Chiêu thứ nhất: cầm giấy tờ chạy khắp nơi. Nên biết người cầm giấy tờ trông giống như sắp dự hội nghị cấp cao, người cầm báo giống như sắp đi toilet, còn người không cầm thì giống ăn không ngồi rồi. Vì thế nhân viên của anh đều hiểu: không được rời ghế; nếu rời ghế, tay phải cầm giấy tờ. Chiêu thứ hai là: lúc nào cũng gõ máy tính… - Máy tính…(?) - Đúng. Trong mắt rất nhiều người, ai vùi đầu vào máy tính là người tích cực làm việc. Nhưng đâu ai biết họ đang làm gì? Họ có thể tìm tư liệu, viết thư tình, tính cổ phần… đều chẳng liên quan gì tới công việc. Chiêu thứ ba: giấy tờ chồng trên mặt bàn cao như núi. Nên biết, trong công ty, chỉ có anh và vài người phó có tài liệu do thư ký mang tới. Với những ngươi làm công, chiếc bàn của họ quá ngăn nắp thường tạo ấn tượng về sự lười biếng. Với người ngoài nhìn vào, tài liệu của năm trước cũng không khác gì năm nay, vậy tại sao không xếp đống lên nhau? Khi anh cần giấy tờ gì họ sẽ lục tung đám tài liệu, cho thấy công việc của họ nặng nề lắm. Còn không đủ tài liệu ư? Dùng sách cũng được, tốt nhất là những cuốn sách về tin học vừa dầy vừa to. Nghe kỹ nhé, chiêu thứ tư: mặt mũi nhăn nhó vờ tất bật. Nhiều người làm điệu bộ như vậy để cho ông chủ thấy họ tận tâm tận lực với công việc, và cũng để người xung quanh thấy anh ta phải chịu sức ép công việc thế nào. Còn chiêu thứ năm, nếu hết giờ làm việc mà anh chưa về, họ nhất định sẽ về muộn hơn anh, tạo cho anh ấn tượng họ "xả thân" vì công việc. Chiêu thứ sáu: dùng ngôn từ cao siêu. Thời nay đang sốt tin học, những người thông minh tất xem nhiều tạp chí vi tính, nhớ được nhiều từ kỹ thuật và tên các sản phẩm nổi tiếng. Mỗi khi bàn bạc, họ lại nói huyên thuyên đủ các từ ngữ phức tạp làm cho ông chủ tưởng họ giỏi giang lắm, nhất là trong thời buổi trọng tin học này, mà không biết đó chỉ là lòe bịp. ............ và rồi câu chuyện tiếp tục với câu hỏi thế này: Vậy xin hỏi: hồi quản lý công ty, anh có thường dùng cách phạt lương nhân viên không? - Quả có đấy. - Cùng một lẽ như vậy…, cho nên: - Họ (nhân viên) sẽ dùng trò vờ chăm chỉ để "cân điêu", "trộn héo vào tươi" cho anh! Anh không nên áp dụng việc mua rau vào quản lý nguồn lực con người, đó chính là nguyên nhân thất bại của anh. … "Thật là tiên trách kỷ hậu trách nhân" Một nhà kinh tế nổi tiếng từng phát biểu: Cái gọi là chế độ lương thưởng là đem "nguồn nhân lực ÍT NHẤT" để mua "hiệu quả kinh doanh CAO NHẤT". Người làm công rất ghét quan điểm đó, bởi lao động của họ tựa hồ một loại hàng hoá được mặc cả ở chợ. Vậy nhà kinh tế đó sai chăng? Đương nhiên không phải. Ông ta chỉ xem nhẹ ba vấn đề dưới đây:
Bởi thế, làm chế độ lương thưởng cũng cần chú ý tới nhu cầu tình cảm của người lao động, lấy "cùng chia hưởng quyền lợi nghĩa vụ" làm căn bản của quản lý, khi đó quan hệ ông chủ - người làm công sẽ thành quan hệ thân thiện, đôi bên cùng chung mục tiêu và lợi ích. Bài cùng chuyên mục: Lý thuyết "Cây gậy và củ cà rốt" ứng dụng trong quản trị nhân sự |
Giamdoc.netChuyên trang Blog nội dung về quản lý kinh doanh, dự án, các kỹ năng quản lý điều hành và tư vấn khởi tạo doanh nghiệp thành công. Các nội dung này nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cho thành viên trên trang cũng như bạn đọc có thêm một kênh thông tin hỗ trợ phát triển kinh doanh. |