Giamdoc.net | Setup công ty & vận hành kinh doanh bài bản
  • Ứng dụng
  • Tư vấn
  • Khóa học
  • Khai giảng
  • BLOG
  • Store

Quản lý tốt hơn - thịnh vượng hơn!

Danh từ, thuật ngữ quản trị, tài chính và đầu tư

9/1/2016

Comments

 
Quản trị, quản lý doanh nghiệp, tài chính, kế toán, thuế, đầu tư, dòng tiền

Thuật ngữ quản trị phần 1

  1. Các Thuật ngữ chung
  2. Quản trị Chiến lược
  3. Quản trị Tài chính
  4. Quản trị nhân sự
  5. Quản trị thương hiệu- Sở hữu trí tuệ
  6. Quản trị marketing và Bán hàng 

Thuật ngữ quản trị phần 2

  1. Quản lý dự án
  2. Quản lý mua sắm, đấu thầu và hợp đồng
  3. Quản lý công nghệ
  4. Quản lý sản xuất
  5. Quản trị văn phòng
  6. Quản lý chất lượng 
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
SWOT (Strong – Weak – Opportunity – Threat): Phương pháp phân tích Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức. Kết quả phân tích chỉ ra vị thế, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, trước đối thủ cạnh tranh cũng như chỉ ra năng lực có thể thực hiện một chiến lược hay thấp hơn là một kế hoạch hành động nhất định.
Các chỉ số đòn bẩy: (các chỉ số cán cân nợ) đưa ra biểu thị về rủi ro tài chính của doanh nghiệp, cho thấy phạm vi được tài trợ bằng các khoản nợ của doanh nghiệp, bao gồm: Chỉ số nợ trên toàn bộ tài sản; Chỉ số nợ trên vốn cổ phần thường; Chỉ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần thường; Chỉ số về khả năng thanh toán lãi vay.
Các chỉ số hoạt động: Phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, bao gồm: Chỉ số về số vòng quay tồn kho; Chỉ số về vòng quay toàn bộ vốn; Chỉ số về vòng quay vốn cố định; Kỳ thu tiền bình quân.

Các chỉ số lợi nhuận, doanh lợi: đưa ra những thông tin biểu thị hiệu quả chung về quản lý, cho thấy lợi nhuận do kinh doanh bán hàng và do đầu tư, bao gồm: Lợi nhuận biên tế gộp; Lợi nhuận biên tế hoạt động; Doanh lợi của toàn bộ vốn (ROA); Doanh lợi của cổ phần thường (ROE); Lợi nhuận cho một cổ phần.
Các chỉ số luân chuyển: Đưa ra những đo lường về năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của nó, bao gồm 2 chỉ số cơ bản: Khả năng thanh toán hiện thời; Khả năng thanh toán nhanh.

Các chỉ số tăng trưởng
:  Cho thấy khả năng duy trì vị trí kinh tế của doanh nghiệp trong mức tăng trưởng của nền kinh tế và của ngành. Bao gồm: Tỉ lệ tăng trưởng về doanh thu; Tỉ lệ tăng trưởng về lợi nhuận; Tỉ lệ tăng trưởng về lợi nhuận cổ phần hằng năm; Tỉ lệ tăng trường tiền lãi cổ phần; Chỉ số giá trên lợi nhuận cổ phần.
Các chính sách: Theo nghĩa rộng, chính sách là những luật lệ, nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp, thủ tục,quy tắc, hình thức và những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc theo những mục tiêu đã đề ra.

Các nhân tố thành công cốt lõi [Critical Success Factors]
là những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh. Ngược lại, nếu những nhân tố này không được thực hiện tốt, năng lực của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm. Chính vì thế, các nhà quản trị hết sức quan tâm đến các nhân tố này, phải theo dõi, kiểm tra liên tục.

Chiến lược cấp chức năng
: Chiến lược cấp chức năng hay còn gọi là chiến lược họat động, là chiến lược của các bộ phận chức năng (sản xuất, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển…). Các chiến lược này giúp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả họat động trong phạm vi công ty, do đó giúp các chiến lược kinh doanh, chiến lược cấp công ty thực hiện một cách hữu hiệu.

Chiến lược cấp công ty
: Chiến lược cấp công ty (chiến lược tổng thể/chiến lược chung) hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi của cả công ty. Ở cấp này, chiến lược phải trả lời được các câu hỏi: Các họat động nào có thể giúp công ty đạt được khả năng sinh lời cực đại, giúp công ty tồn tại và phát triển?. 

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU)
: Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (gọi tắt là chiến lược kinh doanh) liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên các thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh bao gồm cách thức cạnh tranh mà tổ chức lựa chọn, cách thức tổ chức định vị trên thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh cụ thể của mỗi ngành. The Michael Porter có ba chiến lược cạnh tranh tổng quát: Chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định.

Chiến lược chia sẻ nguồn lực
: Chiến lược chia sẻ nguồn lực chỉ áp dụng khi doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động sang lĩnh vực có liên quan, có sự tương đồng về các hoạt động sản xuất, bán hàng, marketing… Áp dụng chiến lược này doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ phạm vi, khi mà các thiết bị sản xuất, bộ phận R&D, kênh phân phối, quảng cáo…được nhiều SBU cùng sử dụng, giúp từng SBU giảm được chi phí đầu tư. Ví dụ, một thiết bị có thể dùng để sản xuất các chi tiết, bộ phận cho hai dây chuyền sản xuất ở hai SBU khác nhau.

