Quản trị công ty | Học CEO thực chiến toàn diện
  • Đào tạo
  • Tư vấn
  • Lịch / Sự kiện
  • Blog
  • E-Learning

Tài chính doanh nghiệp & Tối ưu thuế

Giám đốc doanh nghiệp cần kiểm soát, quản trị công tác BÁO CÁO THUẾ và hướng tới TỐI ƯU THUẾ như thế nào?

11/5/2016

Comments

 
Bao cao thue, khai bao thue, ke toan thue, dich vu ke toan thue
Lâu nay, công tác kê khai báo cáo thuế, quyết toán thuế cuối năm tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) thường bị coi nhẹ hoặc được hiểu không hoàn toàn đúng của giới chủ / nhà quản lý. Từ đó có thể nảy sinh những hệ lụy mà bản thân doanh nghiệp / ông chủ phải trả giá bằng tiền lên đến hàng tỷ đồng. Cũng có nhiều doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng nhưng không đủ khả năng kiểm soát, do đó, họ đã chọn phương án thuê dịch vụ kế toán thuế (thuê ngoài tổ chức hoặc cá nhân), thế nhưng tình hình vẫn không khá hơn vì sau khi thuê, doanh nghiệp lại phó mặc cho đơn vị dịch vụ, thiếu các biện pháp quản lý, kiểm soát kết quả.
Vậy doanh nghiệp cần làm với cả 2 trường hợp nêu trên để tránh đi những rủi ro không mong muốn trong công tác kê khai báo cáo thuế và hơn nữa có thể hướng tới Tối ưu thuế phải nộp (?), mời xem chi tiêt dưới đây...

1. Kiểm tra, kiểm soát hóa đơn gốc & số liệu trước khi nộp báo cáo thuế

Kiem tra bao cao thue, ke toan thue, toi uu thue, quyet toan thue
Cụ thể, công việc kiểm tra kiểm soát đó nên thực hiện như sau:
  1. Yêu cầu kiểm đếm hóa đơn đầu vào, đầu ra, các chứng từ gốc khác như tờ khai hải quan, các loại tem, vé, thẻ và các chứng từ gốc khác. 
  2. Thực hiện tra cứu hóa đơn, tra cứu thông tin đơn vị cung cấp (đặc biệt là trường hợp giao dịch lần đầu)
  3. Tổng hợp các giá trị tiền hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra với giá trị thuế tương ứng.
  4. Yêu cầu nhân viên hoặc nhà cung cấp dịch vụ lập báo cáo hoặc giải trình trong quan hệ so sánh với các chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo thuế.
  5. Phát hiện và báo cáo các trường hợp hóa đơn, chứng từ không hợp lý hợp lệ, không đủ điều kiện khấu trừ hoặc không đủ điều kiện ghi nhận chi phí được trừ theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Việc này, nếu làm đơn lẻ không có hệ thống thì cũng không mang lại hiệu quả gì mà cần tập hợp, vận dụng mẫu kiểm soát để ghi nhận thông tin, các kết quả báo cáo trên cùng 1 trang giấy, giúp chủ doanh nghiệp / nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, logic trước khi chính thức đồng ý cho nộp báo cáo thuế qua mạng.
​
MẪU PHIẾU KIỂM SOÁT - KIỂM TRA BÁO CÁO THUẾ ĐỊNH KỲ TẠI ĐÂY

2. Đánh giá Check-List công việc đã thực hiện của nhân viên/dịch vụ kế toán thuế

Song song với nội dung kiểm soát trong mục 1, doanh nghiệp nên yêu cầu nhân viên kế toán thuế hoặc nhà cung cấp dịch vụ kế toán thuế thực hiện ghi nhận lại các công việc / nhiệm vụ đã thực hiện trong kỳ. Yêu cầu này mang tính kiểm soát nội bộ, vừa để đánh giá công việc và hiệu quả làm việc của nhân viên, vừa có tính nhắc nhở cho nhân viên hoặc nhà cung cấp dịch vụ không quên việc phải làm cho mỗi kỳ báo cáo. Một khi check-list được kiểm soát kèm theo mẫu kiểm tra đã đề cập trong mục 1, tôi tin rằng doanh nghiệp đã gần như loại bỏ hoàn toàn nguy cơ rủi ro sai sót trong công tác tập hợp quản lý hóa đơn, kê khai báo cáo thuế của mình.
Bao cao thue, quan ly nhan vien lam bao cao thue, kiem soat cong viec ke toan thue
Doanh nghiệp nên đưa mẫu kiểm soát công việc của nhân viên kế toán thuế này vào quy chế để có chế tài cụ thể nếu không hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời như 1 biện pháp nhắc việc giúp công việc kế toán thuế trở nên tốt hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro, từ đó cả nhân viên kế toán thuế và doanh nghiệp cùng có lợi.
Đối với doanh nghiệp thực hiện thuê ngoài dịch vụ kế toán thuế, thì mẫu kiểm soát công việc định kỳ này còn như căn cứ quan trọng trong bộ tiêu chuẩn nghiệm thu công việc hoàn thành hàng tháng, hàng quý của hợp đồng dịch vụ. Tránh trường hợp tiền dịch vụ thì cứ trả đều mà không biết hàng tháng/quý đơn vị/cá nhân cung cấp dịch vụ đã làm được gì cho doanh nghiệp mình.

