Quản trị công ty | Học CEO thực chiến toàn diện
  • Đào tạo
  • Tư vấn
  • Lịch / Sự kiện
  • Blog
  • E-Learning

Khởi nghiệp - làm chủ - thịnh vượng

Những điều cần biết khi khởi nghiệp kinh doanh: Nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại và nhượng quyền thương mại

13/11/2023

Comments

 
Khởi nghiệp kinh doanh Startup SME là quá trình bạn hiện thực hóa khát vọng và lý tưởng doanh chủ của chính mình. 

Một trong các câu hỏi được đặt ra khi bạn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh Startup SME đó là khi bạn cần xây dựng nhãn hiệu, tên thương mại, thương hiệu, nhượng quyền thương mại cho doanh nghiệp của mình, thì cần lưu ý những gì?
khoi nghiep kinh doanh startup sme
Khởi nghiệp kinh doanh (Startup SME)
Chúng ta vẫn thường nghe tới: nhãn hiệu, tên thương mại, thương hiệu, nhượng quyền thương mại,... Vậy nhãn hiệu khác thương hiệu như thế nào? Nhượng quyền thương mại là gì? Chi tiết được trình bày theo bảng dưới đây để tiện so sánh:
​Tiêu chí
Nhãn hiệu
Tên thương mại
Thương hiệu
Khái niệm
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
(Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009).
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh  để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
(Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009)
Một số tên thương mại đồng thời là nhãn hiệu.
Theo quan điểm cũ:
“Thương hiệu là một tên gọi, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng, hay thiết kế, hay sự kết hợp giữa chúng, nhằm định dạng hàng hóa, dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán để phân biệt chúng với đối thủ cạnh tranh”.
(Hiệp hội Marketing Hoa Kì – AMA)
Theo quan điểm mới:
“Thương hiệu là một tập hợp những liên tưởng trong tâm trí người tiêu dùng, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ”. Những liên kết này phải độc đáo (sự khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng mong muốn).”
(Kevin Lane Keller)
Chức năng
Phân biệt hàng hóa, dịch vụ
Phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh
Thương hiệu như lời cam kết giữa doanh nghiệp và Khách hàng.
Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường.
Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm.
Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp.
Căn cứ bảo hộ
Đăng ký và cấp văn bằng đối với nhãn hiệu thông thường;
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập dựa trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Không cần đăng ký. Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định.
Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển thành nhận thức người tiêu dùng.
Dấu hiệu
Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh.
Chỉ là dấu hiệu từ ngữ (tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa), không bảo hộ màu sắc, hình ảnh.
Gồm 2 thành phần: Mô tả (mô tả tóm tắt loại hình kinh doanh) và phân biệt (phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác).
Thương hiệu là tập hợp logo, slogan, văn hóa doanh nghiệp, hương vị sản phẩm, phong cách phục vụ...có thể chia thương hiệu ra 2 phần:
Phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được như tên công ty: Bitis, như slogan: nâng niu bàn chân Việt
Không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (ví dụ: hình lưỡi liềm của hãng Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca – Cola), hoặc là phong cách phục vụ khách hàng....
Điều kiện bảo hộ
- Dấu hiệu nhìn thấy được bằng mắt (chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó).
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Có khả năng phân biệt, cụ thể:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh hoặc nhãn hiệu của người khác được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Không được pháp luật bảo hộ,  nhưng hình thành phát triển trong nhận thức của người tiêu dùng (có thể gọi là “sự bảo hộ trong nhận thức người tiêu dùng”).
Phạm vi bảo hộ
Trong phạm vi bảo hộ đã đăng ký thường là quốc gia.
Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Không có phạm vi bảo hộ, mức độ phổ biến của thương hiện là không có giới hạn cả không gian lẫn thời gian
Thời gian bảo hộ
Bảo hộ trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.
Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng.
Mặc dù không được pháp luật bảo hộ nhưng tồn tại lâu dài và không xác định thời gian cụ thể.
Số lượng
Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu.
Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại.
Vì thương hiệu là một tập hợp các yếu tố cả vô hình lẫn hữu hình tạo nên nhận thức của người tiêu dùng nên thường chỉ có một thương hiệu cho một chủ thể.
Chuyển giao
Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu.
Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng. toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh.
Có thể là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại (rộng hơn chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, thường gồm cả công thức, mô hình kinh doanh).

