Doanh nghiệp thuê ngoài dịch DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ: Những việc cần làm ngay sau kỳ quyết toán 201531/3/2016 Khác với doanh nghiệp có nhân sự tự làm công việc kê khai báo cáo thuế, ghi nhận sổ sách và báo cáo quyết toán thuế, ở các doanh nghiệp thực hiện thuê ngoài dịch vụ kế toán thuế cần phải cẩn trọng hơn với các công việc “hậu kỳ” quyết toán thuế cho năm tài chính 2015. Bởi lẽ, khi thuê ngoài dịch vụ kế toán thuế, phần lớn công việc liên quan đến báo cáo thuế, hồ sơ kế toán thuế và báo cáo quyết toán cuối năm phụ thuộc vào đơn vị / cá nhân cung cấp dịch vụ. Đa phần các doanh nghiệp lúng túng trong việc này hoặc phạm phải sai lầm là phó thác toàn bộ cho đơn vị / cá nhân cung cấp dịch vụ, dẫn đến các hệ lụy không mong muốn hoặc thậm chí phải trả giá đắt bằng tiền phạt, tiền truy thu thuế. Để tránh những nguy cơ đó, dưới đây là một số chỉ dẫn: Xem chi tiết 1. Nhận diện loại hợp đồng dịch vụ kế toán thuế mà doanh nghiệp sử dụng Đối với doanh nghiệp sử dụng dịch thụ thuê ngoài thực hiện công việc báo cáo thuế và quyết toán thuế sẽ rơi vào một trong 3 hình thức của hợp đồng dịch vụ sau:
Trường hợp thứ nhất được hiểu là: đơn vị / cá nhân cung cấp dịch vụ bao trọn gói toàn bộ trình tự thủ tục từ phát hành hóa đơn, giao dịch hành chính thuế, biên tập hóa đơn chứng từ, kê khai báo cáo thuế, ghi nhận sổ sách kế toán thuế, lập báo cáo tài chính, lập báo cáo quyết toán thuế (gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân), kiện toàn hoàn thiện hồ sơ chứng từ liên quan để bảo vệ số liệu về doanh thu, thu nhập và chi phí được trừ ghi nhận trong năm và cuối cùng là trách nhiệm giải trình số liệu kế toán thuế khi có quyết định thanh tra thuế. (Việc thanh tra thuế có thể xảy ra sau 1 đến 5 năm kể từ ngày kết thúc kỳ quyết toán thuế của năm hiện hành). Trường hợp thứ 2 được hiểu là: Doanh nghiệp tự bố trí nhân sự biên tập hồ sơ, thực hiện giao dịch hành chính thuế, kê khai báo cáo thuế, ghi nhận sổ sách kế toán thuế và đơn vị / cá nhân cung cấp dịch vụ sẽ soát xét, đánh giá lại tính trung thực, hợp lý, hợp lệ của các báo cáo cũng như hồ sơ chứng từ theo định kỳ Tháng/Quý/Năm (tùy theo thỏa thuận cụ thể). Có thể bao gồm việc tư vấn định hướng tổ chức công tác kế toán thuế hoặc không. Trường hợp thứ 3 là doanh nghiệp tự kê khai báo cáo thuế hàng tháng/quý nhưng cuối năm vì lý do nào đó không thể hoặc có sự thay đổi nhân sự bất thường dẫn tới phải thuê dịch vụ quyết toán thuế 1 lần. Việc thuê dịch vụ loại này cũng có 2 cách làm: Cách 1 là đơn vị/cá nhân cung cấp dịch vụ nhận số liệu kế toán tổng hợp và các tờ khai thuế trong năm đã thực hiện để lập báo cáo; Cách 2 là đơn vị / cá nhân cung cấp dịch vụ phải ghi nhận lại toàn bộ số liệu phát sinh trong cả năm tài chính rồi mới lập báo cáo quyết toán. 2. Khi quyết định thuê ngoài dịch vụ kế toán thuế, cần đàm phán các nội dung sau
3. Những sai lầm và hiểu lầm từ chính doanh nghiệp / giám đốc doanh nghiệp
4. Cần làm gì và yêu cầu gì từ đơn vị / cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán thuế
Là chủ doanh nghiệp, nếu bạn làm tốt tất cả các công việc nói trên thì tôi tin bạn luôn trong trạng thái an toàn trong việc thực hiện các công việc và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước. Tốt hơn nữa, bạn cần nghĩ tới khái niệm “Tối ưu thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật”. Nếu bạn đã từng sai lầm, đã từng buông lỏng dẫn đến hậu quả hoặc trường hợp bạn mới thành lập doanh nghiệp thì tôi tin, bài viết này thực sự hữu ích cho bạn trong việc định hướng và lựa chọn đơn vị / cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán thuế. Lời kết: Hãy làm tốt các nội dung ở trên nhưng luôn nhớ rằng, ở Việt Nam, các đòi hỏi về chứng chỉ hành nghề chưa bao giờ là quan trọng so với “thực chất” nhà cung cấp dịch vụ làm gì? Mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp của bạn. Tôi cũng như bạn, chắc chắn chúng ta đều không mong muốn việc chi tiền cho nhà cung cấp dịch vụ rồi lại phải mắng họ hoặc cãi vã với họ. Bài viết cùng chủ đề kế toán thuế |