Quyết toán thuế và giải trình thanh tra thuế luôn là nỗi lo lắng của giới kế toán đặc biệt trong tình hình năm tài chính 2015 với nhiều sự thay đổi chính sách, cả về pháp luật doanh nghiệp và cả về chính sách thuế. Quyết toán thuế và giải trình thanh tra thuế luôn là nỗi lo lắng của giới kế toán đặc biệt trong tình hình năm tài chính 2015 với nhiều sự thay đổi chính sách, cả về pháp luật doanh nghiệp và cả về chính sách thuế. Với nhiều thông thoáng trong thủ tục và điều kiện ghi nhận chi phí được trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế TNDN nhưng cũng đòi hỏi chặt chẽ hơn về hồ sơ nội bộ để có thể giải trình tính hợp lý của các khoản chi phí. Tóm lại là: chính sách cởi mở hơn, cho doanh nghiệp tự chủ hơn thì cũng yêu cầu trách nhiệm cao hơn của kế toán thuế. Nội dung dưới đây sẽ chỉ dẫn các phương pháp và kỹ năng, công việc cần thực hiện để có một kỳ quyết toán thành công, an toàn, hiệu quả và tối ưu thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật... Thông thường, có tới 75% kế toán viên không thể hoặc chưa kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế để có thể đảm bảo giải trình chắc chắn cho các chi phí được trừ đã ghi nhận. Ở góc độ doanh nghiệp, cũng có khoảng 30% chi phí thực sự mà doanh nghiệp không thể có căn cứ ghi nhận hoặc bị chính doanh nghiệp bỏ quên không ghi nhận. Từ đó dẫn đến nguy cơ phải nộp thuế nhiều hơn mức thực sự phải nộp...! Soát xét số liệu kế toán thuế và hồ sơ kế toán thuế 2015
Phân tích báo cáo tài chính trong quan hệ với báo cáo quyết toán thuếChúng ta thường coi nhẹ việc phân tích báo cáo tài chính và số liệu kế toán vì nghĩ rằng chỉ làm kế toán thuế một cách "đối phó". Nhưng tác giả muốn nhấn mạnh rằng, kể cả "đối phó" thì cũng nên làm cho chặt chẽ để không còn tồn tại nguy cơ xuất toán trước khi nộp quyết toán. Ví dụ, một doanh nghiệp báo lỗ liên tục 3 năm với số lỗ khá nhiều, có phát sinh chi phí tài chính do đi vay tiền nhưng quỹ tiền mặt lại dư quá nhiều ở mỗi kỳ quyết toán. Vậy phải chăng kế toán "dấu đầu hở đuôi" (?). Lỗi đó là do không có khả năng phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính trong quan hệ với các tờ khai thuế, hồ sơ gốc và báo cáo quyết toán cũng như "xu hướng" số liệu kế toán thuế của doanh nghiệp. Vậy bạn cần phân tích và đối chiếu thế nào?
Kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế và TỐI ƯU THUẾ PHẢI NỘPĐể kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế hướng đến tối ưu thuế phải nộp trong doanh nghiệp, bạn cần thông thạo hoạt động đặc thù của công ty mình, am hiểu chính sách kế toán và pháp luật về thuế, đặc biệt là thuế TNDN. Tiếp theo đòi hỏi bạn có kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, thương mại cho các nội dung: quy chế tài chính, quy chế thương mại, chiết khấu thanh toán, chính sách giảm giá - chiết khấu, khuyến mãi, quảng cáo, xử lý hao hụt, và các quy định liên quan tới lao động tiêng lương, quy chế lương, trích lập dự phòng, hợp đồng kinh tế...
Đào tạo kế toán thực hành thực tế tại Start-UP Coaching chúc bạn thực hiện thành công! |