Nhượng quyền thương mại là gì?

Theo hướng dẫn tai điều 284-291 Luật thương mại hiện hành.
​

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
  • Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Quyền của thương nhân nhượng quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
  • Nhận tiền nhượng quyền;
  • Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
  • Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
  • Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
  • Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
  • Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
  •  Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Quyền của thương nhân nhận quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
  • Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
  • Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
  • Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
  • Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Điều  hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Về vấn đề nhượng quyền lại cho bên thứ ba

Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Đăng ký nhượng quyền thương mại

Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại.
​

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
----------------- 
Biên tập: Hồ Thị An - BisoVINA
Media: Trần Đình Sơn - BisoVINA
Kiểm duyệt nội dung: Bùi Bích Ngọc, Đỗ Huyền - Giamdoc.net 
Theo bài giảng (video) gốc của Luật sư Đỗ Quốc Quyền - Khóa Setup công ty và vận hành kinh doanh bài bản V03 - Chuyên đề Pháp lý doanh nghiệp trên Giamdoc.net
Bài viết đọc thêm:
Quyền và đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp
​
Lựa chọn loại hình kinh doanh​
​Pháp nhân và các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam
​
Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty
Lợi thế của công ty cổ phần
​
Tiêu chuẩn lựa chọn người đại diện pháp luật của doanh nghiệp
Picture
Khởi nghiệp kinh doanh | HCM: 8 & 10/12/2023

​​​KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Khóa học khởi nghiệp kinh doanh Startup SME, Tiến trình 5 bước khởi nghiệp kinh doanh thành công, tránh sai lầm mất nghiệp..., đồng bộ và bài bản  ngay từ đầu.
Xem & Download
DMCA.com Protection Status
Comments

    Khởi nghiệp -Biz Startup

    Hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh và khởi tạo quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp mới thành lập

    Chuyên mục

    1. Khởi nghiệp
    2. Khởi tạo DN mới
    3. Huy động vốn
    4. Sai lầm khởi nghiệp
    5. Vốn đầu tư

    6. Tư vấn & hỗ trợ
    Diễn đàn khởi nghiệp

    Lưu trữ

    November 2023
    October 2023
    May 2016
    April 2016
    March 2016
    January 2016
    December 2015

    RSS Feed

Setup công ty & vận hành kinh doanh bài bản

✅ ​CEO thực chiến V68 phát hành 2025
✅ CEO thực chiến V05 phát hành 2023

​8 cấu phần quản trị chi tiết trên online.giamdoc.net

✅ Mô hình kinh doanh & hoạch định chiến lược
✅ Tổ chức - Vận hành - Lãnh đạo - Văn hóa doanh nghiệp
✅ Setup tài chính doanh nghiệp
✅ Hệ thống Marketing, bán hàng bài bản
✅ Quản trị nhân sự  - hiệp đồng lao động cao
✅ Tài chính - Đầu tư dành cho CEO / chủ doanh nghiệp
✅ Pháp lý kinh doanh (Cùng luật sư)
✅ Tự động hóa và chuyển đổi số doanh nghiệp

Giamdoc.net

Điều khoản sử dụng
Chính sách thanh toán
Về Giamdoc.net
​Liên hệ

Liên hệ

☎️ Đào tạo: 0966 783 881 | 0888 783 881
​☎️Tư vấn: 0938 783 881
📧 [email protected]
​

📍 Lầu 5, Annex Building, Park Royal Sài Gòn, Số  311  Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, HCM
​

📘 Lầu 6, số 10 Sông Thao, phường 2, Tân Bình, HCM
____________________________
Tổ chức đào tạo và phân phối độc quyền:
Công ty TNHH Startup.edu.vn
© Giamdoc.net 2014 - 2025 All rights reserved ​
  • Đào tạo
  • Tư vấn
  • Lịch / Sự kiện
  • Blog
  • E-Learning