Các vấn đề trên sẽ không xuất hiện nếu như nhân viên gắn bó và tâm huyết với công ty. Để làm được việc này, chúng ta cần hiểu và thỏa mãn được động cơ làm việc của họ. Vậy nếu đứng vào vị trí của người nhân viên, chúng ta sẽ mưu cầu gì từ công việc đang làm cho công ty? Nhu cầu người lao động Ví dụ về chính sách tương ứngĐộng cơ thứ nhất và dễ thấy nhất là động cơ về tài chínhKhông ai muốn làm không công, kể cả chúng ta – người chủ doanh nghiệp. Thù lao từ công việc là phương tiện đáp ứng các nhu cầu thể chất cơ bản nhất: sinh hoạt phí, chăm lo cho gia đình và bản thân…. Vì thế, việc đầu tiên, doanh nghiệp cần đưa ra mức thù lao đáp ứng được nhu cầu cơ bản này của người lao động. Nhiều chủ doanh nghiệp áp luôn mức lương cơ bản vùng (hoặc chỉ trội hơn vài %) thành lương cố định trả cho người lao động hoặc chi trả mức thù lao không tương xứng với nơi người lao động sinh hoạt. Tất nhiên khi nhu cầu cơ bản không được đáp ứng, thật khó để người lao động gắn bó với công ty. Chúng ta cũng cần đặc biệt cẩn trọng với những cam kết về tăng lương, hứa thưởng hoặc phúc lợi đãi ngộ liên quan đến tài chính cho nhân viên. Nếu đã cam kết thì bắt buộc phải thực hiện. Còn không, đừng gieo hy vọng cho nhân viên. Không gì đánh mất niềm tin nhanh nhất bằng việc hứa và không giữ lời, đặc biệt khi lời hứa đó liên quan đến vấn đề cơm áo gạo tiền của người khác. Dù vậy, không phải ai cũng làm việc vì tiền – đặc biệt là nhân sự có năng lực và cấp cao. Đối với những đối tượng này, họ cần thêm động cơ thứ hai – niềm vui trong công việc. Tuy nhiên, văn hóa chúng ta (và chúng ta cũng thường lầm tưởng) tạo niềm vui là cần thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu không say không về, là tăng hai-tăng ba… Nghịch lý là cách tạo niềm vui đó không chỉ hao tốn chi phí, sức khỏe, làm giảm năng suất công việc mà cũng không đáp ứng được niềm vui nội tâm của nhân viên. Niềm vui nội tâm chỉ có được khi nhân viên được an tâm làm việc, các mối quan hệ trong công ty bền chặt, được tôn trọng và được phát triển – khẳng định bản thân (tương ứng yếu tố 2,3,4,5 trong Hình 1). Chúng ta hãy đi từng yếu tố: Nhân viên chỉ tập trung tốt nhất cho công việc khi họ cảm thấy an tâm trong một môi trường làm việc an toàn, được bảo vệ bởi các nghĩa vụ bảo hiểm đầy đủ, không lo lắng các vấn đề y tế. Nhiều công ty sẵn sàng mua thêm các loại bảo hiểm tự nguyện cho nhân viên và người thân hay các loại bảo hiểm tích lũy khác. Một môi trường làm việc tốt giúp tăng tính kết nối, tính bền chặt của các mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức. Mối quan hệ đó không chỉ thắt chặt bởi các buổi giao lưu, teambuilding mà thông qua các tương tác hỗ trợ công việc hàng ngày. Có lẽ nhiều lần chúng ta chứng kiến những màn đấu khẩu giữa các phòng ban (thường xuyên nhất là kinh doanh và kế toán), những cuộc họp tìm và đổ lỗi thay vì tìm giải pháp, những lần đùn đẩy trách nhiệm giữa các nhân viên… Đó là hậu quả của việc không xây dựng một cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, mô tả vị trí công việc rõ ràng và thiếu quy trình phối hợp giữa các phòng ban bộ phận. Ngoài các mối quan hệ công việc, công ty có thực tâm quan tâm đến các vấn đề cá nhân khác của nhân viên không. Tết hàng năm, ở nhiều công ty nhân viên đi biếu quà sếp, thì lại có những công ty Ban lãnh đạo phân công nhau trực tiếp đi từng nhà nhân viên để chúc tết. Có những công ty lập hẳn ra Ban xử lý nội bộ, chỉ cần nghe nhân viên đau ốm, nhà có hiếu hỉ là cứ trích trước chi phí và trực tiếp đến nhà nhân viên thăm hỏi. Làm ở công ty nào, mọi người cũng muốn được ghi nhận. Việc ghi nhận không chỉ là vài câu khen ngợi xã giao mà cần cụ thể hóa thành những chính sách khen thưởng, thăng tiến rõ ràng. Ví dụ trong phiếu đánh giá công việc nếu đạt trên 95/100 điểm trong vòng 6 tháng liên tục sẽ được nâng bậc. Ngoài các ghi nhận vật chất, việc ghi nhận còn thể hiện ở cách sếp cho nhân viên tham dự đóng góp ý kiến vào các kế hoạch chung của tổ chức, cùng giám sát kế hoạch và phản biện báo cáo giao ban… Cơ chế chi trả thù lao công bằng tương xứng với kết quả công việc cũng giúp nhân viên cảm nhận được giá trị của mình được ghi nhận. Công bằng không có nghĩa là cào bằng, là cứ đến tháng nghiễm nhiên lĩnh lương, cứ đến kỳ là tất cả cùng tăng lương. Cơ chế cào bằng sẽ làm mất động lực của những nhân viên tốt, mất đi giá trị của việc ghi nhận. Cuối cùng, một môi trường làm việc tốt giúp nhân viên cảm thấy ý nghĩa trong công việc nhờ vào sự truyền thông rộng rãi các sứ mệnh tầm nhìn chung của công ty. Nhân viên được khẳng định bản thân. Đối với cấp quản lý là được đặt niềm tin và khẳng định năng lực thông qua cơ chế trao quyền. Đối với nhân viên là được chỉ dẫn, hoàn thành công việc và được thăng tiến, tăng thu nhập. Khi nhân viên được hạnh phúc, được phát triển cùng với môi trường làm việc tốt, bản thân họ cũng đem tâm thế này vào các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Từ đó gia tăng lợi nhuận của công ty thông qua các chỉ tiêu năng suất lao động, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư bình quân đầu người (ROI/Capital). Đây là góc nhìn chiến lược nhân sự theo quan điểm BSC (Balanced Score Card) - Thẻ cân bằng điểm cá nhân. Tác giả: Hải Văn, CFA - Giám đốc chuyên môn Công ty TNHH Finbud Quản trị nhân sự & hệ thống quản lý nhân sựKhóa học quản trị nhân sự chiến lược & xây dựng hệ thống quản lý nhân sự bài bản, hiệu quả theo năng lực từng vị trí làm việc trong công ty. Đầy đủ tài liệu, biểu mẫu tác nghiệp về tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân viên. Đồng bộ - Tinh gọn - Hiệu quả!
Trải nghiệm học quản trị nhân sự cực chất cùng chuyên gia Vũ Long |
Giamdoc.netChuyên trang Blog nội dung về quản lý kinh doanh, dự án, các kỹ năng quản lý điều hành và tư vấn khởi tạo doanh nghiệp thành công. Các nội dung này nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cho thành viên trên trang cũng như bạn đọc có thêm một kênh thông tin hỗ trợ phát triển kinh doanh. |