|
Bên trái: Ứng dụng hoạch định và soạn thảo chiến lược công ty. Cố định qua các năm, ít có sự thay đổi. Doanh nghiệp nên soạn thảo sau đó truyền thông nội bộ tốt, để đội ngũ nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp trung biết được định hướng của công ty. Bên phải: Ứng dụng cho năm hiện tại. | Cách làm: Hoạch định các tiêu chí, nội dung để định hình ra một bản chiến lược dài hạn chỉ trong một trang giấy, không cần viết bằng ngôn từ dài dòng, chỉ cần điền các thông tin ngắn gọn vào các ô theo biểu mẫu OPS - BSC để hoạch định chiến lược công ty sẽ được Chuyên gia Vũ Long hướng dẫn cặn kẽ dưới đây: |
Hướng dẫn biểu mẫu OPS - BSC để hoạch định chiến lược công ty: Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi
Chi tiết cách lập biểu mẫu OPS - BSC để hoạch định chiến lược công ty: Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi
1. Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi là những giá trị được thừa nhận hoặc công ty đặt ra và theo đuổi, hành động đến cùng với mục đích: làm cho tổ chức tốt hơn, đội ngũ tốt hơn hoặc khách hàng thỏa mãn hơn.
Doanh nghiệp cần xác định được triết lý kinh doanh, khái quát bằng một câu hoặc một vài từ - biểu hiện đầu tiên của giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi thứ hai chính là sản phẩm, dịch vụ khách hàng (ví dụ: sản phẩm rất tốt được tạo bởi chất liệu gì, sản xuất bằng công nghệ gì, nguồn nguyên liệu nào, đảm bảo độ bền hay có nhiều giá trị khi sử dụng,... ví dụ như sản phẩm liên quan đến cơ khí hoặc gia dụng tiêu dùng của Nhật Bản, giá trị cốt lõi là BỀN).
Gợi ý: Doanh nghiệp nên tuyên bố 3-5 giá trị cốt lõi. Lời khuyên doanh nghiệp nên cân nhắc các vấn đề dưới đây:
Lời khuyên: Trong trường hợp doanh nghiệp chưa thể tuyên bố giá trị cốt lõi ngắn gọn trong một câu hay vài từ, có thể viết dài. Doanh nghiệp nên đề cập 3-5 giá trị cốt lõi, nhiều nhất nên dừng ở 7 giá trị cốt lõi, ít nhất là 1 giá trị cốt lõi. Chỉ cần các giá trị này giúp cho khách hàng vui, tin tưởng hơn và sẵn sàng mua. Không nên bắt chước nhau, không nên phó thác cho các đơn vị tư vấn và thiết kế website, doanh nghiệp phải tự thực hiện thông qua việc hỏi khách hàng, tổng hợp lại trong quá trình trước đây đã thực hiện được điều gì thành công mà khách hàng công nhận,...
Tổng kết: Giá trị cốt lõi có 2 dạng. Một là những gì doanh nghiệp đã và đang làm được khách hàng đánh giá là tốt, muốn tiếp tục được phục vụ - được thừa nhận bởi khách hàng và thị trường. Hai là giá trị cốt lõi tự thân, do doanh nghiệp tư tuyên bố ra. Nhưng cần có kế hoạch hành và quyết tâm cao độ để giữ được giá trị cốt lõi.
Sau khi xác định được giá trị cốt lõi, doanh nghiệp thực hiện tiếp tại ô Từ giá trị cốt lõi đến Selling Point. Giá trị cốt lõi gắn liền với lợi thế bán hàng, lợi thế kinh doanh thực hiện với khách hàng.
Ví dụ minh họa: Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là NHANH, selling point tương ứng có thể là GIAO HÀNG TRONG 24H KỂ TỪ LÚC NHẬN ĐƠN. Thấy được sự liên hệ với giá trị cốt lõi. Sự liên hệ này mang lại giá trị khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động truyền thông quảng cáo, xây dựng các tài liệu liên quan đến chính sách truyền thông và bán hàng.
Doanh nghiệp cần xác định được triết lý kinh doanh, khái quát bằng một câu hoặc một vài từ - biểu hiện đầu tiên của giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi thứ hai chính là sản phẩm, dịch vụ khách hàng (ví dụ: sản phẩm rất tốt được tạo bởi chất liệu gì, sản xuất bằng công nghệ gì, nguồn nguyên liệu nào, đảm bảo độ bền hay có nhiều giá trị khi sử dụng,... ví dụ như sản phẩm liên quan đến cơ khí hoặc gia dụng tiêu dùng của Nhật Bản, giá trị cốt lõi là BỀN).
Gợi ý: Doanh nghiệp nên tuyên bố 3-5 giá trị cốt lõi. Lời khuyên doanh nghiệp nên cân nhắc các vấn đề dưới đây:
- Viết ra triết lý kinh doanh của công ty.
- Viết về công năng, tính tốt cốt lõi nhất của sản phẩm.
- Nhấn mạnh dịch vụ và những đảm bảo cho sự thỏa mãn khách hàng.
- Nên đề cập đến đặc thù, đặc trung của tổ chức hướng đội ngũ nhân sự trở thành tốt hơn.
- Nên để cập đến giá trị hoặc lợi thế hoặc năng lực thực thi mang lại trải nghiệm hoặc lợi ích khách hàng tốt hơn hoặc vượt trội hơn so với thị trường.
Lời khuyên: Trong trường hợp doanh nghiệp chưa thể tuyên bố giá trị cốt lõi ngắn gọn trong một câu hay vài từ, có thể viết dài. Doanh nghiệp nên đề cập 3-5 giá trị cốt lõi, nhiều nhất nên dừng ở 7 giá trị cốt lõi, ít nhất là 1 giá trị cốt lõi. Chỉ cần các giá trị này giúp cho khách hàng vui, tin tưởng hơn và sẵn sàng mua. Không nên bắt chước nhau, không nên phó thác cho các đơn vị tư vấn và thiết kế website, doanh nghiệp phải tự thực hiện thông qua việc hỏi khách hàng, tổng hợp lại trong quá trình trước đây đã thực hiện được điều gì thành công mà khách hàng công nhận,...
Tổng kết: Giá trị cốt lõi có 2 dạng. Một là những gì doanh nghiệp đã và đang làm được khách hàng đánh giá là tốt, muốn tiếp tục được phục vụ - được thừa nhận bởi khách hàng và thị trường. Hai là giá trị cốt lõi tự thân, do doanh nghiệp tư tuyên bố ra. Nhưng cần có kế hoạch hành và quyết tâm cao độ để giữ được giá trị cốt lõi.
Sau khi xác định được giá trị cốt lõi, doanh nghiệp thực hiện tiếp tại ô Từ giá trị cốt lõi đến Selling Point. Giá trị cốt lõi gắn liền với lợi thế bán hàng, lợi thế kinh doanh thực hiện với khách hàng.
Ví dụ minh họa: Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là NHANH, selling point tương ứng có thể là GIAO HÀNG TRONG 24H KỂ TỪ LÚC NHẬN ĐƠN. Thấy được sự liên hệ với giá trị cốt lõi. Sự liên hệ này mang lại giá trị khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động truyền thông quảng cáo, xây dựng các tài liệu liên quan đến chính sách truyền thông và bán hàng.
