Theo tôi dưới đây là 10 lí do tại sao những đơn vị khởi nghiệp sẽ không được các nhà đầu tư thiên thần lựa chọn. Trong vòng 8 năm nay, tôi đã làm việc như một nhà đầu tư thiên thần cũng như xem xét các khoản đầu tư cho tổ chức Willamette Angel Conference. Chúng tôi sắp công bố một quyết định vào tháng 5, và từ bây giờ đến đó, chúng tôi đang tìm kiếm những đơn vị khởi nghiệp. Một phần tư số đó chúng tôi gọi là "đủ tư cách", và một nửa được đi vào chung kết, tức là hơn mức "đủ tư cách". Trong trường hợp bạn không biết thuật ngữ đó, tôi xin giải thích thêm "đủ tư cách" là khi những nhà đầu tư tìm hiểu về các đơn vị khởi nghiệp, chúng tôi đọc kế hoạch kinh doanh, lắng nghe những sự trình bày, nói chuyện với khách hàng, tìm kiếm công nghệ, các tình huống pháp lý... Chúng tôi mất vài tuần. Chúng tôi chia nhóm để làm việc đó. Chúng tôi cũng có những sinh viên MBA tình nguyện hỗ trợ. Với những cân nhắc đó, theo tôi dưới đây là 10 lí do tại sao những đơn vị khởi nghiệp sẽ không được các nhà đầu tư thiên thần lựa chọn. Và rất rõ ràng, đó là những ý kiến cá nhân tôi, tôi không nói hộ số đông. Hãy để tôi làm rõ rằng việc không là một ứng viên tốt cho một khoản đầu tư thiên thần không có nghĩa là startup đó không phải là một cơ hội tốt cho người sáng lập. Đó chỉ đơn giản không phải là cơ hội tốt cho những người đầu tư. 1. Không đủ mức độ tăng trưởng. Chúng tôi nhìn thấy một số startup rất tốt có thể tăng trưởng từ mức 0 đến một triệu, thậm chí hai triệu đô la cho doanh thu hàng năm trong vòng 3 năm. Đó là mức tăng trưởng đủ để những người sáng lập cảm thấy ổn, nhưng chưa đủ để khiến một startup trở thành một thương vụ hứa hẹn để có thể mang lại lợi nhuận cho những nhà đầu tư. 2. Sự cường điệu hoặc đơn giản hóa. Việc lấy vẻ hào nhoáng bên ngoài để che đậy những vấn đề bên trong, quên không đề cập những khó khăn tạm thời, đánh giá thấp tiếng ồn hoặc sự cạnh tranh... đều không có tác dụng. Một vấn đề nếu bị phát hiện sẽ tạo ra sự nghi ngờ cho tất cả những điều còn lại. 3. Không đủ thông tin. Chúng tôi tìm kiếm những thông tin tốt. Chúng tôi làm việc với nền tảng đầu tư thiên thần gust.com nơi mang tới cho các startup cơ hội đăng quảng cáo video, kế hoạch kinh doanh, tổng kết, kế hoạch tài chính và những tài liệu Excel, PowerPoint... Chúng tôi ngạc nhiên vì rất nhiều startup không có đủ thông tin. Không có kế hoạch kinh doanh nghe có vẻ ổn với những người thức thời, họ sẽ nói rằng: Đừng lo, chỉ cần làm lean canvas (kế hoạch kinh doanh dạng rút gọn cho startup) hoặc một lời quảng cáo. Nhưng đừng làm vậy với chúng tôi, chúng tôi cần chi tiết. 4. Có quá nhiều cạnh tranh. Bạn có thể trở thành một doanh nghiệp tốt trong thị trường đông đúc và đầy cạnh tranh; đặc biệt khi bạn làm gì đó khác biệt và tốt hơn. Nhưng đối với các nhà đầu tư thiên thần, sẽ khó khăn để có được lợi nhuận đầu tư nếu một startup đang làm một điều gì đó phổ biến. Chúng tôi từ chối rất nhiều những kế hoạch và những trình bày rất tốt liên quan tới những chủ đề phổ biến. 5. Bạn không cần chúng tôi. Điều này khá dễ hiểu, thực sự chúng tôi thấy có những công việc kinh doanh tốt không cần đến chúng tôi hoặc tiền của chúng tôi để phát triển. Nếu bạn có thể gây dựng startup của mình mà không cần đến đối tác và thì tốt hơn hết là bạn tự sở hữu mọi thứ. Và nếu chúng tôi đầu tư, chúng tôi chỉ có một phần nhỏ cổ phần, và lo lắng rằng nếu mọi thứ tốt đẹp, bạn sẽ không cần thêm vốn đầu tư nữa hoặc bạn sẽ tự làm, điều đó khiến chúng tôi sẽ có rất ít cổ phần và không có tiền. Chúng tôi muốn bạn cần tiền của chúng tôi để tăng trưởng nhanh. Thứ mà chúng tôi có được là cổ phần ở công ty