Chiến lược chuyển giao kỹ năng
: Chiến lược này thường được áp dụng khi doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động sang các lĩnh vực mới có liên quan với lĩnh vực kinh doanh hiện tại. Những kinh nghiệm, kỹ năng về sản xuất, marketing, bán hàng… sẽ được “chuyển giao” nhằm củng cố, tăng cường vị thế cạnh tranh của các lĩnh vực kinh doanh mới.

Chiến lược cơ cấu kinh doanh
: Là chiến lược đa dạng hóa các hoạt động sang lĩnh vực không có liên quan bằng cách thiết lập/ tiếp nhận những đơn vị kinh doanh (SBU) mới, những SBU này được xem là những đơn vị đọc lập chỉ chịu sự giám sát tài chính của lãnh đạo doanh nghiệp. 
Chiến lược hội nhập bên dưới (thuận chiều/về phía trước): Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng trên cơ sở thâm nhập và thu hút những trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (yếu tố đầu ra). Nhượng quyền thương mại là một phương pháp hiệu  quả giúpthực hiện thành công chiến lược này.

Chiến lược hội nhập ngang
: Là chiến lược  nhằm tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh nhằm phân chia thị phần và kiểm soát thị trường kinh doanh. Hiện nay, một trong những khuynh hướng nổi bật trong quản trị chiến lược là sử dụng hội nhập ngang như một chiến lược tăng trưởng. Sự hợp nhất, mua lại và chiếm quyền kiểm soát đối thủ cạnh tranh cho phép tăng qui mô, tăng trao đổi các nguồn tài nguyên và năng lực, dẫn đến tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chiến lược hội nhập phía trên (ngược chiều/ về phía sau)
: Là Chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách tăng quyền sở hữuthâm nhập và thu hút những người cung cấp (các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp) để cải thiện doanh số, lợi nhuận hoặc kiểm soát thị trường cung ứng nguyên vật liệu.

Chiến lược hỗn hợp
: Trong thực tế, có nhiều công ty không áp dụng độc lập từng chiến lược, mà theo đuổi hai hay nhiều chiến lược cùng lúc, lựa chọn này được gọi là chiến lược hỗn hợp. Nhưng lựa chọn bao nhiêu chiến lược, những chiến lược cụ thể nào cần được áp dụng kết hợp với nhau trong từng giai đoạn cụ thể , là bài toán không đơn giản. Nếu chọn quá nhiều chiến lược, vượt quá khả năng thực hiện của công ty, thì sẽ gây phản tác dụng, công ty có thể gặp những rủi ro rất lớn.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
: Bản chất của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra cái mà toàn ngành đều công nhận là “độc nhất, vô nhị”. Khác biệt hóa thể hiện dưới nhiều hình thức: kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, nhãn mác thương hiệu, công nghệ, dịch vụ khách hàng…
Chiến lược liên doanh: Là chiến lược phát triển được sử dụng khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một công ty thứ ba (độc lập với các công ty mẹ) nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó.

Chi tiết các thuật ngữ và khái nhiệm khác quý vị vui lòng theo dõi trong khung hiển thị ở đầu bài viết..
Thuật ngữ, khái niệm trong quản trị tài chính, kế toán, thuế
Comments
    Setup công ty, hệ thống quản lý doanh nghiệp
    Ke toan thue danh cho giam doc, ke toan, giam doc, thue, dao tao
    Toi uu thue, bao cao thue, dao tao ke toan thue

    Giamdoc.net

    Chuyên trang Blog nội dung về quản lý kinh doanh, dự án, các kỹ năng quản lý điều hành và tư vấn khởi tạo doanh nghiệp thành công. Các nội dung này nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cho thành viên trên trang cũng như bạn đọc có thêm một kênh thông tin hỗ trợ phát triển kinh doanh.

    RSS Feed


    Bộ mẫu lập và phân tích Báo cáo tài chính
    Kế hoạch tài chính kinh doanh & dòng tiền | PREMIUM
Dành cho VIP Member
Member Login

Mẫu kế hoạch tài chính
Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...
Đăng ký nhận FREE

Tư vấn & đào tạo doanh nghiệp

Setup công ty & vận hành KD bài bản
Kiểm soát nội bộ & kế hoạch tài chính KD
Setup hệ thống tài chính & tối ưu thuế
Kế hoạch tài chính & Kiểm soát dòng tiền
Tài chính - Kế toán - Thuế dành cho CEO
Lập - Đọc - Phân tích báo cáo tài chính
​Tư vấn & hỗ trợ khởi nghiệp
Setup tài chính & Tối ưu thuế
Setup công ty / Tái cấu trúc  / KSNB

Giamdoc.net

Terms & Privacy
​Payment policy
​About
Career
​
Contact
​
Support

Liên hệ

© Giamdoc.net -2018  All rights reserved 
Tel: (+84) 08 8878 3881
Email: info@giamdoc.net
Add: Lầu 5, Park Royal Office | Số 309B-311 đường Nguyễn Văn Trỗi, Tân Bình, T.p Hồ Chí Minh
Photos used under Creative Commons from Leonard John Matthews, infomatique, ghfpii, USEmbassyPhnomPenh, Trocaire
  • Ứng dụng
  • Tư vấn
  • Khóa học
  • Khai giảng
  • BLOG
  • Store