2. Sứ mệnh tầm nhìn
Lời nhắn gửi từ Chuyên gia Vũ Long: Nhân sự trong các công ty rất muốn được biết sứ mệnh và tầm nhìn của công ty. Sứ mệnh là ý nghĩa của công ty, ý nghĩa tồn tại, ý nghĩa công việc mà đội ngũ nhân sự sẽ làm. Tầm nhìn là định hướng, ước nguyện và khát vọng mà chủ doanh nghiệp muốn đưa công ty mình đi đến đâu.
Sứ mệnh - trả lời cho câu hỏi: Công ty sinh ra và hoạt động để làm gì?
Nếu công ty sinh ra và hoạt động để kinh doanh và kiếm tiền mưu sinh một cách hợp lý - công ty có mục tiêu ngắn hạn. Công ty sẽ có xu hướng lấy TIỀN hay hiệu quả kinh tế để làm mục đích của hành động. Bản chất, để một tổ chức kinh và công ty lớn mạnh cần phải lấy sứ mệnh PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG, khắc phục những điểm yếu của thị trường, khắc phục những nỗi đau của một nhóm khách hàng hoặc phân khúc khách hàng làm mục đích hoạt động. Khi doanh nghiệp cung cấp được giải pháp giá trị, giải quyết được vấn đề của khách hàng, phân khúc khách hàng hoặc vùng thị trường,... tức là doanh nghiệp trao đi một giá trị sẽ được nhận lại một giá trí tương xứng. Trong trường hợp này, được gọi là lấy TIỀN làm thành quả, không coi việc kiếm tiền là mục đích hành động. Nếu doanh nghiệp nào coi tiền là mục đích hành động gọi là công ty ngắn hạn.
Nếu coi tiền là thành quả của quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ đủ tốt, đủ niềm tin với cam kết cao độ, đạt được lợi ích và sự thỏa mãn về dịch vụ và tiện lợi cho khách hàng công ty sẽ lớn mạnh. Sứ mệnh là trả lời cho câu hỏi “Công ty sinh ra để phục vụ cho tập / nhóm khách hàng nào? Đạt được sự thỏa mãn ra sao? Khắc phục được những khiếm khuyết hay nỗi đau khách hàng cụ thể ra sao?” Nếu trường hợp không trả lời được các câu hỏi này, cần đánh giá lại tập khách hàng, khảo sát lại khách hàng, tương tác thật sâu, tìm hiểu phương thức kinh doanh hiện đại.
Ví dụ: với phương thức bán hàng online hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh đang để lại những nỗi đau rất lớn cho khách hàng: giao hàng xong cần hỗ trợ nhưng không ai hỗ trợ, hình ảnh trên website khác với thực tế, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ,... sản phẩm có thể tốt những cách thức phục vụ không tốt.
Lời khuyên: Doanh nghiệp nên đưa ra các sứ mệnh để khi đọc lên, nhân viên sẽ cảm thấy được “làm việc ở công ty này có ý nghĩa”, khách hàng sẽ cảm thấy được “công ty này làm được việc có ý nghĩa cho họ”.
Nếu coi tiền là thành quả của quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ đủ tốt, đủ niềm tin với cam kết cao độ, đạt được lợi ích và sự thỏa mãn về dịch vụ và tiện lợi cho khách hàng công ty sẽ lớn mạnh. Sứ mệnh là trả lời cho câu hỏi “Công ty sinh ra để phục vụ cho tập / nhóm khách hàng nào? Đạt được sự thỏa mãn ra sao? Khắc phục được những khiếm khuyết hay nỗi đau khách hàng cụ thể ra sao?” Nếu trường hợp không trả lời được các câu hỏi này, cần đánh giá lại tập khách hàng, khảo sát lại khách hàng, tương tác thật sâu, tìm hiểu phương thức kinh doanh hiện đại.
Ví dụ: với phương thức bán hàng online hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh đang để lại những nỗi đau rất lớn cho khách hàng: giao hàng xong cần hỗ trợ nhưng không ai hỗ trợ, hình ảnh trên website khác với thực tế, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ,... sản phẩm có thể tốt những cách thức phục vụ không tốt.
Lời khuyên: Doanh nghiệp nên đưa ra các sứ mệnh để khi đọc lên, nhân viên sẽ cảm thấy được “làm việc ở công ty này có ý nghĩa”, khách hàng sẽ cảm thấy được “công ty này làm được việc có ý nghĩa cho họ”.
Tầm nhìn - trả lời cho câu hỏi: Công ty sẽ trở thành như thế nào?
Giả định sau khi thực hiện được sứ mệnh nêu trên thì công ty sẽ trở thành như thế nào ở các khía cạnh về: quy mô kinh doanh, niềm tin, thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, đội ngũ,...
Ví dụ minh họa 1: Với doanh nghiệp kinh doanh thiết bị phun xăm thẩm mỹ, với sứ mệnh cung cấp sản phẩm một cách ổn định, chất lượng cao và có hỗ trợ. Tầm nhìn sau 5 hoặc 10 năm sẽ trở thành nhà cung cấp thân thiết của 1000 hay 2000 khách hàng, công ty sẽ đạt đến quy mô gì, được tin yêu và nổi tiếng đến đâu.
Ví dụ minh họa 2: Với doanh nghiệp sản xuất gỗ, nếu tham gia vào thị trường gỗ công nghiệp từ sản xuất đến phân phối bán trong nước và xuất khẩu. Đưa ra định hướng sau 5 năm công ty sẽ lớn như thế nào, thường hiệu công ty được yêu thích như thế nào, xuất khẩu đi những đâu, quy mô kinh doanh của công ty lớn cỡ nào,...
Tầm nhìn chính là vẽ ra một bức tranh trong tương lại với giả định doanh nghiệp đạt được sứ mệnh của mình hoặc đạt được các định hướng trong vòng 3 năm, hay 5 năm tới. Khi đưa ra được tầm nhìn công ty càng dài thể hiện tầm nhìn của chủ doanh nghiệp càng dài. Tầm nhìn có thể được đề cập ở khía cạnh: khách hàng sẽ được thỏa mãn và những nỗi đau, khiếm khuyết của thị trường đã được giải quyết đến đâu.
Ví dụ minh họa 1: Với doanh nghiệp kinh doanh thiết bị phun xăm thẩm mỹ, với sứ mệnh cung cấp sản phẩm một cách ổn định, chất lượng cao và có hỗ trợ. Tầm nhìn sau 5 hoặc 10 năm sẽ trở thành nhà cung cấp thân thiết của 1000 hay 2000 khách hàng, công ty sẽ đạt đến quy mô gì, được tin yêu và nổi tiếng đến đâu.
Ví dụ minh họa 2: Với doanh nghiệp sản xuất gỗ, nếu tham gia vào thị trường gỗ công nghiệp từ sản xuất đến phân phối bán trong nước và xuất khẩu. Đưa ra định hướng sau 5 năm công ty sẽ lớn như thế nào, thường hiệu công ty được yêu thích như thế nào, xuất khẩu đi những đâu, quy mô kinh doanh của công ty lớn cỡ nào,...
Tầm nhìn chính là vẽ ra một bức tranh trong tương lại với giả định doanh nghiệp đạt được sứ mệnh của mình hoặc đạt được các định hướng trong vòng 3 năm, hay 5 năm tới. Khi đưa ra được tầm nhìn công ty càng dài thể hiện tầm nhìn của chủ doanh nghiệp càng dài. Tầm nhìn có thể được đề cập ở khía cạnh: khách hàng sẽ được thỏa mãn và những nỗi đau, khiếm khuyết của thị trường đã được giải quyết đến đâu.
