Dự thảo Thông tư mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 và Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nội dung chi tiết Dự thảo Thông tư mới sửa đổi bổ sung TT78/2014/TT-BTC, TT96/2015/TT-BTC và các luật thuế
THUYẾT MINH DỰ THẢO THÔNG TƯ
Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và quản lý thuế tại Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 và Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp
__________________________________
Ngày 6/4/2016, Quốc hội đã thông qua Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Thực hiện Thông báo số 179/TB-BTC ngày 05/4/2016 của Bộ Tài chính và Thông báo số 1943/TB-TCT ngày 08/4/2016 của Tổng cục Thuế về việc xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn, trên cơ sở dự thảo Nghị định của Vụ Chính sách thuế đang gửi lấy ý kiến các Vụ, đơn vị của Bộ và công văn số 2633/TCT-CS ngày 26/4/2016 của Tổng cục Thuế gửi Vụ CST tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị định, Trên cơ sở tổng hợp vướng mắc của các Cục Thuế báo cáo theo công văn số 1589/TCT-CS ngày 15/4/2016 của Tổng cục Thuế về việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Nghị định, Thông tư, Dự thảo Thông tư gồm có 7 Điều: Điều 1: Về thuế GTGT Điều 2: Về thuế TTĐB Điều 3: Về quản lý thuế Điều 4: Về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Điều 5: Về thuế TNDN Điều 6: Hiệu lực thi hành Điều 7: Trách nhiệm thi hành
1. Về thuế GTGT 1.1. Các nội dung quy định tại Luật số 106 Dự thảo Thông tư đang hướng dẫn các nội dung quy định tại Luật số 106 theo đúng quy định tại Luật và dự thảo Nghị định, cụ thể gồm các nội dung sau: (1) Đối tượng không chịu thuế GTGT: - Bổ sung: dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật. - Bổ sung: sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng lượng bao gồm chi phí: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên. (2) Hoàn thuế - Không hoàn thuế đối với cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý. - Không hoàn thuế đối với một số trường hợp dự án đầu tư không đảm bảo điều kiện quy định và hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan. Ngoài ra, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau: Nội dung 1: Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về người nộp thuế đối với DNCX có hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Tại khoản 6 Điều 3 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về người nộp thuế GTGT như sau: “6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.” Tại Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 164/2013/NĐ-CP đã bỏ quy định DNCX khi thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá tại Việt Nam phải thành lập Chi nhánh. Do đó, trên cơ sở ý kiến tham gia của Tổng cục Thuế với Tổng cục Hải quan, dự kiến sửa đổi, bổ sung như sau: “Doanh nghiệp chế xuất được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật có thể thành lập hoặc không thành lập Chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này. Doanh nghiệp chế xuất phải mở sổ sách kế toán, hạch toán riêng doanh thu, chi phí; thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật với cơ quan thuế đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu; trường hợp không hạch toán riêng được các chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam với hoạt động sản xuất để xuất khẩu thì doanh nghiệp chế xuất không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với các chi phí này.” Nội dung 2: Bổ sung hướng dẫn về hình thức bảo quản thông thường khác. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ, trên cơ sở công văn số 5181/BTC-TCT ngày 15/4/2016 của Bộ Tài chính gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ướng hướng dẫn về chính sách thuế đối với thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản, trong đó có hướng dẫn: “Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, tách hạt, tách cọng, cắt, xay, băm, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, đánh bóng hạt, hồ hạt, đóng hộp kín khí hoặc được bảo quản thông thường như bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng hình thức khác không trái những quy định, hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.” Dự kiến sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC) như sau: “1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, băm, vỡ mảnh, đánh bóng hạt, hồ hạt, đóng hộp kín khí, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản ….” Nội dung 3: Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về thức ăn chăn nuôi và máy móc thiết bị khác chuyên dùng cho nông nghiệp. * Từ 1/1/2015, thức ăn chăn nuôi chuyển từ thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT. Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định một số sản phẩm như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm là thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, theo ý kiến của Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT, Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi đã quy định điều kiện bắt buộc là các tổ chức, cá nhân chỉ được phép sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ NN&PTNT ban hành và không phải bất cứ thứ gì vật nuôi ăn được đều được xem là thức ăn chăn nuôi. Do đó, các sản phẩm như bột cá, bã sắn, bã hèm, bắp ép thành viên hoặc dạng bột nếu chưa có trong Danh mục TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam thì chưa đủ điều kiện để xem xét là TĂCN thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Để phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, trên cơ sở dự thảo ý kiến tham gia Nghị định, dự thảo Thông tư dự kiến hướng dẫn như sau: “... Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến ...” * Từ 1/1/2015, MMTB chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp chuyển từ thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT. Theo quy định tại Khoản 1c Điều 3 Nghị định số 12/2015/TT-BTC ngày 12/2/2015 của Chính phủ về đối tượng không chịu thuế GTGT: “Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: Máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác . Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các loại máy chuyên dùng khác dùng cho sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản này.” Thời gian qua khi thực hiện quy định nêu trên, sau khi xin ý kiến Bộ NN và PTNT, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 1677/BTC-TCT ngày 29/1/2016 và công văn số 12848/BTC-CST ngày 15/9/2015 hướng dẫn Cục Thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tại điểm 2 công văn số 1677/BTC-TCT ngày 29/1/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố xác nhận các máy, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính, điểm 1 công văn số 12848/BTC-CST ngày 15/9/2015 và điểm 1 công văn này theo nguyên tắc: Máy, thiết bị và linh kiện đồng bộ để lắp rắp thành máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và không thể sử dụng cho mục đích khác là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế”. Trên cơ sở ý kiến tham gia với Vụ CST vào dự thảo Nghị định và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ (chị Mai) về việc hướng dẫn vào Thông tư, dự thảo Thông tư dự kiến hướng dẫn như sau: “ Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa; máy, thiết bị cung cấp thức ăn, nước uống, thu gom trứng, dọn vệ sinh; máy móc, thiết bị chăm sóc gia súc, gia cầm; máy móc, thiết bị phục vụ thụ tinh nhân tạo gia súc, gia cầm; máy phân tích chất lượng sữa; máy đóng gói nguyên liệu thức ăn thô xanh; máy móc, thiết bị xử lý chất thải chăn nuôi, cải tạo môi trường chăn nuôi; máy quạt nước; máy sục khí; máy tự động cho cá, tôm ăn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; máy gặt đập liên hợp; dàn xới; máy kéo cầm tay; máy thu hoạch rau hoạt động bằng điện, máy phân loại hoa hoạt động bằng điện; máy phân loại nhân hạt điều; thiết bị sưởi ấm, làm mát cho gia súc, gia cầm; máy móc, thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi, silo chứa cám, hệ thống tải nguyên liệu và các phụ tùng thay thế là các máy, thiết bị (nghiền, trộn, máy ép viên, silo chứa, hệ thống băng tải) sử dụng chế biến thức ăn gia súc, gia cầm; máy nông ngư cơ (đầu máy động cơ nổ) sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như: làm động lực cho bơm nước, tưới, tiêu, phun thuốc bảo vệ thực vật; máy vò chè; máy xát trắng; máy bóc vỏ lúa; máy tách thóc; máy đánh bóng gạo; máy đánh bóng cà phê; sàng tạp chất gạo; cối trắng; sàng đá; trống tách hạt lép; máy tách trấu; phin lọc bụi; cân tự động; định lượng; trống phân hạt; sàng đảo; sàng cám; van xả kín; sàng trấu; trống trộn; lò đốt trấu; máy sấy tầng sôi; máy bóc vỏ mè; dây chuyền bóc vỏ lúa ra gạo; các thiết bị sử dụng cho hệ thống máy sấy, máy xay xát lúa, gạo; khay gieo mạ; Các máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt: Máy rửa và sàng tạp chất; máy xát quả; máy tách vỏ thịt; lồng tách quả xanh, máy đánh nhớt, máy làm ráo; bể siphong ủ cà phê; máy tách tạp chất; máy phân loại; máy thổi cà phê; máy rung sàng và các linh kiện theo kèm theo (gầu tải, băng tải, xích tải, vít tải, quạt các loại, bồn chứa các loại, bồn trộn, lò đốt, máy hút bụi, cyclon, van airlock);Các loại máy, thiết bị sơ chế tiêu:Máy phân dung trọng tiêu; thiết bị phân loại tiêu; máy tách từ tính kiểu băng tải; máy tiệt trùng tiêu; máy rung sàng và các linh kiện kèm theo (gầu tải, băng tải, xích tải, vít tải, quạt các loại, bồn chứa các loại, bồn trộn, lò đốt, máy hút bụi, cyclon, van airlock); Máy tách màu, phân loại gạo, hạt; Máy cắt cỏ cầm tay, dùng thu hoạch cỏ, máy băm cỏ;Các máy, thiết bị chăn nuôi gà:Máy đếm trứng gà N50; bộ điều khiển máy đếm trứng; máy đóng gói trứng gia cầm tự động; máy chuyển trứng; bàn soi trứng; xe đẩy trứng dùng trong trại gà; ổ đẻ tự động; bộ kích điện cho gà khỏi leo ra ngoài; Hệ thống: chuồng nái mang thai, chuồng lồng nái đẻ, chuồng lợn con cai sữa; khung chuồng heo các loại; lồng nuôi gà các loại; hệ thống lắp ráp đồng bộ chuồng gà, chuồng heo tấm lót sàn cho heo bằng thép; tấm PVC ngăn chuồng heo; sàn nhựa lót sàn chuồng; nẹp thanh la đỡ sàn; thanh la đỡ sàn; Xi lanh (bơm tiêm) các loại; dây truyền dịch; dẫn tinh quản các loại; dây gieo tinh; đèn sưởi ấm các loại; núm uống các loại; bộ kìm săm số tai; thẻ đeo tai lợn, bò các loại; kim tiêm các loại; dao mổ; dao gọt móng; bộ dụng cụ dùng để phẫu thuật; bộ dụng cụ sản khoa; bộ xử lý móng bò; kim khâu vết thương; kim thông vú bò;Máy, thiết bị cung cấp thức ăn, nước uống tự động cho heo các loại;Máy cắt mỏ gà các loại; máy siêu âm các loại; Máy cắt/mài răng heo; Máy hấp và khử trùng; máy xác định động dục;Máy, thiết bị sản xuất thức ăn thủy sản;Máy kéo sử dụng trong nông nghiệp: Máy kéo liên hợp với cày, bừa, phay, rạch hàng, gieo, phun thuốc bảo vệ thực vật, san phẳng đồng ruộng và các loại máy chuyên dùng khác được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố xác định theo nguyên tắc chỉ sử dụng trong nông nghiệp và không thể sử dụng cho mục đích khác.”
Nội dung 4: Bổ sung vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt Trên cơ sở ý kiến tham gia với Vụ CST vào dự thảo Nghị định, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 4 như sau: “16. Vận chuyển hành khách công cộng quy định tại khoản 16 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe ô tô điện, tàu điện chạy trên hệ thống đường sắt đô thị theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.”
Nội dung 5: Bổ sung ví dụ về chuyển nhượng dự án bất động sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã cũng thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT Trên cơ sở công văn số 5210/TCT-CS ngày 08/12/2015 của Tổng cục Thuế gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố sau khi đã báo cáo Bộ Tài chính, dự thảo Thông tư bổ sung ví dụ vào khoản 4 Điều 5 như sau: “4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Ví dụ 18: Công ty cổ phần P thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp. Đến tháng 3/2014, dự án đầu tư đã hoàn thành được 90% so với đề án thiết kế và giá trị đầu tư là 26 tỷ đồng. Do gặp khó khăn về tài chính, Công ty cổ phần P quyết định chuyển nhượng toàn bộ dự án đang đầu tư cho Công ty cổ phần X với giá chuyển nhượng là 28 tỷ đồng. Công ty cổ phần X nhận chuyển nhượng dự án đầu tư trên để tiếp tục sản xuất cồn công nghiệp. Công ty cổ phần P không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với giá trị dự án chuyển nhượng cho Công ty cổ phần X. Ví dụ 18a: Công ty xây dựng M thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà để bán. Đến tháng 8/2016, dự án đầu tư đã hoàn thành được 70% so với đề án thiết kế và giá trị đầu tư là 26 tỷ đồng. Do gặp khó khăn về tài chính, Công ty xây dựng M quyết định chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản đang đầu tư cho Công ty bất động sản N với giá chuyển nhượng là 28 tỷ đồng. Công ty bất động sản N nhận chuyển nhượng dự án đầu tư trên để tiếp tục dự án đầu tư xây dựng nhà để bán. Công ty xây dựng M không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với giá trị dự án chuyển nhượng cho Công ty bất động sản N.”
