Quản trị công ty | Đào tạo CEO toàn diện
  • CEO thực chiến
  • Đăng ký VIP-CEO
  • Khóa học
  • Khai giảng / Sự kiện
  • Blog quản trị

Quản lý tốt hơn - thịnh vượng hơn!

Hướng dẫn lập, đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính - Phần 1

20/5/2017

Comments

 
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán
Lập báo cáo tài chính là công việc khó, đòi hỏi mất nhiều thời gian cho việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu để cho ra bộ báo cáo tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán; Bảng kết quả kinh doanh; Lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. Nhưng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp lại có giá trị hơn nhiều đối với giám đốc / Hội đồng quản trị hoặc giám đốc tài chính. Qua báo cáo phân tích, người xem có thể thấy xu hướng, sự biến động tăng giảm giá trị, tăng giảm tỷ trọng của các chỉ tiêu tài chính, phản ánh tình hình sức khỏe tài chính - kinh doanh...

Lập - Đọc - Phân tích Báo cáo tài chính | Khóa học

Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán & hiểu các chỉ tiêu

Kết cấu bảng cân đối kế toán - Theo cơ cấu cấu thành
Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính
Nhìn dạng mô hình này ta có thể thấy kết cấu hình thành tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, trong đó nguồn vốn và tổng tài sản thực chất là 2 mặt thể hiện của giá trị tổng tài sản tài chính. Ví dụ, khi nói rằng bạn "giàu có" thì nó phải được thể hiện cái sự "giàu có" đó bằng tài sản như nhà, tiền, xe... Ở doanh nghiệp cũng vậy, nếu nói doanh nghiệp A "vốn lớn" thì thể hiện ra ngoài của "vốn lớn đó" phải là tiền, TSCĐ, các khoản đầu tư hay gì đó.... Về mặt chuyên ngành, ta hiểu tổng nguồn vốn là nguồn tài trợ hình thành tài sản. Nguồn vốn ở đây bao gồm cả vốn góp của chủ sở hữu, lợi nhuận chưa chia và cả các giá trị có thể tính bằng tiền mà doanh nghiệp bạn đi vay, mua chịu, chưa trả người lao động (tức là phần giá trị vốn doanh nghiệp chiếm dụng của đơn vị khác, cá nhân khác hoặc vay mượn để hình thành tài sản).

Bảng cân đối kế toán dạng tóm tắt theo mẫu TT200

Lập bảng cân đối kế toán, bang can doi ke toan
Đây là một nửa của Bảng cân đối kế toán - Phần tài sản

Hiểu về các chỉ tiêu tài sản của bảng cân đối kế toán

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền: Là toàn bộ tiền mặt (tại quỹ) + Tiền gửi trong các ngân hàng + Tiền đang chuyển + Các khoản đầu tư tài chính / chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền trong thời gian không quá 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính (thường là 31/12 hàng năm).

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là toàn bộ các khoản đầu tư tài chính, chứng khoán có thời gian đáo hạn thu hồi không quá 12 tháng.

III. Các khoản phải thu ngắn hạn: Là nợ phải thu của doanh nghiệp có thời gian nợ / thu hồi dưới 12 tháng. Chứng minh thời gian nợ phải có văn bản như giấy nhận nợ, hợp đồng ghi thời hạn trả chậm...Gồm các khoản: nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng; trả trước cho người bán (ngắn hạn); các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn (phải thu của các đơn vị chi nhánh, văn phòng đại diện...). Tùy từng quan điểm quản trị của từng doanh nghiệp, khoản mục này còn có các khoản phải thu tạm ứng của người lao động và các khoản phải thu có thời gian dưới 12 tháng khác.
Giá trị các khoản phải thu này là giá trị thuần, đã được trừ đi giá trị trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có nguy cơ mất nợ phải thu.

IV. Hàng tồn kho: Hàng tồn kho trong quản lý tài chính kế toán không có nghĩa là "tồn kho ế ẩm", hàng tồn kho được hiểu là tất cả những gì có hoạt động Nhập - Xuất - Tồn kho. Như vậy khái niệm hàng tồn kho ở đây khác hẳn với khái niệm hàng tồn kho trong đời sống hàng ngày chúng ta vẫn nghe. Hàng tồn kho gồm có: Nguyên liệu vật liệu; Công cụ dụng cụ; Nhiên liệu; Bán thành phẩm và sản xuất dở dang; Thành phẩm sản xuất chưa tiêu thụ; Hàng hóa trong kho; Hàng gửi đại lý. Cộng toàn bộ giá trị của các khoản mục này dựa theo sổ kế toán hoặc các báo cáo kho hoặc bảng cân đối số phát sinh của kế toán ta sẽ có hàng tồn kho.
Đối với giá trị hàng tồn kho theo chỉ tiêu tổng hợp này, giám đốc nên hiểu rằng đó là giá trị tài sản thuần của nó. Tức là giá trị này đã được trừ đi việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nôm na rằng nhìn vào đây anh sẽ biết hàng tồn kho của anh có giá trị thuần là bao nhiêu (có thể bán được bao nhiêu là hòa vốn, không kể lãi vay phải trả cho việc hình thành).