3. Mục tiêu dài hạn
Nếu doanh nghiệp chỉ đưa ra sứ mệnh - tầm nhìn không đưa ra mục tiêu trong khoảng thời gian trung hạn và dài hạn từ 3-5 năm, sứ mệnh và tầm nhìn không có bước chuyển đổi mềm mại. Nên ngay sau khi tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn, doanh nghiệp xác lập luôn mục tiêu từ 3-5 năm tới. Mục tiêu áp dụng theo tư tưởng của BSC, tức là áp dụng tư tưởng tư duy cân bằng, không phải áp dụng nguyên BSC. Khi đưa ra mục tiêu, phải đưa ra ở các khía cạnh: tài chính kinh doanh, khách hàng và thị trường, quản trị nội bộ, học hỏi và phát triển, cùng một số nội dung khác như khắc phục điểm yếu, khai thác hết năng lực cốt lõi của công ty.
- Mục tiêu thị trường và khách hàng: ví dụ trong 3-5 năm nữa sẽ đạt được bao nhiêu khách hàng, phủ được bao nhiêu cửa hàng trên toàn quốc, mở được bao nhiêu đại lý và nhà phân phối,... đạt được sự trở lại của khách hàng là bao nhiêu %.Hoặc trong 3-5 năm nữa sẽ trở thành một công ty xuất khẩu đến khoảng bao nhiêu nước trên thế giới. Nên ghi nhớ khi xác lập mục tiêu, luôn ưu tiên thị trường và khách hàng trước. Ví dụ năm 2026, trở thành công ty xuất khẩu sản phẩm ACCpanel đến thị trường Châu Âu.
- Mục tiêu sản phẩm dịch vụ: đề cập đến số lượng sản xuất hoặc bán; công năng, tác dụng. Ví dụ từ sau năm 2027, thực hiện thành công dây chuyền công nghệ sản xuất Panel tự động hoàn toàn.
- Mục tiêu doanh thu lợi nhuận: trường hợp doanh nghiệp không đưa ra mục tiêu doanh thu lợi nhuận cũng không sao. Bởi vì, doanh thu và lợi nhuận chính là kết quả của quá trình phát triển thị trường và sản phẩm dịch vụ ở trên. Để có một cách hình dung đầy đủ, doanh nghiệp có thể đưa ra mục tiêu doanh thu lợi nhuận.
- Mục tiêu quản trị: ví dụ mục tiêu 3 năm tới trao quyền toàn diện cho nhân sự cấp trung, giải phóng hoàn toàn ban lãnh đạo công ty để trở thành những người đầu tư thứ thiệt, hay 3-5 năm nữa sẽ trở thành công ty chuyển đổi số toàn diện, hay áp dụng được công nghệ nào đó trong quá trình quản trị vận hành, hay không còn bán hàng công nợ,...
- Mục tiêu học hỏi phát triển / nâng cao năng lực đội ngũ: ví dụ cải tiến sản phẩm như thế nào hay đào tạo đội ngũ đạt đến một mức độ thành thạo, trình độ, kỹ năng như thế nào. Hoặc doanh nghiệp có thể đưa ra mục tiêu về tính gắn bó, hiệp đồng, lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp,... trong trường hợp doanh nghiệp đang có quá trình kinh doanh ổn định, cần phải xây dựng teambulding, cần phải làm cho đội ngũ gắn bó, hiệp đồng lao động hơn hay bản sắc văn hóa tốt hơn.
Lời khuyên: Bất luận doanh nghiệp đưa ra mục tiêu như thế nào, ngay lập tức phải chỉ ra các hoạt động then chốt phải làm ở cấp độ công ty. Ví dụ với mục tiêu sẽ trở thành công ty xuất khẩu sản phẩm ACCpanel đến thị trường Châu Âu, các hành động then chốt phải làm: tìm hiểu và thiết lập quan hệ đối tác với khu vực thị trường nào đó? Hoặc tiêu chuẩn hóa sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các nước EU. Hoặc là xây dựng chính sách bán, liên hệ với lãnh sự quán hoặc tham tán thương mại tại Châu Âu. Hoặc thiết lập các quan hệ thương mại ban đầu với thị trường EU (tham gia hội chợ, thiết kế website chuẩn ngô ngữ tiếng Anh,...).
Tương tự, khi doanh nghiệp đưa ra sứ mệnh - tầm nhìn, doanh nghiệp cũng phải đưa ra các hành động then chốt. Ví dụ như xây dựng và mở rộng nhà máy đạt quy mô ABC, tiêu chuẩn hóa sản phẩm đạt tiêu chuẩn CE, hay tập trung xây dựng hệ thống bán lẻ rộng khắp 63 tỉnh thành, phát triển đội ngũ lành nghề, hiệp đồng và sẵn sàng trao quyền toàn diện;... đây chính là những minh chứng cho thấy doanh nghiệp sẽ làm như thế nào để đạt được sứ mệnh và tầm nhìn đã đưa ra. Chỉ nên đưa ra 5-7 hành động then chốt. Những hành động then chốt này mang tính chất của hành động của chiến lược, vì vậy doanh nghiệp không chỉ tuyên bố ra, nên được cụ thể bằng các hành động then chốt. Giữa các hành động dài hạn và trung hạn có mối liên kết với nhau. Nếu các hành động trung hạn không có tác động gì làm tốt lên hành động trong dài hạn, doanh nghiệp cần xem xét lại.
Tương tự, khi doanh nghiệp đưa ra sứ mệnh - tầm nhìn, doanh nghiệp cũng phải đưa ra các hành động then chốt. Ví dụ như xây dựng và mở rộng nhà máy đạt quy mô ABC, tiêu chuẩn hóa sản phẩm đạt tiêu chuẩn CE, hay tập trung xây dựng hệ thống bán lẻ rộng khắp 63 tỉnh thành, phát triển đội ngũ lành nghề, hiệp đồng và sẵn sàng trao quyền toàn diện;... đây chính là những minh chứng cho thấy doanh nghiệp sẽ làm như thế nào để đạt được sứ mệnh và tầm nhìn đã đưa ra. Chỉ nên đưa ra 5-7 hành động then chốt. Những hành động then chốt này mang tính chất của hành động của chiến lược, vì vậy doanh nghiệp không chỉ tuyên bố ra, nên được cụ thể bằng các hành động then chốt. Giữa các hành động dài hạn và trung hạn có mối liên kết với nhau. Nếu các hành động trung hạn không có tác động gì làm tốt lên hành động trong dài hạn, doanh nghiệp cần xem xét lại.
4. Mục tiêu hàng năm
Ví dụ: Tại thời điểm cuối năm, tư duy xem năm tới doanh nghiệp sẽ đặt ra mục tiêu tăng trưởng thị trường và doanh thu khoảng 20%; tái cấu trúc công ty, hoạch định tài chính kinh doanh bài bản để sẵn sàng trao quyền cho nhân sự cấp trung; tối ưu chi phí ở khâu sản xuất; đạt sản lượng sản xuất ở công suất bao nhiêu% máy, hoặc bao nhiêu đơn vị sản phẩm;... tư duy theo tư tưởng của BSC, đề cập đến các mục tiêu của thị trường, quản trị, sản xuất hoặc nguồn cung.