Nội dung 6. Sửa đổi hướng dẫn về giá tính thuế đối với điện của các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN Trên cơ sở ý kiến đã tham gia vào dự thảo Nghị định và thực hiện chỉ đạo của Bộ, dự thảo Thông tư đưa ra 3 phương án về giá tính thuế (khoản 13 Điều 7) như sau: “13. Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bao gồm cả điện của nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng ……. giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chưa xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì theo giá tạm tính của Tập đoàn thông báo nhưng không thấp hơn giá bán điện thương phẩm bình quân của năm trước liền kề. Khi xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì kê khai điều chỉnh chênh lệch vào kỳ kê khai của tháng đã có giá chính thức. Việc xác định giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chậm nhất không quá ngày 31/3 của năm sau.” Phương án 1: bằng 40% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước Phương án 2: bằng 20% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước. Nội dung 7: Thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu và các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bộ tại tờ trình của Tổng cục Thuế về thuế GTGT đối với dịch vụ xuất khẩu, Tổng cục Thuế đã tổng hợp tham gia với Vụ CST để sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ xuất khẩu tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP. Trên cơ sở các ý kiến đã tham gia với Vụ CST, dự kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC như sau: “b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan. Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài là dịch vụ khi được chuyển giao hoặc thực hiện không có sự hiện diện thực tế của bên mua tại Việt Nam trong quá trình thực hiện, tiếp nhận sử dụng dịch vụ và địa điểm tiếp nhận dịch vụ của bên mua ở ngoài Việt Nam. Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và gắn với xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức không có trụ sở kinh doanh, cơ sở cố định tại Việt Nam để thực hiện một phần hoặc toàn bộ họat động kinh doanh. Ví dụ: Công ty A tại Việt Nam ký hợp đồng với Công ty B ở nước ngoài để cung cấp các dịch vụ: gia công, lắp ráp, sửa chữa, làm sạch, đánh bóng, mạ, sơn, đóng gói, dán nhãn hàng hoá để xuất khẩu thì các dịch vụ do Công ty A cung cấp là dịch vụ xuất khẩu. Ví dụ: Công ty X tại Việt Nam ký hợp đồng với Công ty C (là doanh nghiệp chế xuất) để thực hiện dịch vụ định giá, đánh giá, phân loại hàng hoá cho Công ty C để xuất khẩu thì dịch vụ này là dịch vụ xuất khẩu. Ví dụ: Công ty H là doanh nghiệp Việt Nam được phép thành lập và kinh doanh kho ngoại quan theo quy định. Công ty H thực hiện cung cấp các dịch vụ cho Công ty Z ở nước ngoài các dịch vụ: cho thuê kho ngoại quan, dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, đóng gói bao bì, dán nhãn hàng hóa được thực hiện trong kho ngoại quan gắn với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài thì các dịch vụ này là dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí. Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam. Ví dụ 45: Công ty B ký hợp đồng với Công ty C về việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế cho dự án đầu tư ở Cam-pu-chia của Công ty C (Công ty B và công ty C là các doanh nghiệp Việt Nam). Hợp đồng có phát sinh các dịch vụ thực hiện ở Việt Nam và các dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia thì giá trị phần dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đối với phần doanh thu dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, Công ty B phải kê khai, tính thuế GTGT theo quy định. Ví dụ 46: Công ty D cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, lập báo cáo khả thi đối với dự án đầu tư tại Lào cho Công ty X. Giá trị hợp đồng Công ty D nhận được là 5 tỷ đồng đã bao gồm thuế GTGT cho phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam. Hợp đồng giữa 2 doanh nghiệp không xác định được doanh thu thực hiện tại Việt Nam và doanh thu thực hiện tại Lào. Công ty D tính toán được các chi phí thực hiện ở Lào (chi phí khảo sát, thăm dò) là 1,5 tỷ đồng và chi phí thực hiện ở Việt Nam (tổng hợp, lập báo cáo) là 2,5 tỷ đồng. Doanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam đã bao gồm thuế GTGT được xác định như sau:
5 tỷ x
= 3,125 tỷ đồng
Trường hợp Công ty D có tài liệu chứng minh Công ty cử cán bộ sang Lào thực hiện khảo sát, thăm dò và có giấy tờ chứng minh Công ty mua một số hàng hóa phục vụ việc khảo sát, thăm dò tại Lào thì doanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Lào được áp dụng thuế suất 0% và được xác định bằng 1,875 tỷ đồng (5 - 3,125 = 1,875 tỷ đồng).” “3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm: - Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.” - Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; - Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; - Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan); - Các dịch vụ cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhưng thực hiện tại Việt Nam gồm thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành, ăn uống, khám, chữa bệnh, nghỉ dưỡng; dịch vụ liên quan đến bất động sản tại Việt Nam như xây dựng, sửa chữa, khảo sát, thiết kế, định giá); dịch vụ thanh toán qua mạng; dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu dùng sản phẩm hàng hóa tại Việt Nam và các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Ví dụ: Công ty X tại nước ngoài thuê các công ty tại Việt Nam bao gồm thuê Công ty A thực hiện quảng cáo sản phẩm N; thuê công ty B làm thủ tục nhập khẩu (uỷ thác nhập khẩu), dán nhãn và thuê công ty C làm đại lý bán buôn sản phẩm N tại Việt Nam. Các dịch vụ này có liên quan đến bán, tiêu thụ sản phẩm N tại thị trường Việt Nam nên không được coi là dịch vụ xuất khẩu. Ví dụ: Công ty A tại Việt Nam ký hợp đồng tìm kiếm nhà cung cấp hàng thuỷ sản tại Việt Nam cho công ty B tại nước ngoài để công ty B thực hiện việc thương lượng mua/bán/thu gom thì dịch vụ này không được coi là dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp công ty B tại nước ngoài thuê công ty A tại Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đã thu gom, sơ chế và phân loại thì dịch vụ này được coi là dịch vụ xuất khẩu. Ví dụ: Công ty X thuê tổ chức đêm hoà nhạc cổ điển do các nghệ sỹ (không phân biệt người nước ngoài hay trong nước) trình diễn tại Hà Nội theo hợp đồng lưu diễn toàn cầu của công ty B ở nước ngoài. Công ty A tại Việt Nam ký hợp đồng với công ty B ở nước ngoài để thực hiện thiết kế sân khấu cho buổi biểu diễn thì dịch vụ nêu trên không được coi là dịch vụ xuất khẩu dịch vụ. Ví dụ: Công ty Z tại nước ngoài thuê công ty con Z1 tại Việt Nam thực hiện dịch vụ giám sát quy trình sản xuất, gia công tại các Công ty M, N tại Việt Nam thì dịch vụ này được coi là tiêu dùng tại Việt Nam vì quá trình giám sát là khâu đầu vào tiêu thụ cho sản xuất, gia công.”
