Hãy cùng Giamdoc.net phân tích số liệu của 2 doanh nghiệp A và B khi doanh thu tăng giảm cùng một tỉ lệ % để thấy rõ sự ảnh hưởng của cơ cấu chi phí đến lợi nhuận của từng Doanh nghiệp: Doanh thu và lợi nhuận ròng ban đầu như nhau trong khi kết cấu chi phí khác nhau: Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy 2 Doanh nghiệp A và B cùng có chi phí là 1.800.000 nhưng kết cấu chi phí của 2 DN hoàn toàn khác nhau dẫn đến lãi trên biến phí cũng hoàn toàn khác nhau mặc dù lợi nhuận ròng như nhau: Trường hợp 1: Giả sử khi doanh thu của cả 2 Doanh nghiệp đều tăng 40% thì lợi nhuận của 2 Doanh nghiệp sẽ thế nào? Do chi phí cố định không thay đổi nên phần tăng thêm của lãi trên biến phí sẽ góp phần làm cho lợi nhuận của DN tăng lên. Khi doanh thu của 2 doanh nghiệp đều tăng 40% thì lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp cũng tăng, cụ thể:
Khi doanh thu của 2 doanh nghiệp đều giảm40% thì lợi nhuận của cả 2 doanhnghiệp cũng giảm, cụ thể:
Kết quả của 2 trường hợp trên được lý giải thế nào? Nguyên nhân chính là do đòn bẩy kinh doanh: Là sự kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trong việc điều hành doanh nghiệp.Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định trong tổng chi phí kinh doanh của DN. Tỷ trọng chi phí cố định lớn thì đòn bẩy kinh doanh lớn và ngược lại. Điều đó có nghĩa là, DN nào có kết cấu chi phí với phần chi phí cố định cao hơn thì DN đó có đòn bẩy kinh doanh lớn hơn và ngược lại. Ta có: Lưu ý: Đòn bẩy kinh doanh như "con dao hai lưỡi", bởi nó phụ thuộc vào định phí. Nhưng khi chưa vượt quá điểm hoà vốn, ở cùng một mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào có định phí càng cao, lỗ càng lớn.Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp phải phấn đấu để đạt được sản lượng hoà vốn. Khi vượt quá điểm hoà vốn thì đòn bẩy kinh doanh luôn luôn dương và nó ảnh hưởng tích cực tới sự gia tăng lợi nhuận. Tính toán cụ thể đòn bẩy kinh doanh với 2 Doanh nghiệp A và B:
Kết luận: Kết cấu chi phí và lợi nhuận có mối liên hệ với nhau. DN B có kết cấu chi phí với phần định phí cao hơn sẽ đạt lợi nhuận cao hơn khi doanh thu gia tăng và ngược lại DN B sẽ gặp rủi ro nhiều hơn khi doanh thu sụt giảm. DN nào có quy mô tài sản cố định lớn hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường nếu kinh tế phát triển ổn định. Ngược lại khi kinh tế bất ổn, DN nào có kết cấu chi phí với chi phí biến đổi nhiều hơn (quy mô tài sản cố định nhỏ hơn) sẽ linh hoạt chuyển đổi cơ cấu hàng hoá và rủi ro kinh doanh ít hơn. Là nhà quản trị, khi chúng ta quyết định sử dụng định phí lớn trong tổng chi phí, chúng ta sẵn sàng với những sự khuyếch đại. Điều đó cũng đồng nghĩa nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu sản lượng sụt giảm bởi đòn bẩy kinh doanh có tác động khuyếch đại đồng thời sự thay đổi của lợi nhuận vàrủi ro của DN. Trên đây, Giamdoc.net đã chỉ rõ ảnh hưởng của cơ cấu chi phí (biến đổi, cố định) đến lợi nhuận của từng Doanh nghiệp khi doanh thu tăng giảm cùng một tỷ lệ %. Đó chính là tác động của đòn bẩy kinh doanh – Con dao 2 lưỡi khuyếch đại rủi ro và lợi nhuận của DN. Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này. Xem thêm bài viết: Tại sao phải hoạch định mô hình tài chính công ty (Phần 1) Tại sao phải hoạch định mô hình tài chính công ty (Phần 2) Tham khảo video về Lập Kế hoạch tài chính kinh doanh
Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net
Giamdoc.net gợi ý các khóa học phù hợp để nâng tầm giá trị cho bạn
|
Kế toán, kiểm toánChuyên trang hỗ trợ nghiệp vụ & kỹ năng làm việc về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phần mềm kế toán Phân loại
All
Lưu trữ
June 2020
|