Cộng đồng Startup của Việt Nam vẫn còn mới so với nhiều quốc gia và Chính phủ đang xây dựng một khung quy định chính thức cho mảng kinh doanh này. Theo tờ Dealstreetasia, chính sách này có thể dựa trên bộ luật chứng khoán hiện có nhằm tránh tình trạng chồng chéo hay nhầm lẫn khi ban hành. Rất có thể khung quy định mới sẽ bao gồm những ưu đãi về thuế cùng một khuôn khổ pháp lý phù hợp nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lớn. Hiện Việt Nam mới chỉ có số lượng không nhiều những startup nhỏ cùng vài công ty quốc tế lớn như CyberAgent Ventures, IDG Ventures, 500 Startups, Golden Gate Ventures. Một khung pháp lý thích hợp sẽ thúc đẩy hơn nữa dòng tiền đầu tư vào các startup nội địa. Để đáp ứng việc xây dựng những ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư cho các startup trong nước, chính phủ Việt Nam đã tiến hành một loạt các cải cách. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm xây dựng những quy định mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ cũng như các startup nhỏ. Sau 8 năm đầu tư vào Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Dũng, người quản lý thị trường Việt Nam và Thái Lan của CyberAgent Ventures nhận định đã có sự cải tiến trong môi trường startup ở Việt Nam khi ngày càng có nhiều các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư cũng như sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Mặc dù thị trường startup Việt Nam đang ngày càng sôi động nhưng việc thiếu một khung pháp lý thích hợp đã khiến nhiều tập đoàn đầu tư mạo hiểm trùn chân khi muốn tiếp cận thị trường này. Hơn nữa, quy mô thị trường không thực sự lớn và việc thoái vốn khỏi thị trường còn gặp nhiều trở ngại cũng là những nguyên nhân cản trở nhiều hãng đầu tư mạo hiểm tiếp cận Việt Nam. Trong một cuộc hội thảo gần đây về đầu tư mạo hiểm, nhiều chuyên gia cho rằng hầu hết các quỹ đầu tư đăng ký kinh doanh tại những thiên đường thuế như Singapore hay quần đảo Cayman nhằm tận dụng sự ưu đãi về thuế. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến nghị chính phủ nên đơn giản hóa các thủ tục về thuế đối với những nhà đầu tư mua ít hơn 50% cổ phần, hoặc phân loại thuế giữa những khoản đầu tư vào công ty niêm yết và startup nhằm tạo điều kiện cho các tập đoàn đầu tư mạo hiểm. Theo ông Lê Huỳnh Kim Ngân, người sáng lập của SeedforAction, nhà nước không nhất thiết phải tham gia vào quá trình gọi vốn bởi vốn tư nhân trên thị trường còn rất lớn và vẫn chưa được huy động hết. Những gì chính phủ cần làm hiện nay là xây dựng và ban hành những chính sách hỗ trợ thị trường. Hầu hết những khoản đầu tư vào các startup tại Việt Nam trong vài năm qua đến từ người thân, bạn bè hoặc chỉ gọi vốn một lần (serie A), trong khi nhiều hãng đầu tư mạo hiểm quốc tế lại chỉ mới tham khảo và xem xét cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Theo Hoàng Nam Trí Thức Trẻ/CafeBiz Bài viết liên quan: Hành lang pháp lý đang "trói chân" startup Việt |
Khởi nghiệp -Biz StartupHỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh và khởi tạo quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp mới thành lập Chuyên mục1. Khởi nghiệp
2. Khởi tạo DN mới 3. Huy động vốn 4. Sai lầm khởi nghiệp 5. Vốn đầu tư 6. Tư vấn & hỗ trợ Lưu trữ
November 2023
|