Nội dung 8: Sửa đổi về thời hạn nộp mẫu số 06/GTGT đối với các đối tượng đăng ký tự nguyện. Trên cơ sở tổng hợp vướng mắc thời gian vừa qua, dự thảo Thông tư hướng dẫn như sau: + Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ. Theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC: NNT nhóm này phải gửi mẫu 06 chậm nhất là ngày 20/12. Theo dự thảo Thông tư: “Doanh nghiệp, hợp tác xã hướng dẫn tại điểm a khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày Ví dụ: Công ty TNHH X thành lập từ tháng 7/2015. Sau khi thành lập, Công ty đã đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế và thực hiện khai thuế GTGT theo quý theo phương pháp khấu trừ đến hết năm 2015, 2016. Đến hết năm 2016, nếu doanh thu chịu thuế GTGT của Công ty theo cách xác định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC từ 1 tỷ đồng trở lên thì Công ty tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế cho 2 năm tiếp theo (2017, 2018); nếu doanh thu chịu thuế GTGT của Công ty theo cách xác định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC đưới 1 tỷ đồng thì Công ty phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 30/1/2017 để tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế cho 2 năm tiếp theo (2017, 2018).” + Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC: NNT nhóm này phải gửi mẫu 06 đến cơ quan thuế (không quy định thời hạn). Tại công văn … của Tổng cục Thuế hướng dẫn: NNT nhóm này gửi mẫu 06 trước kỳ khai thuế GTGT đầu tiên. Theo dự thảo Thông tư: “…tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước kỳ khai thuế GTGT đầu tiên. Khi gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế trực tiếp, cơ sở kinh doanh không phải gửi các hồ sơ, tài liệu chứng minh như dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt, hóa đơn đầu tư, mua sắm, hồ sơ nhận góp vốn, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Cơ sở kinh doanh lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.”
Nội dung 9a: Sửa đổi, bổ sung về việc đăng ký tài khoản của bên bán để khấu trừ thuế GTGT Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC) hướng dẫn: “3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế. Bênmua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) …” Trong quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc, bên mua chuyển tiền vào tài khoản bên bán theo đúng hợp đồng kinh tế giữa 2 bên nhưng tài khoản bên bán chưa được đăng ký/ thông báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế chưa cập nhật kịp thời việc đăng ký tài khoản của bên bán. Trong những trường hợp như thế này, bên mua vẫn đảm bảo điều kiện khấu trừ thuế (thanh toán không dùng tiền mặt và có đăng ký tài khoản với cơ quan thuế). Đây không phải là lỗi của bên mua. Việc xử lý (nếu có) sẽ là xử phạt vi phạm hành chính về thủ tục thuế đối với bên bán, không ảnh hưởng đến việc khấu trừ của người mua. Dự thảo Thông tư hướng dẫn như sau: “Trường hợp bên mua đã đăng ký hoặc thông báo tài khoản với cơ quan thuế nhưng bên bán chưa đăng ký hoặc thông báo tài khỏan với cơ quan thuế thì bên mua vẫn được khấu trừ thuế GTGT. Bên bán bị xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế theo quy định.” Nội dung 9b: Bổ sung hướng dẫn về việc thanh toán hàng hóa nhập khẩu qua tài khoản của bên thứ 3 là cá nhân ở nước ngoài. Tại điểm 4c Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ tài chính quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào: c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật” Về khái niệm “bên thứ 3 là một thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật” hiện nay chưa được hướng dẫn cụ thể, nên trên thực tế việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa nhập khẩu được thanh toán qua tài khoản của bên thứ 3 là cá nhân nước ngoài, mở tài khoản tại nước ngoài không có mặt ở Việt Nam chưa được thực hiện thống nhất. Vì vậy để thống nhất trong quy định, Tổng cục Thuế đề xuất sửa đổi điểm 4c Điều 15 Thông tư như sau: “c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu được thanh toán vào tài khoản của bên thứ ba (theo chỉ định của bên bán) là cá nhân người nước ngoài, mở tài khoản ngân hàng tại nước ngoài, không có mặt tại Việt Nam thì hình thức thanh toán này không đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Nội dung 10: Bãi bỏ điểm b.5 khoản 3 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Từ thực tiễn quản lý thuế, hướng dẫn về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để hoàn thuế đối với trường hợp xuất khẩu thanh toán qua 4 bên gặp vướng mắc về cơ sở pháp lý cũng như dễ bị lợi dụng, do đó, dự thảo Thông tư bãi bỏ điểm b.5 khoản 3 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
2. Về thuế TTĐB: 2.1. Về giá tính thuế TTĐB đối với trường hợp hàng hóa được bán qua các cơ sở kinh doanh thương mại. Tại khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật quản lý thuế quy định: “1. Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất bán ra. Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ % so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ.” Tại Điều 3 dự thảo Nghị định quy định: “Điều 4. Giá tính thuế: .... “b) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn 7%so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra. Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn 7% so với giá bình quân của các cơ sở thương mại bán cho cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu. Riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe ôtô chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.”