bạn và cách duy nhất chúng tôi có tiền là bán những cổ phần sở hữu đó. Chúng tôi không muốn đầu tư vào những công ty vốn đang hoạt động tốt mà chỉ trả lương cho những nhà sáng lập và tăng trưởng đều đều mà không bao giờ bán cổ phần ra. 6. Bạn đã biết tất cả những gì cần biết. Trong những cuộc trò chuyện bí mật, thảo luận thông tin sau khi những người sáng lập ra về, chúng tôi nói đến yếu tố "có thể chỉ dẫn được". Một nhà sáng lập chẳng có gì có thể chỉ dẫn là một bất lợi. Đúng hay sai, hầu hết chúng tôi đều đã khởi nghiệp trước đây và chúng tôi cũng có một số thành công, và chúng tôi nghĩ rằng có thể giúp với tư cách là những người chỉ dẫn. Một số nhà sáng lập cho thấy rất rõ ràng rằng họ biết tất cả. Có thể họ biết thật. Nhưng điều đó làm cho chúng tôi cảm thấy ít hứng thú khi làm việc với họ. 7. Tăng trưởng không đáng tin. Bạn biết về hiện tượng "gậy hockey", phải không? Cách mà các startup kêu gọi đầu tư luôn luôn đưa ra một bảng dự báo mà sự tăng trưởng sẽ đột ngột đi lên? Nó như kiểu "bạn toi đời nếu bạn làm thế, và bạn toi đời nếu bạn không làm thế". Nếu bạn không có một dự báo tăng trưởng đủ mạnh, bạn sẽ gặp phải vấn đề mà tôi liệt kê ở phần 1 trên đây, không đủ tăng trưởng. Nhưng nếu bạn làm thế, đó phải là thứ có thể tin được. Đó phải là sự tăng trưởng tốt, và được bảo đảm. Để làm được điều này, hãy tìm xem những điều gì khiến cho một bản dự báo doanh thu có thể được đảm bảo. 8. Không có khả năng thay đổi. "Khả năng thay đổi" có nghĩa là công việc kinh doanh của bạn có thể lớn mạnh mà không cần phải tăng quá nhiều dịch vụ và người làm. Bạn có thể dễ dàng thực hiện việc tăng trưởng mà không làm mất chất lượng? Liệu có phải tăng gấp đôi nhân sự nếu doanh số tăng gấp đôi? Điều này có thể trở thành vật cản cốt yếu. Hãy chắc chắn rằng bạn đã suy tính đến tương lai. Các nhà đầu tư thiên thần thích những công việc kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ dưới dạng hàng hóa, không thích kinh doanh dịch vụ thuần túy. Họ cần những việc kinh doanh có thể tăng doanh số sau một đêm nhưng không tăng chi phí cố định. 9. Không thể bảo vệ được. Nhà đầu tư thiên thần muốn những dự án không dễ bị sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh. Họ tìm kiếm những gì có tính độc quyền, như bí mật kinh doanh, bản quyền, thương hiệu và bằng sáng chế. Lợi điểm đầu tiên đó rất tốt nhưng chưa đủ. Liệu có những gì mang tính "bí truyền"? Có những rào cản gì khi tiếp cận? Tất cả những yếu tố đó tạo nên một công việc kinh doanh được bảo vệ. 10. Nghi ngờ về đội nhóm. Rủi ro là một quan ngại rất lớn với những startup, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư. Thực tế, nếu bạn chưa từng khởi nghiệp hoặc có kinh nghiệm quản lý, gần như bạn không thể tìm được ai đó ủng hộ bạn. Khi bạn có những người đồng hành khởi nghiệp và có kinh nghiệm quản lý, bạn đang xây dựng một nhóm với những nhà lãnh đạo hùng mạnh giống như việc xây dựng một công ty tốt và có khả năng đi vào kinh doanh. Đừng ngại ngần tiết lộ bạn đã từng khởi nghiệp thất bại bởi vì điều đó chứng tỏ bạn có kinh nghiệm và có lẽ bạn đã học được những bài học xương máu. Và một lần nữa tôi muốn nhắc lại, trên đây là những ý kiến cá nhân của tôi. Tôi không nói hộ số đông. Tác giả: Chủ tịch và Nhà sáng lập Palo Alto software và bplans.com Dịch: giamdoc.net |
Khởi nghiệp -Biz StartupHỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh và khởi tạo quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp mới thành lập Chuyên mục1. Khởi nghiệp
2. Khởi tạo DN mới 3. Huy động vốn 4. Sai lầm khởi nghiệp 5. Vốn đầu tư 6. Tư vấn & hỗ trợ Lưu trữ
November 2023
|