Lập bảng cân đối kế toán, BCTC

Hiểu về các chỉ tiêu nguồn vốn của bảng cân đối kế toán

A. NỢ PHẢI TRẢ
Nợ ngắn hạn
: Là các khoản phải trả cho nhà cung cấp, các đơn vị nội bộ, người lao động, tiền vay và các khoản phải trả phải nộp khác. Các khoản phải trả này có hạn trả trong vòng 12 tháng.
Nợ dài hạn:  Là các khoản phải trả cho nhà cung cấp, các đơn vị nội bộ, người lao động, tiền vay và các khoản phải trả phải nộp khác có thời hạn trả dài hơn 12 tháng.

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vốn chủ sở hữu: Là toàn bộ vốn góp, vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối và các khoản vốn khác như đánh giá tăng giảm giá trị tài sản, chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ cuối kỳ...
Nguồn kinh phí và quỹ khác: Là các nguồn kinh phí được cấp để thực nhiệm vụ được giao, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu như quỹ đầu tư phát triển...

Quan trọng nhất trong phần nguồn vốn là: Vốn góp của chủ sở hữu (hoặc vốn cổ phần) và lợi nhuận chưa phân phối. Xem thêm bảng kết quả kinh doanh để hiểu thêm về lợi nhuận chưa phân phối (Lợi nhuận kế toán trước thuế và sau thuế).

Hướng dẫn lập bảng CĐKT với từng chỉ tiêu chi tiết

Lập báo cáo tài chính, phân tích tài chính
Cách lập báo cáo tài chính, bảng CĐKT
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
Cách làm báo cáo tài chính
Cân đối kế toán, bảng cân đối kế toán
Báo cáo tài chính, bctc
Báo cáo tài chính theo TT200
Mẫu báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán
Lap can doi ke toan, BCTC
Cách lập báo cáo tài chính
Các làm báo cáo tài chính, cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán, phân tích tài chính DN
Ghi chú quan trọng:
  • (*): Là các chỉ tiêu ghi âm khi lập báo cáo – Khấu hao; dự phòng; cổ phiếu quỹ.
  • Nền màu xanh là các chỉ tiêu chi tiết để lấy số liệu từ cân đối phát sinh / sổ cái chứ không hiển thị trên báo cáo.
  • Các chỉ tiêu có cột tài khoản màu đỏ và hướng dẫn là “Số dư còn lại” tức là các tài khoản này có 2 phần số liệu: ngắn hạn & dài hạn, trong đó ngắn hạn đã được lấy để lập các chỉ tiêu ở phần trên của chỉ tiêu đó, phần còn lại ghi nhận vào chỉ tiêu này.
  • Các chỉ tiêu cộng chi tiết là cộng các chỉ tiêu chi tiết hình thành lên nó, khóa chính để cộng là mã số của cột số thứ tự.
  • Các chỉ tiêu cộng tổng hợp là cộng các chỉ tiêu hiển thị báo cáo chi tiết cấu thành lên nó, khóa chính để cộng là mã số của cột số thứ tự.
  • Nguồn tài liệu, số liệu để lập báo cáo này: Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái kế toán.
  • Nếu doanh nghiệp không lập bảng kê theo dõi công nợ ngắn và dài hạn hoặc không chia tách tài khoản công nợ thành ngắn hạn và dài hạn thì sẽ không thể lập được các chỉ tiêu công nợ dài hạn mà toàn bộ dữ liệu được dồn về chỉ tiêu ngắn hạn.
  • Sau khi lập xong, TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN.

Một số lý giải và nhận xét với một số chỉ tiêu đặc biệt

Các khoản phải thu: Các khoản phải thu không chỉ là phải thu của khách hàng mà còn gồm các khoản phải thu nội bộ, phải thu từ tạm ứng của nhân viên, phải thu do chi trả thừa cho người lao động theo bảng lương, các khoản trả thừa và phải thu khác.