Trên cơ sở Luật và dự thảo Nghị định, Tổng cục Thuế đề xuất sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 195/2015/TT-BTC như sau:
b) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩuhoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn 7% so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra. Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn 7% so với giá bình quân của các cơ sở thương mại bán cho cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu. Riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe ôtô chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng. Cơ sở sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại được coi là có mối quan hệ liên kết khi: - Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của cơ sở thương mại. - Cả cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 2.2. Về việc xác định số thuế GTGT phải nộp trong trường hợp cơ sở sản xuất phải điều chỉnh giá tính thuế TTĐB do giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn tỷ lệ % (được quy định tại Nghị định) so với “giá bình quân” của cùng loại sản phẩm do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Theo phản ánh của công ty Piaggio VN và một số đơn vị khác: trong trường hợp công ty phải điều chỉnh giá tính thuế TTĐB do giá bán sản phẩm thấp hơn tỷ lệ % (theo quy định tại Nghị định 108 là 7%) so với “giá bình quân” của cùng loại sản phẩm do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì thuế GTGT phải nộp được xác định như thế nào, cụ thể ví dụ như sau:
Trong ví dụ trên, Piaggio VN hiểu rằng, thuế TTĐB phải kê khai trên tờ khai thuế TTĐB và phải nộp là 8.525.000 đồng, tính trên mức 51.150.000 đồng thay vì mức 50.000.000 đồng. Như vậy số thuế TTĐB phải nộp tăng lên, dẫn đến chi phí của Piaggio tăng, trong khi số tiền thu được từ đại lý không thay đổi. Theo đó, thuế GTGT phải nộp và hóa đơn GTGT xuất bán xe cho Đại lý vẫn thể hiện các chỉ tiêu như sau: Giá trị hàng hóa chưa bao gồm thuế GTGT: 50.000.000VND Thuế GTGT phải nộp: 5.000.000VND Tổng giá trị đã bao gồm thuế GTGT: 55.000.000VND. Về đề xuất của Piaggio, có ý kiến cho rằng do:
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Vì vậy khi điều chỉnh giá tính thuế TTĐB do giá bán sản phẩm thấp hơn 7% so với “giá bình quân trong tháng”của cùng loại sản phẩm đại lý bán ra thì thuế GTGT phải nộp cũng phải điều chỉnh tương ứng. Để đảm bảo việc thực hiện được thống nhất, Tổng cục Thuế đề xuất bổ sung hướng dẫn nội dung này vào cuối điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 195/2016/TT-BTC như sau: “Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB bán hàng hóa cho các cơ sở kinh doanh thương mại nhưng giá bán của cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra; cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất đã tự kê khai giá tính thuế TTĐB theo giá không thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của cơ sở thương mại thì cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu không phải khai điều chỉnh tăng thuế GTGT phải nộp.” 2.3. Về việc bù trừ doanh thu giữa các kỳ khai thuế TTĐB đối với hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng Theo quy định hiện hành: “Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách tức là bằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng.” Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Tổng cục Thuế nhận được vướng mắc của đơn vị và Cục thuế đề nghị hướng dẫn rõ trường hợp có được kết chuyển doanh thu âm từ kinh doanh casino, trò chơi điện từ có thưởng (=tiền thu của khách- tiền chi trả cho khách thắng) của kỳ tính thuế sang doanh thu dương của kỳ tính thuế tiếp theo không. Do thuế TTĐB là loại thuế kê khai theo tháng, vì vậy doanh thu để tính thuế TTĐB được tính theo tháng, tháng nào có phát sinh doanh thu dương từ hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng thì đơn vị phải kê khai nộp thuế TTĐB, nếu phát sinh doanh thu âm thì không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế TTĐB. Về nội dung này, Tổng cục Thuế đề xuất hướng dẫn tại điểm b, khoản 9 Điều 5 dự thảo Thông tư như sau: “Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách tức là bằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng. Người nộp thuế không được kết chuyển doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách bị âm sang kỳ kê khai thuế tiếp theo. Trường hợp trong kỳ khai thuế, doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách bị âm thì người nộp thuế không phải nộp thuế TTĐB. Ví dụ: Công ty A kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, có doanh thu phát sinh các tháng như sau:
2.4. Về việc xác định doanh thu chịu thuế TTĐB đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán Trong quá thực hiện triển khai thuế TTĐB, Tổng cục Thuế nhận được vướng mắc đề nghị hướng dẫn cụ thể đối với doanh thu chịu thuế TTĐB đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoản kinh doanh mát-xa, karaoke..., cụ thể như sau: Tại điểm d khoản 9 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC quy định: “Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).” Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 13 Chương II Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định: “Việc khai thuế tiêu thụ đặc biệt để xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo phương pháp khoán thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này” Tại khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư nói trên quy định đối tượng khoán thuế và loại thuế áp dụng phương pháp khoán bao gồm: Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNCN, thuế tài nguyên. Như vậy, căn cứ các quy định trên thì trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế thuộc đối tượng phải nộp thuế TTĐB có được trừ số thuế GTGT phải nộp trước khi xác định doanh thu chịu thuế TTĐB hay không? Để hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất, Tổng cục Thuế đề xuất hướng dẫn tại Điều 5 dự thảo Thông tư như sau: ”Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, nếu doanh thu để tính thuế TTĐB là doanh thu khoán đã bao gồm thuế GTGT thì doanh thu để tính thuế TTĐB là doanh thu khoán trừ (-) số thuế GTGT phải nộp.” 2.5. Về giảm thuế TTĐB Tại Điều 9 Luật thuế TTĐB hợp nhất quy định: “Điều 9. Giảm thuế “Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).” Tại công văn số 6642/BTC-CST ngày 21/5/2014 về hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị tổn thất hướng dẫn: “7. Về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt: Thực hiện giảm 30% số thuế TTĐB phải nộp trong năm 2014 nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường. - Số thuế TTĐB phải nộp của năm 2014 để làm căn cứ xác định số thuế được giảm là số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB bị thiệt hại đã kê khai thuế TTĐB. - Hồ sơ đề nghị giảm thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 46 Thông tư số156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính. Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại do đơn vị bảo hiểm xác nhận (hoặc Bộ phận đầu mối trong trường hợp không có bảo hiểm). Trường hợp chưa có Biên bản xác nhận thiệt hại thì căn cứ cam kết của doanh nghiệp để thực hiện việc giảm thuế TTĐB và thực hiện hậu kiểm sau khi có Biên bản xác nhận thiệt hại.” Vì vậy, dự thảo Thông tư hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư để thống nhất thực hiện và nâng cao tính pháp lý, cụ thể như sau: “Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có). Số thuế TTĐB làm căn cứ để tính mức tối đa 30% được giảm là số thuế TTĐB phát sinh kê khai phải nộp theo quy định của năm xảy ra thiệt hại (không bao gồm số nợ thuế TTĐB của năm trước chuyển sang). Giá trị tài sản thiệt hại làm căn cứ giảm thuế TTĐB là giá trị thiệt hại của TSCĐ, sản phẩm tồn kho, nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng, nhiên liệu sử dụng để sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB sau khi trừ giá trị bảo hiểm bồi thường (nếu có) và giá trị thu hồi (nếu có). Thủ tục, hồ sơ giảm thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại do đơn vị bảo hiểm xác nhận (hoặc đơn vị thẩm định độc lập không có quan hệ liên kết trong trường hợp không có bảo hiểm)” 3. Về quản lý thuế 3.1. Về miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Luật số 106 quy định: “... miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hằng năm từ năm mươi nghìn đồng trở xuống”. Dự thảo Nghị định quy định: Bộ Tài chính quy định cụ thể việc miễn giảm thuế. Dự thảo Thông tư hướng dẫn như sau: “Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn, giảm (nếu có) theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn) từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất ở các cấp quận, huyện khác nhau thì việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại điều này được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa. Đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế theo quy định tại điều này nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân được miễn thuế theo quy định tại Điều này thì Chi cục trưởng Chi cục thuế ban hành quyết định chung căn cứ danh sách đề nghị của UBND cấp xã. Việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại điều này áp dụng kể từ năm thuế 2016”. 3.2. Về nộp dần tiền thuế nợ (Khoản 2 - Điều 32) Luật số 106 quy định mức tiền chậm nộp là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Liên quan đến mức tiền châmn nộp, dự thảo Thông tư sửa đổi các hướng dẫn về mức tiền chậm nộp, cụ thể: + Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 32 như sau: "a) Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế được nộp dần theo mức 0,03% mỗi ngày được nộp dần.” + Sửa đổi điểm b.2 khoản 2 Điều 32 như sau: "b.2) Nộp thay cho người nộp thuế trong trường hợp quá thời hạn nộp dần tiền thuế từng tháng mà người nộp thuế chưa nộp, bao gồm: số tiền thuế được nộp dần và số tiền chậm nộp tính theo mức 0,03% mỗi ngày.” + Sửa đổi tỷ lệ tính tiền chậm nộp theo Luật sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 34 Thông tư số 26/2015/TT-BTC và Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau: “2. Xác định tiền chậm nộp tiền thuế a) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. b) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau: trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2016 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13, từ ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 106/2016/QH13. Ví dụ 44: Người nộp thuế B nợ 100 triệu đồng tiền thuế GTGT thuộc tờ khai thuế GTGT tháng 8/2014, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 22/9/2014 (do ngày 20/9/2014 và ngày 21/9/2014 là ngày nghỉ). Ngày 20/8/2016 người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 23/9/2014 đến ngày 20/8/2016, số tiền chậm nộp phải nộp là 34,08 triệu đồng. Cụ thể như sau: - Trước ngày 01/01/2015 tiền chậm nộp được tính như sau: + Từ ngày 23/9/2014 đến ngày 21/12/2014, số ngày chậm nộp là 90 ngày: 100 triệu x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng. + Từ ngày 22/12/2014 đến ngày 31/12/2014, số ngày chậm nộp là 10 ngày: 100 triệu x 0,07% x 10 ngày = 0,7 triệu đồng. - Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2016, số ngày chậm nộp là 547 ngày: 100 triệu x 0,05% x 547 ngày = 27,35 triệu đồng. - Từ ngày 01/7/2016 đến ngày 20/8/2016, số ngày chậm nộp là 51 ngày: 100 triệu x 0,03% x 51 ngày = 1,53 triệu đồng. c) Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Ví dụ 45: Người nộp thuế C nợ thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/8/2013. Ngày 26/8/2013, người nộp thuế nộp số tiền trên vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 06 ngày, được tính từ ngày 21/8/2013 đến ngày 26/8/2013. Ví dụ 46: Người nộp thuế D được cơ quan thuế quyết định gia hạn nộp thuế đối với khoản thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/5/2014, thời gian gia hạn từ này 21/5/2014 đến ngày 20/11/2014. Ngày 21/11/2014, người nộp thuế nộp 50 triệu vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 01 ngày (ngày 21/11/2014). Ví dụ 47: Cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế đối với người nộp thuế E. Ngày 15/4/2014, cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế với số tiền là 500 triệu đồng, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 14/5/2014. Ngày 30/5/2014, người nộp thuế nộp 500 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 16 ngày, được tính từ ngày 15/5/2014 đến ngày 30/5/2014. d) Trường hợp cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu hồi nợ thuế thì người nộp thuế bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế; thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền đến ngày cơ quan thuế lập biên bản kê biên tài sản. Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu tài sản bán đấu giá cho người mua theo quy định của pháp luật mà cơ quan chức năng có thẩm quyền bán đấu giá tài sản không nộp tiền thuế vào NSNN thì cơ quan chức năng có thẩm quyền bán đấu giá tài sản phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày tiếp theo ngày chuyển giao quyền sở hữu tài sản đến ngày nộp thuế vào NSNN. Không tính chậm nộp trong thời gian thực hiện các thủ tục đấu giá theo quy định của pháp luật. e) Trường hợp người nộp thuế khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 3.2.Về không tính tiền chậm nộp (Điều 34a) Thời gian qua, nhiều Cục Thuế địa phương cóvướng mắc về việc không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng xây dựng với đơn vị sử dụng vốn NSNN và có giao một phần giá trị công việc cho đơn vị khác có thuộc đối tượng không tính tiền chậm nộp không. Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục đã có công văn số 4558/TCT-QLN hướng dẫn (công văn gửi kèm). Do đó, để nâng cao tính pháp lý của công văn nêu trên, dự thảo Thông tư bổ sung thêm hướng dẫn vào khoản 1 Điều 34a (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC) như sau: “1. … Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng xây dựng với đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong hợp đồng (hoặc phụ lục hợp đồng) có giao một phần giá trị công việc cho đơn vị khác và đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước trực tiếp thanh toán cho đơn vị này thì đơn vị nhận một phần giá trị công việc cũng thuộc đối tượng được cơ quan thuế xem xét không tính tiền chậm nộp.” 4. Về miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Luật số 106/2016/QH13 quy định miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi NN phải nộp hằng năm từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Căn cứ quy định trên, dự thảo Thông tư bổ sung khoản 10 vào Điều 10 Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi NN như sau: “10. Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn, giảm (nếu có) theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn) từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất ở các cấp quận, huyện khác nhau thì việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại điều này được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa. Đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế theo quy định tại điều này nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân được miễn thuế theo quy định tại Điều này thì Chi cục trưởng Chi cục thuế ban hành quyết định chung căn cứ danh sách đề nghị của UBND cấp xã. Việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại điều này áp dụng kể từ năm thuế 2016”.