MẪU CHECK-LIST KIỂM SOÁT CÔNG VIỆC KẾ TOÁN THUẾ TẠI ĐÂY

3. Báo cáo tổng hợp Doanh thu - Chi phí - Thuế & biện pháp xử lý chi phí được trừ, hướng tới tối ưu THUẾ PHẢI NỘP

Đây là nội dung công việc quan trọng nhất, có tính chất quản trị nhằm đáp ứng yêu cầu hữu hiệu hóa kết quả kê khai báo cáo thuế, quyết toán thuế hàng năm. Khi báo cáo về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế, tạm tính thuế TNDN được trình lên giám đốc / ban quản lý doanh nghiệp hàng quý thì một mặt giúp doanh nghiệp nắm được số liệu tổng hợp - kịp thời về kế toán thuế ở mỗi quý, nhìn nhận được những rủi ro về thuế, các khoản chi phí không được trừ (nếu có) và mặt khác đòi hỏi nhân viên kế toán thuế hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế phải thực hiện công việc hạch toán kế toán thuế, ghi sổ sách và phân tích tổng quan về số liệu kế toán thuế, qua đó, doanh nghiệp có quyền và cơ sở yêu cầu nhân viên hoặc dịch vụ đưa ra các giải pháp có lợi về kế toán thuế, tránh trường hợp để đến cuối năm mới cùng nhau tá hỏa "chạy chứng từ".
Doanh thu, chip phi, loi nhuan, thue tndn, bao cao thue, dich vu ke toan thue, dao tao ke toan thue
Bằng cách lập báo cáo này, Ban quản lý doanh nghiệp sẽ nắm được:
  • Doanh thu, thu nhập tính thuế và sự biến động giữa các quý
  • Giá vốn, chi phí được trừ và sự biến động giữa các quý
  • Lợi nhuận trước thuế và thuế TNDN dự kiến phải nộp
  • Các khoản chi phí không được trừ theo luật thuế hiện hành
  • Tình hình thực hiện nghĩa vụ kê khai báo cáo thuế, nộp thuế, lao động tiền lương, bảo hiểm
  • Các giải pháp hoặc phương án hợp thức hóa chí, kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế
  • Có thể tối ưu thuế phải nộp hay không? Bằng cách nào? Ngân sách thực hiện là bao nhiêu?
Với bằng ấy các thông tin về quản trị tài chính kế toán thuế, chắc chắn sẽ loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bị động trong việc xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng qua đó mà định hướng được công tác điều phối cho phù hợp mối quan hệ giữa 4 thông số "Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận tính thuế - Thuế phải nộp" cho từng kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về nguyên tắc, khi nắm được tình hình, khi hiểu rõ nguyên nhân và bàn thảo các phương án thì người viết bài tin rằng luôn có phương án hợp lý cho doanh nghiệp.

