Ở Việt Nam, quá trình khởi nghiệp kinh doanh từ trước tới giờ gặp nhiều khó khăn về: gọi vốn đầu tư; tổ chức quản lý kinh doanh; trình tự thủ tục pháp lý với doanh nghiệp mới thành lập. Việc đăng ký kinh doanh chỉ có tính chất thủ tục để khai sinh "business" riêng của bạn, không phải yếu tố quyết định sự thành bại của quá trình kinh doanh, song cũng là yếu tố không thể coi nhẹ khi khởi nghiệp ở Việt Nam. Từ năm 2016, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được Sở kế hoạch đầu tư HCM khẳng định là "chỉ trong 15 phút" xong thủ tục và doanh nghiệp đã đến đăng ký là có kết quả, không còn cảnh xếp hàng hay chạy đi chạy lại nhiều lần... Những ngày qua, trên khắp các báo lớn đều đăng tải thông điệp về cải cách thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh có bước cải cách vượt bậc, tóm tắt như sau:
Những thay đổi quan trọng nhưng còn chưa đồng bộCó 2 trong số nhiều nội dung về thủ tục được cho là thay đổi quan trọng theo Luật doanh nghiệp mới, hiệu lực thực hiện từ ngày 01/07/2015 là: (1). Doanh nghiệp tự chủ con dấu và đăng ký mẫu dấu trước khi sử dụng; (2). Không ghi ngành nghề (kèm theo mã ngành) trên gấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thế như, khi tiến hành các bước tiếp theo để doanh nghiệp có thể ở trạng thái sẵn sàng hoạt động như đăng ký thuế, phát hành hóa đơn, đăng ký tài khoản, khai trình lao động tiền lương và bảo hiểm, thực hiện các giao dịch ban đầu... thì gần như chưa doanh nghiệp nào "dám" thay đổi con dấu khác với cách truyền thống vì còn có quá nhiều "cửa" nếu không có "con dấu" thì hồ sơ "không trôi". Về vấn đề mã ngành không ghi trên chứng nhận đăng ký kinh doanh: mới đây, người viết bài có trực tiếp gặp 1 trường hợp đăng ký kinh doanh / sửa đổi thông tin đăng ký kinh doanh mà có dịch vụ vận tải, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp còn phải thực hiện đăng ký thủ tục kinh doanh có điều kiện (vận tải) tại Sở giao thông Vận tải (giấy phép con). Khi chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn vẫn không được chấp nhận vì lý do "trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có ngành nghề "vận tải", thế là doanh nghiệp "tắc". Để giải quyết được, doanh nghiệp phải quay lại Sở kế hoạch xin "trích lục" bảng ngành nghề kinh doanh có dấu của Sở kế hoạch (mặc dù điều này là không khuyến khích theo trình tự đăng ký kinh doanh mới có hiệu lực). Và còn nhiều giao dịch khác cũng "tương tự" như vậy. Đơn giản bên Sở kế hoạch nhưng lại "gặp khó" ở các "cửa" khác. Trong khi việc tra cứu thông tin và ngành nghề có điều kiện của doanh nghiệp đáng lẽ thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý chứ không phải của doanh nghiệp. Ngay cả những cá nhân, tổ chức từ nước ngoài thực hiện đăng ký kinh doanh tại VN họ vẫn được phép và có thể tra cứu thông tin đăng ký theo mã số DN. Điểm khác duy nhất ở đây là việc tra cứu đó là thông tin online, không có "con dấu" của DN hoặc Sở KHĐT. Trước sau gì thì vấn đề này cũng được "thông" giữa các sở ngành, các cơ quan mà doanh nghiệp cần phải giao dịch. Nhưng trước khi mọi thủ tục, trình tự hành chính "thông" được thì người khởi nghiệp tốt nhất hãy thận trọng bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gian, bạn bè, đặc biệt là các cá nhân / tổ chức cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp để không rơi vào tình cảnh "khó đỡ". Có gì hay hơn trong thời gian tới?Theo thông tin đăng trên báo Người lao động ngày 7/3/2016, sắp tới sẽ có sự liên thông tủ tục doanh nghiệp sâu hơn giữa các cơ quan: Đăng ký kinh doanh; Quản lý thuế; Ngân hàng... Chủ trương cấp ngay tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp khi hoàn thành đăng ký kinh doanh dự kiến được trình và xin ý kiến chấp thuận từ Ngân hàng nhà nước. Và nếu câu chuyện đăng ký thuế, phát hành hóa đơn của doanh nghiệp mới thành lập được liên thông nữa thì sẽ là bước cải cách hành chính với doanh nghiệp thực sự.
|
Khởi nghiệp -Biz StartupHỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh và khởi tạo quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp mới thành lập Chuyên mục1. Khởi nghiệp
2. Khởi tạo DN mới 3. Huy động vốn 4. Sai lầm khởi nghiệp 5. Vốn đầu tư 6. Tư vấn & hỗ trợ Lưu trữ
November 2023
|