5. Về thuế TNDN 4.1. Về chính sách thuế TNDN đối với hoạt động đầu tư thường xuyên Ngày 02/10/2015 Bộ Tài chính đã có công văn số 13828/BTC-TCT báo cáo và xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề về thuế theo kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham). Tại điểm 3, mục I công văn số 13828/BTC-TCT nêu trên Bộ Tài chính đề xuất hướng dẫn nội dung về đầu tư thường xuyên với nội dung: “Trước năm 2014, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà sử dụng quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định của doanh nghiệp; sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư; sử dụng vốn trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và không tăng công suất sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanh đã đăng ký hoặc được phê duyệt thì không phải đầu tư mở rộng”. Ngày 24/11/2015, Văn phòng Chính phủ có công văn số 9830/VPCP-KTTH thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về các vấn đề nêu tại công văn số 13828/BTC-TCT nêu trên, trong đó đồng ý và giao Bộ Tài chính hướng dẫn, xử lý cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch và đơn giản về thủ tục đối với nội dung về đầu tư thường xuyên. Trên cơ sở công văn của BTC trình Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ, sau khi xin ý kiến một số Bộ ngành, ngày 31/3/2016, Tổng cục Thuế có tờ trình Bộ về công văn hướng dẫn chung về chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư thường xuyên và Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 4769/BTC-TCT ngày 7/4/2016 hướng dẫn chung gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố. Tại tờ trình Bộ, TCT cũng đã trình Bộ cho phép bổ sung nội dung hướng dẫn tại công văn số 4769/BTC-TCT vào Thông tư hướng dẫn Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT, thuế TTĐB và quản lý thuế. Do vậy trên cơ sở nội dung đã nêu tại Tờ trình Bộ, TCT bổ sung nội dung hướng dẫn tại công văn số 4769/BTC-TCT vào dự thảo Thông tư (Sửa đổi bổ sung Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC), cụ thể như sau: “c) Doanh nghiệp có dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi thuế mà giai đoạn năm 2009 - năm 2013 có đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên trong quá trình sản xuất, kinh doanh không thuộc dự án đầu tư mở rộng nêu trên thì phần thu nhập tăng thêm do việc đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên này cũng được hưởng ưu đãi thuế theo mức mà dự án đang áp dụng cho thời gian còn lại tính từ kỳ tính thuế năm 2014. - Hoạt động đầu tư thường xuyên là hoạt động được thực hiện từ 1 trong 3 nguồn độc lập để đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên cho dự án đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm: (1) Quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định của doanh nghiệp. (2) Sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư. (3) Sử dụng vốn trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. - Việc đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên từ các nguồn nêu trên phải đảm bảo điều kiện không tăng công suất sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanh đã đăng ký hoặc được phê duyệt của dự án đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư có ghi quy mô của dự án thì việc đầu tư thường xuyên có tăng quy mô so với giấy chứng nhận đầu tư đã cấp sẽ không được coi là đầu tư thường xuyên và không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Trường hợp nếu trên Giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư không ghi quy mô của dự án, hoặc các đơn vị chỉ bổ sung, thay thế máy móc thiết bị thường xuyên và không thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì sẽ không áp dụng theo tiêu chí này. Trường hợp nếu doanh nghiệp có hoạt động đầu tư thường xuyên làm tăng công suất sản xuất kinh doanh so với giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư thì không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ phần vượt so với công suất sản xuất kinh doanh dự án ghi trên Giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư. Doanh nghiệp có hoạt động đầu tư thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2009 – năm 2013 nếu thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn nêu trên thì được kê khai điều chỉnh bổ sung theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành về quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả trường hợp đã ban hành Quyết định xử lý truy thu thuế hoặc doanh nghiệp đang trong thời gian xử lý khiếu nại) đối với hoạt động đầu tư thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2009 – năm 2013 nay thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại công văn này thì được bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ thuế tiếp theo hoặc được hoàn lại số đã nộp thừa theo quy định”. 4.2. Về chính sách thuế TNDN đối với thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản Ngày 31/3/2016, Tổng cục Thuế có tờ trình Bộ công văn hướng dẫn chung về chính sách thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động chế biến nông sản, thủy sản và Bộ Tài chính đã ban hành công văn hướng dẫn chung số 5181/BTC-TCT ngày 15/4/201 gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố. Tại tờ trình Bộ, TCT cũng đã trình Bộ cho phép bổ sung nội dung hướng dẫn tại công văn số 5181/BTC-TCT vào Thông tư hướng dẫn Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT, thuế TTĐB và quản lý thuế. Do vậy trên cơ sở nội dung đã nêu tại Tờ trình Bộ, TCT bổ sung nội dung hướng dẫn tại công văn số 5181/BTC-TCT vào dự thảo Thông tư (Sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC), cụ thể như sau: “1. Sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính như sau: 1. Thu nhập từ trồngtrọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủysản, sảnxuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợptác xã hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiệnkinh tế - xã hộikhó khăn hoặcở địa bàn có điềukiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồngtrọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiệnkinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn; Thu nhập từhoạt động đánh bắt hải sản. a) Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư này là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến). * Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: - Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên. Nguyên liệu đầu vào của hoạt động chế biến nông sản, thủy sản phải là nông sản, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường (bao gồm cả phụ phẩm của quá trình sơ chế nông sản, thủy sản). Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, tách hạt, tách cọng, cắt, xay, băm, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, đánh bóng hạt, hồ hạt, đóng hộp kín khí hoặc được bảo quản thông thường như bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng hình thức khác không trái những quy định, hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật do cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. - Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính. Doanhnghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập miễn thuế tại Khoản này bao gồm cả thu nhập từ thanh lý các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng (trừ thanh lý vườn cây cao su), thu nhập từ việc bán phế liệu phế phẩm liên quan đến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản. Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng của hợp tác xã và của doanh nghiệp được xác định căn cứ theo mã ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. * Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi khác thì tiếp tục áp dụng ưu đãi theo điều kiện ưu đãi khác đồng thời được áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến nông sản, thủy sản theo quy định tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP và Thông tư số 96/2015/TT-BTC.”