Cũng tương tự cách tư duy ở trên, đồng thời với mục tiêu đưa ra các hành động then chốt.Ví dụ: với mục tiêu tăng trưởng doanh thu cần đưa ra hành động chăm sóc và giữ chân khách hàng, giữ vững thị phần; mục tiêu tái cấu trúc công ty cần đưa ra hành động tái cấu trúc phòng kinh doanh, mua hàng, kế toán; mục tiêu tối ưu sản xuất cần đưa ra hành động nâng cấp máy móc hay làm gì?; hoặc đạt được sản lượng sản xuất ở khâu nào có thể liên quan đến việc mở rộng nhà máy, cơ sở kinh doanh hoặc tăng sự lành nghề của đội ngũ,...
Tổng kết: sau khi hoàn thiện được giá trị cốt lõi, sứ mệnh - tầm nhìn, đưa ra các mục tiêu cùng các hành động then chốt, gần như xác lập được đường đi nước bước, nhìn từ bên phải qua bên trái của 4 cột (giá trị cốt lõi, sứ mệnh - tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, mục tiêu hàng năm), đây chính là câu chuyện để công ty SỐNG và duy trì. Để doanh nghiệp thấy được 3-5 năm nữa sẽ trở thành công ty như thế nào trên thị trường. Và sau khi hoàn thành xong, doanh nghiệp nên công bố cho toàn bộ nhân sự trong công ty đều nắm được. Hàng năm, nên đưa ra đánh giá và điều chỉnh lại các mục tiêu cho sát với thực tế doanh nghiệp hơn hoặc thiết thực hơn nhưng không nên thay đổi hoàn toàn. Ví dụ trong trường hợp công ty sản xuất thay đổi hoàn toàn thành công ty thương mại, trường hợp này goi là sửa đổi mô hình kinh doanh. Chỉ sửa đổi mô hình kinh doanh khi công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng ở cấp công ty hoặc cấp thị trường vĩ mô mới điều chỉnh mô hình kinh doanh. Nên toàn bộ hoạch định chiến lược nên được giữ nhất quán, năm sau tiếp nối năm trước, mới tạo được luồng đủ nhất quán và hành động đủ mạnh mẽ để đưa công ty lên tầm cao hơn. Chính là việc quan trọng nhất trong hoạt động chiến lược.
Cũng tương tự cách tư duy ở trên, đồng thời với mục tiêu đưa ra các hành động then chốt.Ví dụ: với mục tiêu tăng trưởng doanh thu cần đưa ra hành động chăm sóc và giữ chân khách hàng, giữ vững thị phần; mục tiêu tái cấu trúc công ty cần đưa ra hành động tái cấu trúc phòng kinh doanh, mua hàng, kế toán; mục tiêu tối ưu sản xuất cần đưa ra hành động nâng cấp máy móc hay làm gì?; hoặc đạt được sản lượng sản xuất ở khâu nào có thể liên quan đến việc mở rộng nhà máy, cơ sở kinh doanh hoặc tăng sự lành nghề của đội ngũ,...
Tổng kết: sau khi hoàn thiện được giá trị cốt lõi, sứ mệnh - tầm nhìn, đưa ra các mục tiêu cùng các hành động then chốt, gần như xác lập được đường đi nước bước, nhìn từ bên phải qua bên trái của 4 cột (giá trị cốt lõi, sứ mệnh - tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, mục tiêu hàng năm), đây chính là câu chuyện để công ty SỐNG và duy trì. Để doanh nghiệp thấy được 3-5 năm nữa sẽ trở thành công ty như thế nào trên thị trường. Và sau khi hoàn thành xong, doanh nghiệp nên công bố cho toàn bộ nhân sự trong công ty đều nắm được. Hàng năm, nên đưa ra đánh giá và điều chỉnh lại các mục tiêu cho sát với thực tế doanh nghiệp hơn hoặc thiết thực hơn nhưng không nên thay đổi hoàn toàn. Ví dụ trong trường hợp công ty sản xuất thay đổi hoàn toàn thành công ty thương mại, trường hợp này goi là sửa đổi mô hình kinh doanh. Chỉ sửa đổi mô hình kinh doanh khi công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng ở cấp công ty hoặc cấp thị trường vĩ mô mới điều chỉnh mô hình kinh doanh. Nên toàn bộ hoạch định chiến lược nên được giữ nhất quán, năm sau tiếp nối năm trước, mới tạo được luồng đủ nhất quán và hành động đủ mạnh mẽ để đưa công ty lên tầm cao hơn. Chính là việc quan trọng nhất trong hoạt động chiến lược.
Hướng dẫn biểu mẫu OPS - BSC để hoạch định chiến lược công ty: Lựa chọn chiến lược cấp kinh doanh
Chi tiết cách lập biểu mẫu OPS - BSC để hoạch định chiến lược công ty: Chiến lược cấp kinh doanh
1. Chiến lược kinh doanh
- Chiến lược truyền thông quảng cáo: Ví dụ dùng chuyên gia, hay tự thực hiện quảng cáo, hay thực hiện bằng nội dung hữu ích, quy mô thực hiện ra sao,... đưa ra một chiến lược hoặc chiến lược tiếp cận một cách tổng quát.
- Chiến lược bán hàng hoặc xây dựng kênh bán: Ví dụ bán hàng trực tiếp cho khách hàng tại cửa hàng hoặc xây dựng kênh GT hoặc xây dựng và triển khai kênh online. Chỉ cần ghi tổng quát, chi tiết mô tả sẽ được hướng dẫn thêm ở cấu phần quản trị marketing và bán hàng.
- Chiến lược lựa chọn khả năng cung ứng, sản xuất: ví dụ doanh nghiệp lựa chọn chiến lược nhập khẩu 100% nguyên liệu chính và tự sản xuất hay chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm rồi xây dựng nội dung hữu ích phân phối đa kênh để gây dựng cộng đồng và niềm tin thương hiệu.
Trên đây là các lựa chọn có tính chất lựa chọn chiến lược ở cấp kinh doanh. Hầu hết ở các công ty, những nội dung này đội ngũ cấp trung và nhân sự hoàn toàn không biết, nên khi bắt tay vào công việc luôn có suy nghĩ chỉ để giải quyết công việc trước mắt. Nếu truyền thông một cách thấu đáo những câu chuyện hoạch định chiến lược lâu dài đến cho đội ngũ, thì trong quá trình xử lý công việc trước mắt, nhân sự sẽ có được hình dung “làm việc này năm nay, sang năm sẽ có ảnh hưởng gì, và làm việc gì?”, trong quá trình giải thích hoặc thông qua ngân sách sẽ dễ dàng hơn cho chủ doanh nghiệp.
2. Chiến lược nhân sự
- Triết lý nhân sự: Ví dụ chỉ cần thuê nhân sự ngắn hạn nếu khai thác không được thì thay nhân sự, hoặc chỉ sử dụng nhân sự có tuổi hoặc nhân sự có nhân sinh quan tốt, không cần bằng cấp để đào tạo và phát triển, gắn bó lâu dài,...
- Chính sách tuyển dụng và đào tạo: Ví dụ tuyển đúng quy trình với 3 bước quan trọng, đào tạo hòa nhập theo chương trình định sẵn rồi sử dụng nhân sự cũ đào tạo nhân sự mới,...
- Cơ chế trao quyền, chính sách nhân sự: Ví dụ tiến tới trao quyền triệt để và giao khoán cho cấp trung, ngân sách lương và thưởng được xác định phần lớn là biến phí so với doanh thu,...