MẪU BÁO CÁO QUẢN TRỊ DOANH THU - CHI PHÍ - THUẾ TẠI ĐÂY

4. Bộ mẫu ứng dụng kiểm soát và quản trị kế toán thuế cho doanh nghiệp (SME)

Tu van thue, ke toan thue, bao cao thue, dich vu ke toan thue
Nhằm giúp các doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nâng cáo năng lực quản lý, kiểm soát công tác kê khai báo cáo thuế, quản lý thực thi chính sách thuế hướng tới tối ưu thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật, Giamdoc.net cung cấp Bộ mẫu tiêu chuẩn quản lý và kiểm soát kế toán thuế. Bộ mẫu ứng dụng này gồm có:
  1. Phiếu kiểm tra định kỳ kết quả kê khai báo cáo thuế
  2. Check-List công việc của nhân viên kế toán thuế
  3. Báo cáo phân tích doanh thu - chi phí - lợi nhuận tính thuế - thuế TNDN phải nộp
Ứng dụng:
  • Giúp quản lý và kiểm soát tốt hơn công việc kế toán thuế doanh nghiệp, loại trừ rủi ro không đáng có
  • Giúp quản lý kiểm soát công việc dạng check-list của nhân viên kế toán thuế
  • Giúp đáp ứng kịp thời báo cáo, thông tin, số liệu kế toán thuế từng quý
  • Tạp ra cơ sở đánh giá công việc của nhân viên hoặc chất lượng dịch vụ kế toán thuế mà doanh nghiệp đang thuê
Giá phí:
  • 25USD: Mua online - Chi trả bằng tài khoản Paypal | MUA VÀO DOWNLOAD NGAY
  • 500.000 VND: Đăng ký mua trực tiếp và chuyển khoản, nhận tài liệu qua email | ĐĂNG KÝ NGAY

Hỗ trợ và tư vấn ứng dụng
  • Hướng dẫn ứng dụng hoặc hiệu chỉnh mẫu theo đặc thù doanh nghiệp
  • Tư vấn và hỗ trợ qua điện thoại, email về các vướng mắc, sai phạm trong công việc kế toán thuế, quyết toán thuế
  • Tư vấn, chỉ dẫn các biện pháp tối ưu thuế phải nộp
Công việc kê khai báo cáo thuế định kỳ hiện nay đã đơn giản hơn trước nhiều, chỉ còn tập trung chủ yếu vào thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thực hiện theo tháng hoặc theo quý. Tất nhiên, việc này do nhân viên kế toán hoặc đơn vị / cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán thuế (thuê ngoài) thực hiện. Nhưng là người quản lý hoặc giám đốc doanh nghiệp, bạn đừng bàng quan và phó mặc công việc đó cho nhân viên hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Ít nhất, trước khi chính thức nộp báo cáo thuế, bạn cần kiểm soát được các thông số cơ bản, vừa để nắm tình hình, vừa để tạo áp lực kiểm tra, kiểm soát cho nhân viên hoặc nhà cung cấp dịch vụ kế toán thuế, tránh trường hợp "đến khi phát hiện sai sót thì đã muộn" và phải trả giá bằng tiền phạt.
Đăng ký mua bộ tài liệu này

Bài viết khác cùng chủ đề Kế toán thuế

Comments

    Khóa học tài chính & kế toán thuế

    Quản trị tài chính, quản lý tài chính, kế hoạch tài chính
    Quản trị tài chính, tài chính cho ceo, tài chính cho sếp
    Phân tích báo cáo tài chính, phân tích tài chính
    Quyết toán thuế, tối ưu thuế phải nộp

    RSS Feed

Setup công ty & vận hành kinh doanh bài bản

✅ ​CEO thực chiến V68 phát hành 2025
✅ CEO thực chiến V05 phát hành 2023

​8 cấu phần quản trị chi tiết trên online.giamdoc.net

✅ Mô hình kinh doanh & hoạch định chiến lược
✅ Tổ chức - Vận hành - Lãnh đạo - Văn hóa doanh nghiệp
✅ Setup tài chính doanh nghiệp
✅ Hệ thống Marketing, bán hàng bài bản
✅ Quản trị nhân sự  - hiệp đồng lao động cao
✅ Tài chính - Đầu tư dành cho CEO / chủ doanh nghiệp
✅ Pháp lý kinh doanh (Cùng luật sư)
✅ Tự động hóa và chuyển đổi số doanh nghiệp

Giamdoc.net

Điều khoản sử dụng
Chính sách thanh toán
Về Giamdoc.net
​Liên hệ

Liên hệ

☎️ Đào tạo: 0966 783 881 | 0888 783 881
​☎️Tư vấn: 0938 783 881
📧 [email protected]
​

📍 Lầu 5, Annex Building, Park Royal Sài Gòn, Số  311  Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, HCM
​

📘 Lầu 6, số 10 Sông Thao, phường 2, Tân Bình, HCM
____________________________
Tổ chức đào tạo và phân phối độc quyền:
Công ty TNHH Startup.edu.vn
© Giamdoc.net 2014 - 2025 All rights reserved ​
Photo from mikecogh
  • Đào tạo
  • Tư vấn
  • Lịch / Sự kiện
  • Blog
  • E-Learning