4.3. Về công thức xác định thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Hội nghị trực tuyến triển khai các nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế năm 2016 ngày 26/2/2016 và nội dung phản ánh của 1 số Cục thuế, TCT trình Bộ sửa Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn về công thức xác định thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng đối với trường hợp doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng nhưng không tính riêng được thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng như sau: 1. Bỏ Công thức thứ 2 tính theo tổng vốn đầu tư thực tế. 2. Doanh nghiệp chỉ áp dụng một cách phân bổ đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng theo công thức thứ 1 áp dụng cho cả 2 trường hợp được hưởng ưu đãi và không được hưởng ưu đãi nếu không hạch toán riêng được thu nhập tăng thêm từ hoạt động đầu tư mở rộng. Do vậy trên cơ sở nội dung nêu trên, TCT trình Bộ sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau: “b) Doanh nghiệp có hoạt động đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do hoạt động đầu tư mở rộng phải được hạch toán riêng. Trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng hoặc không được hưởng ưu đãi đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng nhưng không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp. Công thức xác định theo cách sau:
Trong đó: - Giá trị TSCĐ đầu tư mở rộng đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh bình quân trong năm bằng (=) giá trị TSCĐ đầu tư mở rộng nhân (x) số tháng được đưa vào sử dụng trong năm chia (:) 12 tháng. - Tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh bình quân trong năm bằng (=) (Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh đầu kỳ cộng (+) Giá trị TSCĐ đầu tư mở rộngtăng thêm bình quân trong năm trừ (-) Giá trị TSCĐ giảm bình quân trong năm). Ví dụ 1: Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất găng tay trong khu công nghiệp X tại tỉnh Bắc Giang (Khu công nghiệp X không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi), được hưởng ưu đãi do đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn thành lập trong Khu công nghiệp: miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. Năm 2016 Công ty A có thực hiện dự án đầu tư mở rộng cùng địa bàn đã được cơ quan thẩm quyền cấp phép đầu tư, dây chuyền sản xuất mới với nguyên giá là 20 tỷ đồng, hoàn thành đưa vào sản xuất tháng 10/2016; trước đó tháng 8/2016 Công ty thanh lý máy móc thiết bị cũ, giá trị là 12 tỷ đồng. Biết rằng tổng giá trị TSCĐ đầu năm 2016 là 55 tỷ đồng, tổng thu nhập tính thuế phát sinh của năm 2016 là 22 tỷ đồng. Cách xác định thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng như sau: - Giá trị TSCĐ đầu tư mở rộng đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh bình quân trong năm (tính cho 3 tháng từ tháng 10 đến tháng 12) = (20 tỷ x 3 tháng) : 12 tháng =5 tỷ đồng - Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh đầu kỳ ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp = 55 tỷ đồng - Giá trị TSCĐ đầu tư mở rộngtăng thêm bình quân trong năm = 5 tỷ đồng - Giá trị TSCĐ giảm bình quân trong năm (tính cho 5 tháng từ tháng 8 đến tháng 12) = (12 tỷ x 5 tháng) : 12 tháng = 5 tỷ đồng. - Tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh bình quân tháng trong năm = 55 tỷ + 5 tỷ – 5 tỷ = 55 tỷ đồng Thu nhập do đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi là:
= 2 tỷ đồng
Ví dụ 2: Công ty B là một doanh nghiệp sản xuất nhựa trong khu công nghiệp Y tại TP Hồ Chí Minh (Khu công nghiệp Y thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi). Công ty B đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN: áp dụng thuế suất 15% trong 12 năm kể từ khi có doanh thu, miễn thuế TNDN 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế TNDN trong 7 năm tiếp theo. Năm 2016, Công ty B có thực hiện dự án đầu tư mở rộng cùng địa bàn tại KCN Y đã được cơ quan thẩm quyền cấp phép đầu tư, dây chuyền sản xuất mới với nguyên giá là 30 tỷ đồng, hoàn thành đưa vào sản xuất tháng 7/2016; đến tháng 10/2016 Công ty thanh lý máy móc thiết bị cũ, giá trị là 24 tỷ đồng. Biết rằng tổng giá trị TSCĐ đầu năm 2016 là 44 tỷ đồng, tổng thu nhập tính thuế phát sinh của năm 2016 là 20 tỷ đồng. Cách xác định thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng như sau: - Giá trị TSCĐ đầu tư mở rộng đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh bình quân trong năm (tính cho 6 tháng từ tháng 7 đến tháng 12) = (30 tỷ x 6 tháng) : 12 tháng =15 tỷ đồng - Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh đầu kỳ ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp = 44 tỷ đồng - Giá trị TSCĐ đầu tư mở rộngtăng thêm bình quân trong năm = 15 tỷ đồng - Giá trị TSCĐ giảm bình quân trong năm (tính cho 3 tháng từ tháng 10 đến tháng 12) = (24 tỷ x 3 tháng) : 12 tháng = 6 tỷ đồng. - Tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh bình quân tháng trong năm = 44 + 15 – 6 = 53 tỷ đồng Thu nhập do đầu tư mở rộng không được hưởng ưu đãi là:
= 5,66 tỷ đồng”
Tải về:
Du thao TT GTGT TTDB Thuyet minh du thao TT 9 5 16 Thông tư 78/2014/TT-BTC Thông tư 96/2015/TT-BTC Bài viết cùng chủ đề tài chính kế toán thuế |