Tài koản 131 trên sổ kế toán và bảng cân đối phát sinh là tài khoản "Phải thu của khách hàng". Số dư sử dụng để lập báo cáo tài chính cho khoản mục "Phải thu của khách hàng" là số dư bên nợ. Nhưng vì tài khoản này là tài khoản công nợ và gắn với từng đối tượng công nợ cụ thể, tức là không thể bù trừ công nợ giữa các đối tượng khác nhau cho nên nó là tài khoản lưỡng tính (Dư nợ hoặc Dư có hoặc Dư cả nợ và có). Nếu có số bên có tài khoản 131 tức là "Người mua trả tiền trước" hoặc "người mua trả tiền thừa" hoặc các trường hợp hàng bán bị trả lại nhưng chưa hoàn tiền. Cho nên, khi lập báo cáo tài chính, bạn hãy ghi nhớ "Số dư trái chiều của tài khoản nợ phải thu LÀ MỘT KHOẢN PHẢI TRẢ".

Tương tự như 131 là tài khoản 331 - Phải trả cho người bán nhưng nếu bạn ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp hoặc trả thừa tiền hàng hoặc trả lại hàng mua mà chưa nhận lại tiền... thì khi đó số dư bên nợ của 331 là MỘT KHOẢN PHẢI THU.

Qua 2 tài khoản điển hình trên, chúng ta ghi nhớ quy tắc sau:
  • Tài khoản mà phải gắn với đối tượng cụ thể ta xem là tài khoản công nợ
  • Tài khoản công nợ thì có thể dư nợ, có thể dư có, có thể dư cả hai bên
  • Số dư bên nợ tài khoản có tính chất phải thu là phải thu. Số dư bên có tài khoản có tính phải thu là phải trả.
  • Số dư bên có tài khoản có tính chất phải trả (hoặc vay nợ) là khoản phải trả. Số dư bên nợ tài khoản có tính chất phải là khoản phải thu.
Theo các nhận xét và lập luận trên cho nên, trong phần hướng dẫn chi tiết lấy số liệu lập báo cáo, ta thấy một số điển hình là: Các khoản phải thu ngắn hạn sẽ lấy số dư nợ ngắn hạn của 131 và 331. Ngược lại  các khoản phải trả ngắn hạn được lấy số liệu từ số dư có ngắn hạn của 131 và 331.

Ngoài ra, trong chỉ dẫn lập bảng cân đối kế toán của bài này, tác giả đã tách tài khoản 131 thành 2 tiểu khoản: 1311 - Phải thu ngắn hạn; 1312 - Phải thu dài hạn và 3311 - Phải trả người bán ngắn hạn; 3312 - Phải trả người bán dài hạn. Khi tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp, nếu muốn có được báo cáo tài chính tốt bạn cũng nên chia tách tài khoản như vậy nhé.

Phần 2: Hướng dẫn chi tiết lập Báo cáo kết quả kinh doanh & Phân tích lợi nhuận. Mời các bạn đón đọc trong tuần kế tiếp.

Xin chúc quý bạn đọc và các Members thực hiện thành công!
Tác giả: Vũ Long | Start-UP Coaching.
Lập BCTC, phân tích BCTC

Comments
    Quản trị doanh nghiệp, quản trị công ty, học ceo, khóa học ceo
    Tài chính danh cho CEO, học ceo, khóa học ceo, quản trị tài chính

    Giamdoc.net

    Chuyên trang Blog nội dung về quản lý kinh doanh, dự án, các kỹ năng quản lý điều hành và tư vấn khởi tạo doanh nghiệp thành công. Các nội dung này nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cho thành viên trên trang cũng như bạn đọc có thêm một kênh thông tin hỗ trợ phát triển kinh doanh.

    RSS Feed


Dành cho VIP Member
Chương trình ưu đãi

Mẫu kế hoạch tài chính
Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...
Đăng ký nhận FREE

Setup công ty & vận hành kinh doanh bài bản

Mô hình kinh doanh & hoạch định chiến lược
Tổ chức, vận hành, kiểm soát nội bộ
Hệ thống kinh doanh đồng bộ, bền vững
Hệ thống tài chính bài bản, hiệu quả & tối ưu
Quản trị nhân sự chiến lược, tinh gọn
Lãnh đạo - Quản trị - Quản lý điều hành
Tài chính & Thuế dành cho CEO
Diễn đàn pháp lý kinh doanh
Chuyển đổi số cho SMEs

Câu lạc bộ doanh nhân Giamdoc.net

Giamdoc.net

Terms & Privacy
​Payment policy
​About
Career
​
Contact

Liên hệ

© Giamdoc.net -2021  All rights reserved 
Tel: (+84) 08 8878 3881
Email: info@giamdoc.net
Add: Lầu 5, Annex Building, Park Royal Sài Gòn
Số 309B-311 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, T.p Hồ Chí Minh
__________

Đơn vị phân phối độc quyền:
Công ty TNHH Startup.edu.vn
Photos used under Creative Commons from Leonard John Matthews, infomatique, ghfpii, USEmbassyPhnomPenh, Trocaire
  • CEO thực chiến
  • Đăng ký VIP-CEO
  • Khóa học
  • Khai giảng / Sự kiện
  • Blog quản trị