Biết Luật lao động giúp chúng ta bảo vệ quyền lợi cho bản thân và nhận những phúc lợi mà chúng ta có quyền nhận được. 1. Tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 85% lương chính thứcTại Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định rất cụ thể: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”. Sau khi chấm dứt thời hạn thử việc và ký kết hợp đồng lao động chính thức, người lao động sẽ được hưởng 100% lương như thỏa thuận giữa hai bên. 2. Mức lương tối thiểu vùng của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu từ ngày 1/1/2016 là 3.500.000 đồng.Mức lương tối thiểu vùng năm 2016Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thoả thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải đảm bảo:
3. Thời gian thử việc tối đa đối với công việc có chức danh cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên không được quá 60 ngày. Khi kết thúc thời gian thử việc, nếu người lao động đạt “chuẩn” thì phải được ký ngay hợp đồng lao độngTùy theo tính chất và mức độ phức tạp của mỗi công việc mà nhà nước quy định thời gian thử việc khác nhau nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc. Thời gian thử việc phải đảm bảo các điều kiện sau:
4. Người lao động trong thời gian thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộcBộ luật lao động quy định, nội dung của hợp đồng thử việc chỉ bao gồm: - Thông tin tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và các thông tin, giấy tờ hợp pháp của người lao động. - Công việc và địa điểm làm việc. Thời hạn hợp đồng. Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp… - Chế độ nâng bậc, nâng lương - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trang bị bảo hộ lao động Không bao gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. 5. Công ty phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi ký hợp đồng lao động chính thứcTỷ lệ đóng BHXH, BHYT và BHTN của doanh nghiệp và người lao động được quy định theo bảng trên. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương và phụ cấp lương. Xem thêm: Bảng tổng hợp: Tỷ lệ đóng Bảo hiểm qua các năm. Bảng tổng hợp: Tỷ lệ đóng Bảo hiểm qua các năm.Các khoản phụ cấp phải đóng BH năm 2016Xem thêm bài viết: Các khoản phụ cấp phải đóng BH năm 2016. 6. Lao động nữ sinh con được nghỉ 6 tháng hưởng lương dựa trên mức lương đóng BHXHLao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Trong thời gian này, lao động nữ được nhận 6 tháng tiền lương (dựa trên mức lương đóng BHXH) của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Điều kiện: lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Chế độ thai sản năm 2016 mới nhấtXem thêm bài viết: Người lao động nên biết: Cách tính hưởng Chế độ thai sản năm 2016 mới nhất 7. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và chưa có việc làm, người lao động phải nộp đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mới được hưởng bảo hiểm thất nghiệpTrong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động ở công ty trước và chưa có việc làm, người lao động chưa có việc làm có thể đăng ký thất nghiệp tại cơ quan BHXH địa phương để nhận bảo hiểm thất nghiệp. Sau khi nộp ĐỦ và ĐÚNG các giấy tờ (trong đó có bao gồm sổ BHXH, Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc quyết định thôi việc hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động), cơ quan BHXH sẽ ra Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhận được Quyết định được trợ cấp thất nghiệp, bạn căn cứ vào thời gian ĐIỂM DANH ghi trên Quyết định để trình diện đúng ngày. Nguồn: VietnamWorks Tổng hợp và bổ sung: giamdoc.net Bài viết chủ đề tài chính - kế toán thuế |