Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 và 33 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Hướng dẫn lập Tờ khai đăng ký thuế ban đầu Mẫu số 01-ĐK-TCT (Theo hình ảnh đính kèm) 1. Tên chính thức: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên đơn vị, tổ chức theo quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Địa chỉ trụ sở: Địa chỉ trụ sở chính của đơn vị, tổ chức kinh tế. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax. 3. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu doanh nghiệp có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của trụ sở chính thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ; 4. Quyết định thành lập: Quyết định thành lập của đơn vị cấp trên. Ghi rõ số quyết định, ngày ra quyết định và cơ quan quyết định. 5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy phép hoạt động khác do các cơ quan có thẩm quyền cấp được qui định trong Thông tư. 6. Đăng ký xuất nhập khẩu: Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì đánh dấu “Có”, ngược lại đánh dấu “Không” 7. Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh chỉ chọn 1 ngành nghề kinh doanh chính. 8. Vốn điều lệ: Ghi theo vốn điều lệ trên quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh, ghi rõ loại tiền. Phân loại nguồn vốn theo chủ sở hữu ghi rõ tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số vốn. 9. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh của đơn vị 10. Loại hình kinh tế: Doanh nghiệp tự đánh dấu X vào 1 trong những ô tương ứng. 11. Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh: Chỉ đánh dấu X vào một trong hai ô của chỉ tiêu này. 12. Năm tài chính: Ghi rõ từ ngày, tháng đầu niên độ kế toán đến ngày, tháng cuối niên độ kế toán theo năm dương lịch. 13. Thông tin về đơn vị chủ quản (cơ quan cấp trên trực tiếp): Tên, mã số thuế, địa chỉ của đơn vị cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp là thành viên của một tổng công ty hoặc công ty nào đó thì ghi tên của tổng công ty hoặc công ty chủ quản. 14. Thông tin về người đại diện theo pháp luật: kê khai thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty bao gồm: Số CMT nhân dân của chủ doanh nghiệp, tên, số điện thoại liên lạc của chủ doanh nghiệp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của chủ doanh nghiệp (Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố). 15. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những sắc thuế mà doanh nghiệp phải nộp định kỳ. 16. Thông tin về các đơn vị có liên quan: Đơn vị thành viên: Đơn vị thành viên của doanh nghiệp là các doanh nghiệp do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và là thành viên của doanh nghiệp. Nếu có đơn vị thành viên trực thuộc trực tiếp thì đánh dấu X vào ô “Có đơn vị thành viên”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các đơn vị thành viên”. Đơn vị trực thuộc: Đơn vị trực thuộc do doanh nghiệp tự thành lập, không có tư cách pháp nhân đầy đủ. Nếu có thì đánh dấu X vào ô “Có đơn vị trực thuộc”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các đơn vị trực thuộc”. Văn phòng đại diện...: Các văn phòng đại diện, giao dịch, đơn vị sự nghiệp, kho hàng trực thuộc không có chức năng kinh doanh: Nếu có thì đánh dấu X vào ô “Có văn phòng đại diện, giao dịch; Đơn vị sự nghiệp, kho hàng trực thuộc”, sau đó phải kê khai rõ vào phần “Bảng kê các văn phòng đại diện, giao dịch...”. Riêng các Văn phòng đại diện, giao dịch, đơn vị sự nghiệp có phát sinh nộp thuế phải kê khai vào “Bảng kê các đơn vị trực thuộc”. Nhà thầu, nhà thầu phụ: Nếu doanh nghiệp có hợp đồng với nhà thầu, nhà thầu phụ thì đánh dấu vào đây sau đó kê khai rõ vào “ Bảng kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài” 17. Thông tin khác: Ghi rõ họ và tên, và số điện thoại liên lạc của Tổng giám đốc, Giám đốc,... và kế toán trưởng của doanh nghiệp. 18. Tình trạng trước khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp (nếu có): Nếu doanh nghiệp đăng ký thuế do tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp trước đó thì đánh dấu vào một trong các trường hợp: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách... và phải ghi rõ mã số thuế đã cấp trước đây của các doanh nghiệp bị sáp nhập, bị hợp nhất, bị chia bị tách... Người ký vào Tờ khai đăng ký thuế là người là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Bản quyền bài viết của Đào tạo kế toán Start-UP Coaching Bài viết cùng chủ đề tài chính kế toán thuế |
Báo cáo thuếHướng dẫn nghiệp vụ & kỹ thuật làm kê khai báo cáo thuế trên các phần mềm chuyên ngành thuế |