Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đang thực hiện nghĩa vụ thuế thì phải lập Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài - Mẫu số 01/NTNN theo hướng dẫn chi tiết sau. Tham khảo thêm trường hợp lập tờ khai thuế nhà thầu thực tế phát sinh tại công ty TNHH Start-UP Coaching với chi phí quảng cáo trả cho Google tại bài viết: Báo cáo thuế: Hướng dẫn lập tờ khai thuế nhà thầu (FCT – Foreign Contractor Tax) cho Doanh nghiệp Chi tiết hướng dẫn điền các chỉ tiêu trong Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài - Mẫu số 01/NTNN Cột 1: “Nội dung” Chỉ tiêu này phản ánh nội dung công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo từng hợp đồng ký kết với Bên Việt Nam. Người nộp thuế khai vào chỉ tiêu này chi tiết các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ của Nhà thầu theo các nhóm ngành nghề tương ứng theo hợp đồng, với các mức tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu... khác nhau. Trường hợp Bên Việt Nam ký hợp đồng với nhiều Nhà thầu nước ngoài hoặc một Nhà thầu nước ngoài nhưng có nhiều hợp đồng Nhà thầu thì kê khai riêng theo từng hợp đồng thầu. Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (nhưng đã bao gồm thuế TNDN) là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài A với giá trị chưa bao gồm thuế GTGT là 40.000 USD. Tại cột (1) “Nội dung” của Tờ khai được ghi như sau: Cột 1: Nội dung 1. Doanh nghiệp A: - Dịch vụ giám sát khối lượng xây dụng nhà máy xi măng - Dịch vụ Chỗ ở và làm việc cho NVQL - Trường hợp trong hợp đồng Nhà thầu có các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ tính thuế theo tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu khác nhau thì NNT khai thuế tách riêng giá trị của từng hoạt động kinh doanh; nếu không tách riêng được thì khai chung vào một dòng và áp dụng tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng. Cột 2: “Mã số thuế” Tại chỉ tiêu này, người nộp thuế ghi mã số thuế của các Nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng Nhà thầu. Cột 3: “Hợp đồng số ... ngày ... tháng ...” Người nộp thuế ghi thông tin về hợp đồng Nhà thầu với từng Nhà thầu nước ngoài, bao gồm: số hợp đồng và ngày, tháng ký hợp đồng giữa Bên Việt Nam và Nhà thầu. Cột 4: “Số tiền thanh toán kỳ này” Chỉ tiêu này phản ánh số tiền thực thanh toán trong kỳ của Bên Việt Nam cho Nhà thầu nước ngoài. Số tiền thanh toán được kê khai chi tiết theo từng nội dung công việc trong hợp đồng. Trường hợp trong tháng có nhiều lần thanh toán cho cùng một hợp đồng Nhà thầu, số tiền ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số tiền thanh toán trong tháng. Cột 5: “Ngày thanh toán” Người nộp thuế kê khai vào chỉ tiêu này ngày thanh toán tương ứng với số tiền cho từng hoạt động kinh doanh của từng hợp đồng Nhà thầu. Trường hợp khai thuế Nhà thầu theo tháng mà trong tháng có nhiều lần thanh toán thì không kê khai chỉ tiêu này. Cột 6: “Doanh thu tính thuế” Số liệu ghi vào cột này là doanh thu tính thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp mà Nhà thầu nước ngoài nhận được, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu (nếu có). Số liệu để kê khai vào chỉ tiêu này trong một số trường hợp được xác định như sau: - Trường hợp theo thoả thuận tại hợp đồng Nhà thầu, doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được xác định theo công thức: Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (nhưng đã bao gồm thuế TNDN) là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài A với giá trị chưa bao gồm thuế GTGT là 40.000 USD. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài. Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A như sau: Xác định doanh thu tính thuế: Số tiền 357.894,74 USD này được xác định là doanh thu tính thuế GTGT của hợp đồng Nhà thầu nước ngoài C. Khi thanh toán tiền cho Nhà thầu, Bên Việt nam quy đổi số tiền này ra đồng Việt Nam khai vào chỉ tiêu (6) của Tờ khai thuế Nhà thầu nước ngoài. - Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện khai thuế, nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế để giao bớt một phần giá trị công việc trong hợp đồng Nhà thầu đã ký với Bên Việt Nam thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc, giá trị máy móc thiết bị do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện. Ví dụ 3: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 50 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT). Nhà thầu nước ngoài A đã ký hợp đồng với Công ty B của Việt Nam để giao một phần công việc xây lắp cho Công ty B thực hiện (Công ty B là nhà thầu phụ) với giá trị là 10 triệu USD. Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau (Theo Thông tư 103/2014/TT-BTC): - Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài không khai thuế, nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. - Trường hợp hợp đồng nhà thầu có nhiều hoạt động kinh doanh, trong đó có một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế GTGT thì doanh thu tính thuế của Nhà thầu nước ngoài chỉ bao gồm phần doanh thu của hoạt động chịu thuế GTGT. - Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế, doanh thu tính thuế GTGT không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển). - Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được. Cột 7: “Tỷ lệ GTGT” Người nộp thuế xác định tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng và ghi vào chỉ tiêu này. Tỷ lệ (%) GTGT được quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính và được xác định cho từng ngành nghề cụ thể như sau: - Trường hợp trong hợp đồng Nhà thầu có nhiều hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ khác nhau và tách riêng được giá trị của từng hoạt động trong hợp đồng thì người nộp thuế kê khai và xác định tỷ lệ GTGT tính trên doanh thu tính thuế theo từng hoạt động kinh doanh. - Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn, lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử..., nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ khác thì khi xác định số thuế GTGT phải nộp áp dụng tỷ lệ GTGT của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ GTGT trên doanh thu tính thuế là 30%. Cột 8: “Thuế GTGT phải nộp” Chỉ tiêu này phản ánh tiền thuế GTGT phải nộp của nhà thầu nước ngoài trong kỳ tính thuế. Thuế GTGT phát sinh trong kỳ được tính theo công thức: Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ (%) GTGT x Thuế suất thuế GTGT Chỉ tiêu (8) = Chỉ tiêu (6) x Chỉ tiêu (7) Cột 9: “Doanh thu tính thuế” Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu tính thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của Nhà thầu nước ngoài theo quy định. Doanh thu tính thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp (nếu có) mà Nhà thầu nước ngoài nhận được. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có). Cách xác định Doanh thu tính thuế Thu nhập doanh nghiệp để khai vào chỉ tiêu này trong một số trường hợp được xác định như sau: - Trường hợp theo hợp đồng, doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức: Ví dụ 4: Nhà thầu nước ngoài C cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát kỹ thuật xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm H, giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT là 500.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu với giá trị là 50.000 USD. Theo hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế GTGT, thuế TNDN thay cho Nhà thầu nước ngoài. Theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014của Bộ Tài chính, tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu là 5%. Việc xác định doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài như sau: Số tiền 578.947,37 USD này được xác định là doanh thu tính thuế TNDN của hợp đồng Nhà thầu nước ngoài C. Khi thanh toán tiền cho Nhà thầu, Bên Việt nam quy đổi số tiền này ra đồng Việt Nam khai vào chỉ tiêu (10) của Tờ khai thuế Nhà thầu nước ngoài. - Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện kê khai, nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế để giao bớt một phần giá trị công việc được quy định tại Hợp đồng nhà thầu đã ký với Bên Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc, giá trị máy móc, thiết bị do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện. Trường hợp này không áp dụng trong trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ việc thực hiện Hợp đồng nhà thầu. - Đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ tiền cho thuê. - Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được. - Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN được xác định như sau: + Đối với chuyển nhượng chứng khoán (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) là tổng doanh thu bán chứng khoán tại thời điểm chuyển nhượng; + Đối với lãi trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) là tổng doanh thu bán trái phiếu (bao gồm mệnh giá ghi trên trái phiếu và số lãi trái phiếu nhận được) tại thời điểm nhận lãi. Cột 10: “Tỷ lệ thuế TNDN” Người nộp thuế xác định tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng và ghi vào chỉ tiêu này. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu được quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính và được xác định cho từng ngành nghề, cụ thể như sau: - Trường hợp trong hợp đồng Nhà thầu có nhiều hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ khác nhau và tách riêng được giá trị của từng hoạt động trong hợp đồng thì người nộp thuế kê khai và xác định tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế theo từng hoạt động kinh doanh. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng. - Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn, lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử..., nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ khác thì khi xác định số thuế TNDN phải nộp áp dụng tỷ lệ thuế TNDN riêng của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu tính thuế là 2%. Cột 11: “Số thuế được miễn giảm theo Hiệp định” Chỉ tiêu này phản ánh số thuế được miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký kết giữa Việt Nam và Quốc gia/vùng lãnh thổ mà Nhà thầu nước ngoài thuộc đối tượng cư trú. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thì Bên Việt Nam ký hợp đồng gửi cho cơ quan thuế Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định trong thời hạn 15 ngày trước thời hạn khai thuế. Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài không thuộc diện miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì không kê khai vào chỉ tiêu này. Cột 12: “Thuế TNDN phải nộp” Chỉ tiêu này xác định thuế TNDN phải nộp của Nhà thầu nước ngoài trong kỳ tính thuế. Thuế TNDN phải nộp trong kỳ được xác định theo công thức: Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN - Số thuế được miễn, giảm theo Hiệp định Chỉ tiêu (12) = Chỉ tiêu (09) x Chỉ tiêu (10) - Chỉ tiêu (11) Cột 13: “Tổng số thuế phải nộp vào NSNN” Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế phải nộp vào Ngân sách nhà nước trong kỳ đối với từng Nhà thầu nước ngoài. Tổng số thuế phải nộp Ngân sách được xác định theo công thức: Tổng số thuế phải nộp NSNN = Thuế GTGT phải nộp + Thuế TNDN phải nộp Chỉ tiêu (13) = Chỉ tiêu (8) + Chỉ tiêu (12) Tổng Cột (6): Số liệu ghi vào cột này là tổng cộng doanh số tính thuế GTGT (bao gồm cả thuế GTGT). Tổng Cột (8): Số liệu ghi vào cột này là tổng cộng thuế GTGT phải nộp trong kỳ của NTNN trong kỳ. Tổng Cột (9): Số liệu ghi vào cột này là tổng cộng doanh thu tính thuế TNDN (bao gồm cả thuế TNDN). Tổng Cột (11): Số liệu ghi vào cột này là tổng cộng số thuế được miễn giảm theo Hiệp định của NTNN trong kỳ. Tổng Cột (12): Số liệu ghi vào cột này là tổng cộng thuế TNDN phải nộp trong kỳ của NTNN trong kỳ. Tổng Cột (13): Số liệu ghi vào cột này là tổng cộng số thuế phải nộp NSNN mà Bên Việt Nam khấu trừ và nộp thuế thay cho NTNN. Chi tiết hướng dẫn tại Thông tư 103/2014/TT-BTC Xem thêm các bài viết khác: |
Báo cáo thuếHướng dẫn nghiệp vụ & kỹ thuật làm kê khai báo cáo thuế trên các phần mềm chuyên ngành thuế |