3. Chiến lược tài chính
- Quy mô vốn: Công ty cần và mong muốn đạt đến quy mô vốn như thế nào
- Tỷ suất lợi nhuận: Công ty cần và mong muốn đạt tỷ suất lợi nhuận / doanh thu như thế nào
- Giá trị công ty / Market Cap: Công ty không quá quan trọng lợi nhuận, quan trọng giá trị công ty với mục đích kêu gọi đầu tư hoặc chuẩn bị IPO*, chỉ tiêu giá trị thị trường của công ty rất quan trọng. Ví dụ công ty về công nghệ, công ty về đổi mới sáng tạo,... thời kỳ đầu không quan tâm nhiều đến doanh thu và lợi nhuận, nói cách khác là “tiêu tiền thuần” nhưng lại chú trọng phát triển khách hàng để gia tăng giá trị của công ty lên. Ví dụ có công ty xác định một thời kỳ 3-5 năm không ưu tiên kiếm tiền và lợi nhuận mà ưu tiên mở rộng thị phần để tăng giá trị công ty.
4. Năng lực cốt lõi
Nên viết từ 3-5 điểm là thế mạnh, sở trưởng mà công ty làm giỏi nhất. Ví dụ công ty làm rất tốt trong việc làm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, hay rất tốt trong kỹ thuật sản xuất hay rất nhanh trong công tác tổ chức sản xuất, hay rất tốt về chất liệu hoặc giỏi về tư vấn kỹ thuật cho khách hàng,… doanh nghiệp liệt kê 3-5 điểm tốt nhất của công ty.
Có thể lựa chọn những thứ sau:
1. Năng lực kỹ thuật công nghệ
2. Năng lực kỹ năng, kỹ xảo, bí kíp của nhân sự
3. Năng lực chuyên biệt về nghề nghiệp / nghiệp vụ đặc thù
4. Hoặc có thể là năng lực thực hiện mua hàng / Truyền thông / vận tải / đóng gói… mà có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Có thể lựa chọn những thứ sau:
1. Năng lực kỹ thuật công nghệ
2. Năng lực kỹ năng, kỹ xảo, bí kíp của nhân sự
3. Năng lực chuyên biệt về nghề nghiệp / nghiệp vụ đặc thù
4. Hoặc có thể là năng lực thực hiện mua hàng / Truyền thông / vận tải / đóng gói… mà có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh.
5. Chỉ số Lợi nhuận / X
Trong quá trình đo lường và đánh giá hoạt động công ty ngắn / trung / dài hạn, công ty cho rằng chỉ số lợi nhuận đo trên cái gì là quan trọng nhất thì ghi vào phần này. Ví dụ nếu công ty chỉ quan tâm đến chỉ số lợi nhuận / vốn chủ sở hữu phải lớn hơn tỷ suất ngân hàng. Hoặc công ty chỉ cần biết chỉ số lợi nhuận / doanh thu hay quan tâm tỷ suất lợi nhuận / dự án triển khai với khách hàng đạt được bao nhiêu % hay tỷ suất lợi nhuận / vốn đầu tư cho cửa hàng hoặc giá trị lợi nhuận / bình quân cửa hàng,... Chỉ số lợi nhuận / x có nghĩa là doanh nghiệp coi trọng lợi nhuận so với cái gì nhất thì viết vào phần này, chỉ viết 1 tiêu chí duy nhất.
6. Cam kết thương hiệu (brand commitment)
Là mức độ tin tưởng, trung thành của khách hàng, sự an tâm của khách hàng, sự yêu mến của khách hàng với thương hiệu của công ty, không có nghĩa là lời hứa thương hiệu do công ty đơn phương tuyên bố ra. Doanh nghiệp đạt đến trạng thái cam kết thương hiệu, nghĩa là khách hàng sẵn sàng trả tiền, yên tâm trả tiền dù có giá cao hơn thị trường nhưng khách hàng vẫn yên tâm để mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có được tập khách hàng đủ lớn hành động như vậy, có nghĩa là công ty đã đạt đến trạng thái cam kết thương hiệu.
Chỉ tiêu đo lường cam kết thương hiệu: ví dụ tỷ lệ hay tần suất khách lặp lại, hay tỷ lệ tăng trưởng khách hàng hay tỷ lệ khách hàng thỏa mãn với việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của công ty hay tỷ lệ khách hàng trung thành / tổng tập khách hàng. Gọi là cam kết thương hiệu, không đơn giản là việc doanh nghiệp tự đưa ra và tự hứa.
Chỉ tiêu đo lường cam kết thương hiệu: ví dụ tỷ lệ hay tần suất khách lặp lại, hay tỷ lệ tăng trưởng khách hàng hay tỷ lệ khách hàng thỏa mãn với việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của công ty hay tỷ lệ khách hàng trung thành / tổng tập khách hàng. Gọi là cam kết thương hiệu, không đơn giản là việc doanh nghiệp tự đưa ra và tự hứa.
7. BHAG (Big Hairy Audacious Goals)*
Mục tiêu dài hạn rất hấp dẫn và đủ thách thức. Ví dụ 5 năm tới công ty sẽ trở thành thế nào, quy mô công ty sẽ thế nào, được bao nhiêu khách hàng yêu mến, sẽ sánh ngang với thương hiệu nào,... hình dung bức tranh công ty, vị thế thương hiệu công ty trong tưởng tượng một cách rõ ràng, thách thức đủ để truyền cảm hứng nhưng có tính khả thi trong một tương lai dài, thường là dài hơn 10 năm. Đây là một thông tin khó. Ví dụ ở công ty Biso24 có mục tiêu đến năm 2035 sẽ phục vụ ít nhất được 150.000 doanh nghiệp SME trên toàn quốc thực hiện thành công được quản trị và chuyển đổi số. Nếu công ty nào không tuyên bố được thì để trống, không bắt buộc.
8. Chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất
Nghĩa là trong hoạt động của doanh nghiệp chỉ số nào là quan trọng nhất (doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền) trong quan điểm quản trị thì ghi nhận vào ô này. Ví dụ công ty lựa chọn chỉ số thanh toán hay chỉ số dòng tiền hoạt động tốt là phải lớn hơn hoặc bằng 1.5, lớn hơn hoặc bằng 1.2 là tương đối tốt, xấp xỉ bằng 1 là mức độ cảnh báo, nhỏ hơn 0.8 là tệ. Tức là doanh nghiệp đưa ra chỉ số để theo dõi và cảnh báo “chỉ số này thế nào là tốt”. Có thể lựa chọn chỉ số tỷ lệ tăng trưởng doanh thu qua năm hoặc tỷ suất lợi nhuận / đơn hàng hoặc doanh thu,... ghi chi tiết các mức khác nhau để theo dõi cảnh báo.
9. Chỉ tiêu quản trị / vận hành quan trọng nhất
Ví dụ lựa chọn tốc độ phục vụ đơn hàng hoặc tỷ lệ công nợ quá hạn hay tỷ lệ hao hụt trong nhà máy hay công suất nhà máy hay tính ủy thác và trao quyền cho nhân sự cấp trung,... doanh nghiệp chỉ được chọn một chỉ tiêu quản trị / vận hành quan trọng nhất và cụ thể ở các mức độ tốt - tốt vừa - bình thường kèm cảnh báo - rất tệ. Ví dụ công suất nhà máy đạt trên 90% là tốt; đạt trên 70% là tốt vừa; chỉ đạt khoảng 60% là bình thường và cảnh báo; thấp hơn 60% là rất tệ. Hoặc đơn vị thực hiện dự án lựa chọn chỉ tiêu số lượng hoặc tỷ lệ các dự án được nghiệm thu bàn giao đúng hạn 100% là rất tốt, trên 80% là tốt vừa, từ 70-80% là cảnh báo, dưới 70% là rất tệ. Doanh nghiệp lựa chọn chỉ tiêu nào căn cứ vào việc đâu là hoạt động quản trị vận hành quan trọng nhất đảm bảo công ty ở trạng thái hoạt động bình thường. Để khi chạm tới mức cảnh báo, công ty nên tổ chức hợp bất thường để có điều chỉnh ngay.
