn vị tôi là DN FDI nên quan hệ lao động rất rõ ràng trong hợp đồng, nhưng lại không được tính là chi phí được trừ. Vấn đề này có thay đổi được không ạ? Ông Nguyễn Quý Trung: Về nguyên tắc thì khoản chi tiền ăn ca nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên đề nghị độc giả cung cấp thêm thông tin để có cơ sở trả lời đầy đủ và chính xác. Độc giả Thuy Vu Dieu ([email protected]) hỏi: – Doanh nghiệp tôi mới thành lập đầu năm 215 gồm 10 nhân viên, nhưng công ty chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Vậy toàn bộ chi phí tiền lương không đóng bảo hiểm được tính vào chi phí khấu trừ thuế TNDN hay không? Ông Nguyễn Quý Trung: Theo quy định doanh nghiệp có thực chi trả tiền lương và tiền công cho người lao động, khoản tiền lương, tiền công này được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động và có đủ hóa đơn chứng từ thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập DN. Trong trường hợp công ty không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Khoản tiền phạt (nếu có) không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN. Nguồn: http://enternews.vn/giao-luu-truc-tuyen-chu-de-quyet-toan-thue-2015.html Xem thêm bài viết về quyết toán thuế năm 2015: Bảng tổng hợp Thuế suất thuế TNDN qua các năm Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN năm 2015 Các trường hợp được hưởng ưu đãi về thuế TNDN Quyết toán thuế TNDN năm 2015 Quyết toán thuế TNDN: Phạt chậm nộp báo cáo thế nào? Quyết toán thuế TNDN 2015: 4 điểm mới về chính sách thuế TNDN cần lưu ý Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN ) năm 2015 Tiền lương, tiền công của Chủ doanh nghiệp có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN? Các bài viết kế toán thuế khác |