Kế toán tổng hợp thực hành: Doanh nghiệp được quyền có nhiều Người đại diện theo Pháp luật không?3/9/2019
Trước hết, mời quý bạn đọc cùng Giamdoc.net theo dõi một tình huống sau: Công ty TNHH ABC có trụ sở tại Hà Nội gồm có 4 thành viên là Lan, Thuý, Ngọc, Minh. Theo điều lệ Công ty: Lan là Chủ tịch HĐTV – Đại diện theo pháp luật thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch HĐQT,Ngọc là Tổng giám đốc Công ty – Đại diện theo pháp luật thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc. Các quyết định của bất cứ người đại diện theo pháp luật nào đều có giá trị thực hiện nhân danh Công ty. Ngày 10/08/2019, Ngọc đã đại diện cho Công ty kí hợp đồng mua 10 tấn thép của Công ty TNHH XYZ trụ sở tại Vĩnh Phúc có giá trị >= 35% giá trị tài sản được ghi trong BCTC tại ngày 30.07.2019 mà chưa được hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua. Ngày 20/08/2019, công ty XYZ đã vận chuyển hàng đến kho của công ty ABC, nhưng nhân viên công ty ABC không nhận nhập kho và không hoàn thiện thủ tục thanh toán cho công ty XYZ, gây thiệt hại cho công ty XYZ về chi phí đặt hàng, tồn kho cũng như lãi vay ngân hàng,... Ngày 31/08/2019, công ty XYZ đã gửi đơn kiện lên Toà án nhân dân thành phố Hà nội đề nghị xét xử vụ việc này. Vấn đề đặt ra là: Một công ty có được nhiều người đại diện theo pháp luật? Hợp đồng được kí kết giữa Ngọc và Công ty TNHH XYZ có hiệu lực pháp luật hay không? Hợp đồng có dấu đỏ do người đại diện theo pháp luật ký có được mặc nhiên thừa nhận? Nếu giao dịch không được thừa nhận thì Ngọc có phải chịu trách nhiệm pháp lý với công ty TNHH XYZ trong trường hợp này? Một trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 là cho phép Doanh nghiệp (DN) có hơn 1 Người đại diện theo pháp luật. Vậy nếu công ty có 2 hay nhiều Người đại diện theo pháp luật thì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của Doanh nghiệp sẽ thực hiện như thế nào? Và gặp phải những rủi ro, hạn chế gì? 1. Trước hết, ta cần hiểu rõ Người đại diện theo pháp luật (NĐDPL) – họ là ai?Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho DN thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của DN, đại diện cho DN với tư cách nguyên đơn, bị đơn, có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Toà án, và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”(Theo khoản 1, điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014) Do đó, việc quyết định chọn đúng Người đại diện theo pháp luật và phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi Người đại diện theo pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của DN. 2. Số lượng Người đại diện theo pháp luật của DN có bị giới hạn không?Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều Người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của Người đại diện theo pháp luật của DN.” (Theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014). Như vậy, từ 1/7/2015, DN có thể có từ 2 Người đại diện theo pháp luật trở lên và toàn quyền quyết định số lượng Người đại diện theo pháp luật. Điều này giúp DN chủ động, linh hoạt hơn, góp phần tháo gỡ vướng mắc cho DN khi 1 Người đại diện theo pháp luật vắng mặt ở Việt Nam quá 30 ngày nhưng chưa uỷ quyền hoặc uỷ quyền không hợp lệ (Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm Người đại diện theo pháp luật) hoặc Người đại diện theo pháp luật hiện tại bất hợp tác (không thực hiện đủ/ thực hiện sai trách nhiệm trong quản lý điều hành), bị tạm giam giữ phục vụ điều tra, tai nạn, hôn mê… 3. Việc sử dụng bao nhiêu Người đại diện theo pháp luật đòi hỏi DN cần xem xét rất kỹ và quyết định ai sẽ là người ký tên trên các giấy tờ ngân hàng, thuế, hợp đồng?Để biết người đại diện nào là người ký tên trên các giấy tờ ngân hàng, thuế, ký kết hợp đồng mua bán, hợp đồng lao động,… sẽ căn cứ vào điều lệ công ty để đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ DN trước pháp luật (Theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014). Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Điều lệ Doanh nghiệp phải quy định chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ cụ thể của từng người đại diện theo pháp luật của DN nhưng thực tế hầu hết các DN chỉ coi điều lệ là thủ tục để hợp thức cho việc thành lập. Các sáng lập viên không hề có sự họp bàn, thảo luận và thống nhất các điều khoản trong điều lệ. Thực tế đáng buồn là trong điều lệ hoặc trong các văn bản thoả thuận khác của DN không công khai chi tiết phân quyền, không lường hết tình huống phát sinh dẫn tới tình trạng DN dù có nhiều Người đại diện theo pháp luật nhưng lại không thể ký kết được các hợp đồng. 4. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng Người đại diện theo pháp luật, lợi bất cập hại?Đối với Doanh nghiệp:Bên cạnh những ưu điểm mang tính chất đột phá của Luật Doanh nghiệp 2014, thì quy định DN được tự quyết định số lượng Người đại diện theo pháp luật cũng mang lại nhiều hạn chế. Hãy cùng Giamdoc.net phân tích qua hình ảnh dưới đây! Với các đối tác kinh doanh của Doanh nghiệp:Mặc dù pháp luật có quy định Người đại diện theo pháp luật phải thông báo cho bên thứ 3 biết phạm vi đại diện của mình nhưng trong trường hợp Người đại diện theo pháp luật cố tình không thông báo thì luật chưa có chế tài nào để ràng buộc trách nhiệm của DN đối với giao dịch trong trường hợp này. Và nếu Người đại diện theo pháp luật của công ty đã được Đại hội đồng cổ đông ra quyết định bãi nhiễm nhưng cố tình ký hợp đồng nhân danh công ty trong thời gian thay đổi đăng ký kinh doanh thì cũng chưa được Luật Doanh nghiệp 2014 đề cập tới. Cho nên, rất dễ dẫn đến trường hợp giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện hoặc người có thẩm quyền đại diện nhưng đã bị thay đổi, chấm dứt, từ đó sẽ dẫn đến những rủi ro do giao dịch vô hiệu mang lại. Bên thứ 3 khó xác định được phạm vi quyền và nghĩa vụ của Người đại diện theo pháp luật và khó tiếp cận được điều lệ cũng như các văn bản thoả thuận của DN (nếu có). Các văn bản đó chỉ là văn bản mang tính nội bộ và là nội dung không bắt buộc phải thông báo công khai. Hơn nữa, Điều lệ có thể thay đổi theo thời gian và nội dung dài nên có thể 1 số nội dung thay đổi mà bên thứ 3 không thể kiểm chứng. Thật khó để kiểm tra xem Người đại diện theo pháp luật mà mình đang đàm phán có đầy đủ thẩm quyền để xác lập giao dịch hay không? 5. Người đại diện theo pháp luật ký kết không đúng thẩm quyền, trách nhiệm thuộc về cá nhân hay DN?Khi xung đột xảy ra, nếu DN không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng do việc thực hiện không có lợi cho họ, đã lấy lí do người ký không đúng thẩm quyền để thoái thác trách nhiệm. DN không muốn bồi thường cho đối tác vì cho rằng người ký hợp đồng không nhân danh công ty, còn cá nhân ký hợp đồng hoặc thoái trách nhiệm hoặc không có khả năng tự chịu trách nhiệm nếu thiệt hại quá lớn. Vậy trách nhiệm với đối tác thuộc về cá nhân hay DN? Giamdoc.net xin giải thích rõ hơn về trường hợp 1: Người ký là đại diện theo pháp luật của công ty nhưng không có thẩm quyền ký kết. (Trả lời cho tính huống minh họa ở đầu bài viết)
ii) việc ký kết hợp đồng của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp vượt quá phạm vi đại diện;
6. Để hạn chế những rủi ro khi giao kết, thực hiện giao dịch, doanh nghiệp cần chú ý vấn đề gì?Đối với Doanh nghiệp:
Với các đối tác kinh doanh của Doanh nghiệp:
Trên đây, Giamdoc.net đã chia sẻ một số vấn đề liên quan mặt tích cực cũng như rủi ro pháp lý khi doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế các giao dịch rất đa dạng và khó lường, do vậy để đảm bảo tính an toàn pháp lý, các doanh nghiệp nên tham vấn ý kiến của luật sư để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho từng giao dịch. Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này. Tham khảo thêm một số video về Kế hoạch nguồn vốn, quản trị vốn kinh doanh
Xem thêm bài viết: Điều lệ là luật công ty Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào khi khởi nghiệp Vốn ảo và hệ lụy thật Dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp Luật cho startup Việt Nam Tài liệu đính kèm bài viết: Luật Doanh nghiệp 2014 Nghị định 50/2016/NĐ-CP: Tải về tại đây Để lại email ở phần comment cuối bài hoặc gửi yêu cầu tải biểu mẫu điều lệ công ty về email: [email protected] Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net
|
Kế toán thực hành tổng hợp & báo cáo thuế Dù bạn chưa từng học kế toán, đã học kế toán, thậm chí đã làm kế toán nhưng chưa giỏi... thì sau khóa học này bạn sẽ giỏi, thành thạo và tự tin làm kế toán, thuế... | Tổ chức vận hành công ty & Kiểm soát nội bộ | Internal Control Lần đầu tiên & độc quyền trên Giamdoc.net, trọn vẹn khóa học online kèm theo ứng dụng xây dựng mô hình tổ chức, quản lý vận hành & Kiểm soát nội bộ hữu hiệu | Tài chính, kế toán & tối ưu thuế cho giám đốc | CEO Khóa học trang bị đầy đủ kiến thức nền về tài chính DN, phương pháp tổ chức & quản lý hệ thống tài chính, dòng tiền, hồ sơ kế toán thuế dành cho Giám đốc|Quản lý DN |
Kế toán, kiểm toán
Chuyên trang hỗ trợ nghiệp vụ & kỹ năng làm việc về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phần mềm kế toán
Phân loại
All
Ke Toan Thanh Toan
Ke Toan Thue
Ke Toan Tong Hop Thuc Hanh
Lưu trữ
June 2020
May 2020
April 2020
March 2020
February 2020
December 2019
November 2019
October 2019
September 2019
August 2019
July 2019
June 2019