Tổng kết: việc doanh nghiệp hoạch định chiến lược đi trong dài hạn như trên sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp nhìn thấy rằng trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp từ ngắn đến dài hạn nên tập trung “đánh vào đâu”. Nếu doanh nghiệp “đánh” hay triển khai công việc có đường hướng, có trọng tâm sẽ tạo ra giá trị vượt trội, lập nên vị thế cạnh tranh tốt để doanh nghiệp tốt hơn mỗi ngày. Đây cũng chính là tấm bản đồ dẫn đường, nếu không chủ doanh nghiệp sẽ bị xử lý công việc phát sinh chồng chéo, bị cảm xúc đè nén,.. không còn thời gian để hoạch định chiến lược, nên chỉ làm được các công việc không có chiến lược. Cách làm: Hoạch định các tiêu chí, nội dung để định hình ra một bản chiến lược dài hạn chỉ trong một trang giấy, không cần viết bằng ngôn từ dài dòng, chỉ cần điền các thông tin ngắn gọn vào các ô theo mẫu đã được Chuyên gia Vũ Long hướng dẫn.
Hướng dẫn biểu mẫu OPS - BSC để hoạch định chiến lược công ty: Mục tiêu và chiến dịch 1 năm
Chi tiết cách lập biểu mẫu OPS - BSC để hoạch định chiến lược công ty: Mục tiêu và chiến dịch 1 năm
Sau khi đã hoàn thiện các nội dung chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp kinh doanh và cấp chức năng (thực thi), doanh nghiệp hoạc định luôn các mục tiêu năm và chương trình hành động của năm hiện thời hoặc năm liền kề. Có sự tiếp nối đến các kế hoạch hành động chi tiết sau này.
1. Định hướng kinh doanh (Lựa chọn cấp kinh doanh)
- Định hướng / chiến lược truyền thông (Marketing): nhắc lại trong năm tới đây, có các hoạt động truyền thông quảng cáo chủ chốt nào cần tập trung. Ví dụ: xây dựng các kênh truyền thông (ghi tên kênh), loại nội dung hay thông điệp nào cần đẩy mạnh, hoạt động thực thi tự làm hay đi thuê với ngân sách thế nào, tiếp cận bao nhiêu,... những nội dung này được hiểu là định hướng và chiến lược truyền thông ở năm gần kề.
- Kênh bán và chiến thuật bán trên kênh: ví dụ: giữ ổn định kênh GT và bắt đầu phát triển các showroom tự doanh (dự kiến mở 5 showroom), tối ưu kênh hoặc làm tốt hơn các kênh hiện thời.
- Chiến lược / lựa chọn nguồn cung, sản xuất (làm hàng): ví dụ: có thay đổi nhà cung cấp hay không, hay có tìm các biện pháp giảm giá mua hoặc giá thành sản xuất hay không, hay có thay đổi gì, cải tiến gì về hoạt động logistic hoặc sản xuất hoặc mua hàng hay không,...
2. Định hướng nhân sự và hiệp đồng lao động
Ví dụ doanh nghiệp có thể đưa ra các định hướng sau:
- Tăng cường đào tạo lại nhân sự, tập trung kỹ năng lập kế hoạch, báo cáo và sử dụng phần mềm,...
- Xây dựng lại ngạch bậc lương, đơn giá lương khoán và chính sách thưởng theo hướng đồng bộ với kế hoạch và quy mô kinh doanh để khuyến khích động lực nhân sự. Ví dụ trước đây doanh nghiệp chưa có được cơ chế chính sách lương thưởng rõ ràng, định hướng năm tới sẽ thực hiện.
3. Định hướng tài chính dòng tiền
- Cơ cấu nguồn vốn: để thực hiện được các mục tiêu cấp công ty và BSC cũng như các định hướng phải có tiền. Ví dụ như thiết lập quan hệ với ngân hàng, tăng cường vay vốn trung hạn phục vụ cho việc mở showroom hoặc có thay đổi gì trong cơ cấu vốn chủ sở hữu,...ghi vào mục này.
- Lợi nhuận / dòng tiền: ví dụ định hướng trong năm tới, có doanh nghiệp ghi vào mục này là không ưu tiên lợi nhuận, nhưng phải duy trì tỷ suất lợi nhuận không thấp hơn 5%, tập trung giải quyết công nợ quá hạn, giữ ổn định chỉ số dòng tiền hoạt động lớn hơn hoặc bằng 1.2. Nhìn vào thông tin này sẽ biết được bộ phận bán hàng không được cho nợ như thế nào, bộ phận kế toán phải phối hợp với bộ phận bán hàng thu hồi nợ ra sao, có ưu tiên đầu tư mua sắm hay không đầu tư mua sắm. Với tỷ suất lợi nhuận không thấp hơn 5% có nghĩa là ưu tiên việc chiết khấu thanh toán cho khách hàng để họ trả tiền nhanh hơn.
- Đầu tư: ví đụ đầu tư mua sắm lớn gì, hoặc tài sản cố định, có đầu tư gì hay không thì ghi nhận vào mục này, không phải đầu tư chứng khoán hay mua đất nền. Là các khoản đầu tư mua sắm lớn như các phương tiện vận tải, nhà máy,...
Sau khi hoàn thành 3 định hướng trên, doanh nghiệp cần đi vào các chỉ tiêu cụ thể, ứng dụng tư duy BSC.
4. Mục BSC năm
Tài chính: Lời khuyên từ Chuyên gia Vũ Long là các doanh nghiệp nên chọn 3 chỉ tiêu:
Khách hàng và Thị phần:
Quản trị vận hành: ví dụ tốc độ phục vụ nhanh hơn, giảm chi phí, trao quyền được nhiều hơn, tăng công suất, giảm tỷ lệ lỗi, tăng tính đúng hạn, giảm tỷ lệ công nợ quá hạn,...làm cho hoạt động vận hành của công ty tốt hơn, trơn tru hơn, lựa chọn 3 chỉ tiêu cho phần này, ví dụ như 3 chỉ tiêu sau đây:.
Học hỏi phát triển (Xu hướng):
- Doanh thu: Ví dụ có doanh nghiệp sẽ lựa chọn tỷ lệ tăng doanh thu, có doanh nghiệp lựa chọn giá trị của doanh thu.
- Lợi nhuận: Ví dụ có thể chọn tỷ suất lợi nhuận hoặc giá trị lợi nhuận mong muốn.
- Dòng tiền: ví dụ có thể chọn số dư tiền thường xuyên hoặc chỉ số dòng tiền hoạt động.
Khách hàng và Thị phần:
- Tăng trưởng khách hàng, thị phần
- Làm gì đó cho tốt hơn với khách hàng: ví dụ giao hàng nhanh hơn, giải quyết khiếu nại nhanh hơn, hỗ trợ bảo trì bảo hành cho khách hàng nhanh hơn. Hoặc doanh nghiệp bán lẻ có thể chọn chỉ tiêu lưu lượng khách hàng / ngày, lưu lượng khách hàng đến cửa hàng / tháng. Hoặc doanh nghiệp bán online có thể chọn chỉ tiêu lưu lượng khách hàng truy cập, tỷ lệ đặt hàng trên website hoặc số lượng đơn hàng bình quân trên website.
