Những sai lầm đó là:
Trong bài viết này, Giamdoc.net đưa ra 5 nguyên tắc trong việc setup/tái cấu trúc hệ thống quản lý nhân sự: 1. Thành công của nhân viênSetup/Tái cấu trúc nhân sự đều phải hướng đến kết quả cuối cùng là tạo được thành công cho nhân viên thể hiện qua động cơ làm việc được tăng cao, có được niềm vui trong công việc, được mở rộng cơ hội tăng thu nhập và thăng tiến, môi trường làm việc và sức khỏe nhân viên được cải thiện… Tất nhiên để làm việc này, Doanh nghiệp sẽ tốn một khoản ngân sách. Các chủ doanh nghiệp xem đây là một khoản chi phí, thậm chí nhiều ông chủ còn tiếc chi trả ngay cả các khoản bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên. Tiếc thay, nếu chúng ta vẫn giữ những lối tư duy nhỏ theo kiểu này sẽ rất khó theo đuổi mục tiêu lớn. (Lưu ý: Việc không đóng bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên không chỉ làm Doanh nghiệp bị phạt hành chính như trước mà đã lên khung phạt hình sự). Cần phải xem các khoàn chi này là các khoản đầu tư: khi nhân viên thành công, năng suất lao động tăng sẽ giúp Doanh nghiệp tăng sản lượng, doanh thu và lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với một đồng bỏ ra cho đầu tư vào nhân sự. Vậy tiếc gì một đồng cho nhân viên khi Doanh nghiệp lợi hơn nhiều lần? 2. Chính sách rõ ràng và kiểm soát chi phí nhân sự theo cấu trúc chi phí của mô hình tài chính công tyThứ nhất, chúng ta cần rõ ràng về sơ đồ cấp bậc tổ chức, các vị trí công việc, công ty có bao nhiêu vị trí theo sơ đồ tổ chức và kèm theo bảng mô tả công việc của từng vị trí. Trường hợp yêu cầu nhân viên kiêm nhiệm thì phải có chính sách lương kiêm nhiệm tránh trường hợp một nhân viên nghỉ, chúng ta đẩy toàn bộ công việc cho nhân viên khác khiến họ thấy quá tải và bất mãn. Thứ hai, chúng ta cần rõ ràng về:
Lưu ý: Quỹ lương phải đồng bộ với mô hình tài chính công ty: từng khoản chi trả cho nhân sự một năm hết bao nhiêu, hoặc chiếm bao nhiêu % trên doanh thu được dự trù trước trong mô hình tài chính. Nhiều công ty tái cấu trúc nhân sự nhưng chưa làm quy mô kinh doanh và cơ cấu tài chính, xây xong thì chi phí nhân sự tăng cao, lợi nhuận công ty không còn. Các chính sách và hệ thống trên cần được thể chế thành văn bản, mình bạch để mọi người có thể tiếp cận. 3. Thực hiện đúng, đầy đủ, quy trình, tiêu chuẩnChúng ta cần thực hiện đúng, đầy đủ theo quy trình, theo tiêu chuẩn về tuyển dụng, đào tạo và sử dụng đội ngũ nhân sự mà công ty đã đưa ra. Ví dụ nếu muốn sa thải một người phải có điều kiện sa thải. Nếu trao quyền cho trưởng bộ phận thì phải cho trưởng bộ phận tự tuyển nhân sự theo ý họ. Tránh trường hợp chúng ta “nhét” người thân của mình vào phòng ban của họ, dẫn đến trưởng bộ phận không đạt được chỉ tiêu rồi lại bắt họ chịu trách nhiệm về kết quả ấy. 4. Thủ tục mệnh lệnh đơn giản và đơn cấpĐối với những yêu cầu công việc ít trọng yếu, Doanh nghiệp nên đơn giản hòa chỉ cần nói miệng, tin nhắn, email không nhất thiết phải tờ trình văn bản. Tuyệt đối không bao giờ làm lu mờ vai trò của người quản lý cấp trung. Có những quản lý cấp trung đã giao việc cho nhân viên nhưng chủ doanh nghiệp không đồng ý và chỉ đạo trực tiếp nhân viên, thậm chí quát mắng quản lý cấp trung trước mặt nhân viên để nâng cao vị thế của mình. Nếu vậy, làm sao nhân viên sẽ nghe lời Quản lý cấp trung và ta bổ nhiệm quản lý cấp trung làm gì? Hậu quả là, cơ chế giao khoán thất bại, chúng ta ôm lấy hết mọi việc, đội ngũ lãnh đạo kế cận cũng không bao giờ xuất hiện. Nhiều công ty nhân viên thì ít, lãnh đạo thì nhiều. Một phòng vài nhân viên nhưng cấp trưởng, cấp phó cũng gần tương đương. Có những tình huống nhân viên chịu hoàn cảnh “một cổ nhiều tròng” vừa chịu chỉ đạo từ trưởng nhóm, phó phòng, trưởng phòng, phó giám đốc thậm chí Giám đốc cũng chỉ đạo trực tiếp. Vậy nhân viên này biêt nghe ai? Mệnh lệnh cần đơn cấp nghĩa là nhân viên chỉ nghe chỉ đạo từ cấp quản lý trực tiếp. 5. Người quản lý nhân sự phải đủ năng lực Nếu ta lựa chọn người phụ trách bộ phận nhân sự, người đó phải đủ năng lực. Vậy thế nào là người quản lý nhân sự đủ năng lực: có phải là có bằng cấp chứng chỉ xịn, kinh nghiệm lâu năm, quan hệ thân thiết với chủ doanh nghiệp? Đó là thứ yếu, họ cần phải đáp ứng được các công việc sau:
Tuyệt đối không nhầm lẫn vai trò người quản lý nhân sự chỉ là làm thủ tục hành chính như lập hồ sơ tuyển dụng, phỏng vấn theo mẫu, làm hợp đồng, chấm công, khai bảo hiểm, trình lao động… Những việc này hoàn toàn không quản trị nhân sự. Trên đây là 5 nguyên tắc tái cấu trúc nhân sự nằm lòng trước khi chúng ta bắt tay vào việc xây dựng/tái cấu trúc hệ thống quản lý nhân sự. Tuân thủ 5 nguyên tắc này, Doanh nghiệp sẽ trải qua công cuộc xây dựng – cải tổ đội ngũ ít chua cay và đau đớn hơn. Tác giả: Hải Văn, CFA - Giám đốc chuyên môn Công ty TNHH Finbud Quản trị nhân sự & hệ thống quản lý nhân sựKhóa học quản trị nhân sự chiến lược & xây dựng hệ thống quản lý nhân sự bài bản, hiệu quả theo năng lực từng vị trí làm việc trong công ty. Đầy đủ tài liệu, biểu mẫu tác nghiệp về tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân viên. Đồng bộ - Tinh gọn - Hiệu quả!
Trải nghiệm học quản trị nhân sự cực chất cùng chuyên gia Vũ Long |
Giamdoc.netChuyên trang Blog nội dung về quản lý kinh doanh, dự án, các kỹ năng quản lý điều hành và tư vấn khởi tạo doanh nghiệp thành công. Các nội dung này nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cho thành viên trên trang cũng như bạn đọc có thêm một kênh thông tin hỗ trợ phát triển kinh doanh. |