- Làm gì đó cho tốt hơn khả năng phục vụ khách hàng: ví dụ giảm tỷ lệ khiếu nại sau giao hàng hay tỷ lệ hàng giao đúng hạn là bao nhiêu.
- Dù là chỉ tiêu gì, miễn là làm cho quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng tốt lên, doanh nghiệp nên lựa chọn 3 chỉ tiêu cho phần này.
Quản trị vận hành: ví dụ tốc độ phục vụ nhanh hơn, giảm chi phí, trao quyền được nhiều hơn, tăng công suất, giảm tỷ lệ lỗi, tăng tính đúng hạn, giảm tỷ lệ công nợ quá hạn,...làm cho hoạt động vận hành của công ty tốt hơn, trơn tru hơn, lựa chọn 3 chỉ tiêu cho phần này, ví dụ như 3 chỉ tiêu sau đây:.
- Làm gì đó tối ưu / tốt hơn về quản trị
- Làm gì đó tối ưu / nhanh hơn về thời gian
- Làm gì đó tốt hơn / giảm sai sót, rủi ro, hao phí.
Học hỏi phát triển (Xu hướng):
- Làm gì đó để năng lực cốt lõi công ty tăng: ví dụ công ty đang sản xuất kinh doanh nhưng bị phân tán, cần tập trung về sản xuất. Năng lực cốt lõi nằm ở kinh nghiệm thực thi của một số nhân sự chưa được đồng đều có thể đưa ra chỉ tiêu cần phải đồng đều hóa tay nghề hay kỹ thuật của nhân sự.
- Chỉ số trải nghiệm làm việc hạnh phúc của nhân viên: đo ở các khía cạnh tiền lương, môi trường, văn hóa, lãnh đạo, điều kiện cơ sở vật chất,...xem các nhân viên có hài lòng hay không. Doanh nghiệp có thể đo lường trên cả 5 tiêu chí trên hoặc chọn 3 tiêu chí ở 3 mức độ: không hài lòng - vừa vừa - hơi hài lòng - hài lòng. Lời khuyên: trong thời buổi này các doanh nghiệp nên hướng đến chỉ số trải nghiệm làm việc hạnh phúc của nhân viên.
- Làm gì đó để nâng cao năng lực đội ngũ: luôn động viên và đào tạo nội bộ (OJT) để nâng năng lực nhân viên lên.
5. TOP 4 chỉ tiêu (mục tiêu) ưu tiên từ BSC
Trong 12 tiêu chí trên, ở mỗi khía cạnh doanh nghiệp nên chọn 1 tiêu chí quan trọng nhất để ghi nhận vào mục TOP 4 chỉ tiêu (mục tiêu) ưu tiên từ BSC. Tiêu chí nào quan trọng và ý nghĩa nhất với doanh nghiệp thì lựa chọn và đánh số mức độ ưu tiên từ 1-5. Ví dụ:
- Tài chính: dòng tiền (số dư thường xuyên, chỉ số tiền hoạt động) với mức độ ưu tiên là 4. Do giám đốc phụ trách.
- Khách hàng: làm gì đó cho tốt hơn với khách hàng có mức độ ưu tiên là 5. Do trưởng phòng kinh doanh phụ trách theo dõi và thực hiện.
- Quản trị: làm gì đó tối ưu / nhanh hơn về thời gian có mức độ ưu tiên là 3. Do trưởng phòng kinh doanh phụ trách theo dõi và thực hiện. Do phó giám đốc phụ trách theo dõi và thực hiện.
- Xu hướng: chỉ số trải nghiệm làm việc hạnh phúc của nhân viên có mức độ ưu tiên là 5. Do trưởng phòng kinh doanh phụ trách theo dõi và thực hiện. Do các trưởng bộ phận phụ trách theo dõi và thực hiện.
6. 4 chiến dịch hành động then chốt nhất trong năm
Từng mục tiêu then chốt giao cho ai là người phụ trách theo dõi và thực hiện, tương ứng với TOP 4 chỉ tiêu quan trọng nhất, công ty cần đưa ra được 4 chiến dịch hành động then chốt:
- Tài chính: ví dụ doanh nghiệp chọn dòng tiền thì đưa ra chiến dịch làm gì để dòng tiền tốt hơn. Nếu chọn doanh thu thì chiến dịch là làm gì để tăng doanh thu.
- Khách hàng: làm gì đó cho tốt hơn với khách hàng thì chiến dịch liên quan đến khách hàng.
- Quản trị: làm gì đó tối ưu / nhanh hơn về thời gian thì chiến dịch là làm gì đó để tối ưu hoặc nhanh hơn về thời gian.
- Xu hướng: chỉ số trải nghiệm làm việc hạnh phúc của nhân viên thì chiến dịch là công ty phải làm gì đó để tăng chỉ só trải nghiệm làm việc hạnh phúc cho nhân viên.
7. Thuyết minh / giải thích thêm về các chiến dịch
Tính liên kết thể hiện từ việc doanh nghiệp lựa chọn từ 8-12 chỉ tiêu, cần lựa chọn ra 4 mục tiêu quan trọng và nên làm gì để trở thành hiện thực. Nếu có thuyết minh hay giải thích gì thêm, điền thông tin vào mục Thuyết minh / giải thích thêm về các chiến dịch.
8. 4 kết quả quan trọng nhất cần đạt được từ mỗi chiến dịch tương ứng và 4 KPI đo lường kết quả then chốt:
Ví dụ phòng kinh doanh không được bán vượt giới hạn nợ: chỉ tiêu đo lường dựa trên KPI như hạn mức công nợ (tỷ lệ công nợ vượt hạn mức không quá 5% hay 10% so với tổng nợ phát sinh). Chỉ tiêu đo bằng số chứng minh cho chiến dịch hành động được thực hiện. Một kết quả then chốt được thực hiện gọi là KPR. Còn KPI là đo lường cụ thể thế nào là KPR hoàn thành. KPR này của chiến dịch 1, của chỉ tiêu 1, của khía cạnh tài chính (đọc từ phải qua trái).
Tương tự, với từng chiến dịch, doanh nghiệp phải chỉ ra được như thế nào được xem là đã làm có kết quả và đã làm có kết quả thì đo lường bằng tiêu chí nào.
Tương tự, với từng chiến dịch, doanh nghiệp phải chỉ ra được như thế nào được xem là đã làm có kết quả và đã làm có kết quả thì đo lường bằng tiêu chí nào.
9. Chỉ số thỏa mãn khách hàng quan trọng nhất (Cả năm)
Ví dụ tỷ lệ hoàn đơn với bán online, tỷ lệ khách hàng lặp lại với bán hàng thường xuyên hay gia tăng thị phần / đầu khách với bán B2B. Cách ghi tương tự với phía bên trái. Chỉ nên chọn 1 chỉ tiêu nhưng cần chỉ ra rằng chỉ tiêu đó thế nào là rất tốt - tốt - trung bình, cảnh báo - yếu kém.
10. Chỉ số tài chính quan trọng nhất (Cả năm):
Ví dụ chỉ nên chọn 1 trong 3 chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận hoặc dòng tiền. Thông thường doanh nghiệp nên chọn chỉ tiêu dòng tiền.
11. Lãnh đạo & văn hóa doanh nghiệp:
Doanh nghiệp làm những hoạt động gì hoặc tăng cường điều gì.
12. Chỉ số quản trị vận hành quan trọng nhất (Cả năm)
Đâu là chỉ số quan trọng nhất liên quan đến khía cạnh nào. Vị dụ chỉ tiêu công nợ là quan trọng nhất.
13. Chỉ số học hỏi và phát triển quan trọng nhất (Cả năm)
Ví dụ số giờ đào tạo nội bộ hàng tháng phải được hơn 8 giờ. Số giờ đào tạo nội bộ từ 6-8 giờ. Số giờ đào tạo nội bộ từ 4-6 giờ. Số giờ đào tạo nội bộ ít hơn 4 giờ.
Tổng kết: Như vậy, Chuyên gia Vũ Long đã hoàn thành hướng dẫn biểu mẫu OPS - bản hoạch định chiến lược. Lần đầu tiên thực hiện sẽ hơi khó cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp nên thực hiện theo biện pháp sau đây: trình chiếu bản tài liệu này, trao đổi và thảo luận với nhân sự cùng thực hiện, chỉ cần 2-3 cuộc họp, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện, xây dựng được bản tài liệu hoàn chỉnh, vừa là định hướng dài hạn vừa là hoạch định mục tiêu cho năm tới. Việ làm này rất hiệu quả. Sau khi hoàn thiện, bộ phận truyền thông quảng cáo thấy rõ được định hướng và thông điệp của công ty để truyền thông, quảng cáo. Đội kinh doanh cũng biết được định hướng công ty đi về đâu, chính sách dự kiến được “nắn chỉnh” như thế nào và vì sao. Đội sản xuất cũng biết được nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung trong thời gian tới là gì. Với cách thức thực hiện trình chiếu, cùng nhau thảo luận, cùng nhau làm gọi là phương pháp tham dự. Phương pháp tham dự ngoài việc đạt được kết quả của việc hoạch định còn là một phương pháp truyền thông nội bộ hữu hiệu để cho toàn bộ đội ngũ nhân sự công ty cùng hiểu được mục tiêu - chiến lược - đường đi nước bước - nhiệm vụ của từng phòng ban bộ phận. Với sự hướng dẫn cặn kẽ cách lập biểu mẫu OPS - BSC để hoạch định chiến lược công ty của Chuyên gia Vũ Long trong phiên bản CEO thực chiến V05, kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ thực hiện được bản tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC này.
Chú thích:
OPS viết tắt bởi One Page on Strategy - Trình bày chiến lược công ty trên một trang.
BSC viết tắt bởi BALANCE SCORE CARD: phương pháp tư duy theo thẻ điểm cân bằng. Cấu trúc BSC được chia làm 4 góc. Có nghĩa là khi xác lập mục tiêu cần tiến đến của doanh nghiệp thì cần được xác lập cần bằng về tài chính - khách hàng - quản trị vận hành (một số tài liệu dịch là quy trình nội bộ) - học hỏi, phát triển.
IPO là từ viết tắt của cụm tiếng anh Initial Public Offering – Phát hành công khai lần đầu tiên. Trong thị trường chứng khoán, IPO nghĩa là hoạt động huy động vốn của công ty thông qua hình thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
BHAG (Big Hairy Audacious Goals) là một thuật ngữ thú vị, đề cập đến một mục tiêu lớn và táo bạo, rõ ràng và dài hạn, đủ hấp dẫn để truyền cảm hứng cho mọi nhân viên thực hiện, kéo mọi người ra khỏi tình trạng trì trệ và tiếp thêm năng lượng cho họ hành động.
OPS viết tắt bởi One Page on Strategy - Trình bày chiến lược công ty trên một trang.
BSC viết tắt bởi BALANCE SCORE CARD: phương pháp tư duy theo thẻ điểm cân bằng. Cấu trúc BSC được chia làm 4 góc. Có nghĩa là khi xác lập mục tiêu cần tiến đến của doanh nghiệp thì cần được xác lập cần bằng về tài chính - khách hàng - quản trị vận hành (một số tài liệu dịch là quy trình nội bộ) - học hỏi, phát triển.
IPO là từ viết tắt của cụm tiếng anh Initial Public Offering – Phát hành công khai lần đầu tiên. Trong thị trường chứng khoán, IPO nghĩa là hoạt động huy động vốn của công ty thông qua hình thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
BHAG (Big Hairy Audacious Goals) là một thuật ngữ thú vị, đề cập đến một mục tiêu lớn và táo bạo, rõ ràng và dài hạn, đủ hấp dẫn để truyền cảm hứng cho mọi nhân viên thực hiện, kéo mọi người ra khỏi tình trạng trì trệ và tiếp thêm năng lượng cho họ hành động.
Bài viết đọc thêm:
Chìa khóa then chốt để doanh nghiệp xác định được SỨ MỆNH - TẦM NHÌN - GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Mô hình kinh doanh trong trạng thái hoạt động - Longbiz Model
Xây dựng môi trường công ty tốt và bền vững với 4 trụ cột setup công ty
Xây dựng công ty TỐT & BỀN VỮNG: Hướng dẫn trình tự và phương pháp thực hiện - Chuyên gia Vũ Long
Mô hình quản trị kim cương - Giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tạo môi trường chuyên nghiệp và phát triển kinh doanh bền vững
--------
Biên tập: Bích Ngọc - Giamdoc.net
Media: Trần Đình Sơn - Bisovina
Kiểm duyệt nội dung: Đỗ Huyền - Giamdoc.net
Theo bài giảng (video) gốc của Chuyên gia Vũ Long - Giamdoc.net - Khóa CEO thực chiến V05 - Mô hình kinh doanh và hoạch định chiến lược trên Giamdoc.net
Chìa khóa then chốt để doanh nghiệp xác định được SỨ MỆNH - TẦM NHÌN - GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Mô hình kinh doanh trong trạng thái hoạt động - Longbiz Model
Xây dựng môi trường công ty tốt và bền vững với 4 trụ cột setup công ty
Xây dựng công ty TỐT & BỀN VỮNG: Hướng dẫn trình tự và phương pháp thực hiện - Chuyên gia Vũ Long
Mô hình quản trị kim cương - Giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tạo môi trường chuyên nghiệp và phát triển kinh doanh bền vững
--------
Biên tập: Bích Ngọc - Giamdoc.net
Media: Trần Đình Sơn - Bisovina
Kiểm duyệt nội dung: Đỗ Huyền - Giamdoc.net
Theo bài giảng (video) gốc của Chuyên gia Vũ Long - Giamdoc.net - Khóa CEO thực chiến V05 - Mô hình kinh doanh và hoạch định chiến lược trên Giamdoc.net
Tri ân hơn 100 ngàn Subscribes trên kênh Youtube và sinh nhật Giamdoc.net 9 tuổi với QUÀ TẶNG ĐẶC BIỆT trị giá 9 triệu đồng. Chi tiết vui lòng xem thêm tại đây.
Giamdoc.net
Chuyên trang Blog nội dung về quản lý kinh doanh, dự án, các kỹ năng quản lý điều hành và tư vấn khởi tạo doanh nghiệp thành công. Các nội dung này nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cho thành viên trên trang cũng như bạn đọc có thêm một kênh thông tin hỗ trợ phát triển kinh doanh.