Không ít lần tham dự một buổi họp mục tiêu cuối năm của phòng kế toán và giám đốc, tôi chứng kiến cảnh tranh luận về định biên giữa kế toán trưởng và giám đốc hết sức căng thẳng:
Vậy định biên nhân sự là gì, hiểu thế nào cho đúng?Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau thống nhất quan điểm về chiến lược nhân sự. Đồng bộ chiến lược nhân sự là một phần của quản trị chiến lược, có nghĩa là: từ khung mô hình kinh doanh, ta hoạch định chiến lược, đồng bộ từ chiến lược cấp công ty đến chiến lược cấp chức năng. Chiến lược nhân sự là chiến lược cấp chức năng. Chiến lược nhân sự đề cập đến nguồn vốn nhân lực chứ không đơn giản chỉ là vấn đề nhân sự, chiến lược ấy gồm: cơ cấu tổ chức, định biên nhân sự, chính sách nhân sự, chính sách đào tạo, quy trình nhân sự, quy chế lao động tiền lương, bảng lương mẫu,… Như vậy, định biên nhân sự là một phần quan trọng của chiến lược nhân sự. Chiến lược nhân sự phải sinh ra từ chiến lược cấp công ty.Định biên nhân sự là việc xác định khối lượng công việc và thời gian hoàn thành khối lượng công việc cụ thể dựa trên kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, từ đó tínhsố lượng nhân sự cần thiết (cơ cấu ấy gồm số lượng lẫn chất lượng). Cụ thể hơn, định biên là đưa ra phân tích và dự báo xem ở khâu công việc đó 1 tháng phát sinh bao nhiêu công việc, với điều kiện hiện tại của công ty và năng lực trung bình của nhân sự sẽ giải quyết bao nhiêu thời gian, lấy tổng thời gian chia cho 26 ngày/ tháng, 6h-7h/ 1 ngày để tính ra số người. Ai định biên nhân sự? Chinh Trưởng bộ phận cùng Trưởng phòng nhân sự/ nhân viên phụ trách nhân sự cùng nhau định biên nhân sự là đương nhiên rồi, giám đốc chỉ tham gia với tư cách chỉ đạo. Để định biên nhân sự, nên chăng cần điều kiện gì? Xin thưa, không có một công thức chung nào được áp dụng để tính định biên nhân sự, xin gợi ý 3 nhóm nguyên tắc phổ biến dưới đây: Tham khảo nội dung tài liệu: https://bit.ly/2TQFbKD Quay trở lại bài toán nhân sự phòng kế toán ở phần mở đầu của bài viết, kế toán trưởng và giám đốcai là người định biên đúng. Và lí do được giải trình ở đây là gì? Chúng ta hãy xem phần trình bày của kế toán trưởng. Cô ấy bình tĩnh liệt kê các nhiệm vụ của phòng mình như sau:
Ví dụ: mỗi giao dịch thanh toán cần làm trong 10 phút (với điều kiện có quy trình biểu mẫu rõ ràng, hạn mức thời gian giao dịch). Tương tự với các giao dịch còn lại, tính ra tổng thời gian làm việc 1 tháng hết 910 giờ, lấy tổng thời gian ấy chia cho 26 ngày ra tính ra thời gian tiêu hao 1 ngày là 35 giờ, chia tiếp cho 7h/ ngày để ra số nhân sự cần 5 người tương ứng 5 vị trí: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán và nợ phải trả, kế toán doanh thu và nợ phải thu, kế toán ngân hàng. Nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ta có thể kết hợp 1 số vị trí làm một, ví dụ kế toán trưởng + kế toán tổng hợp, kế toán kho + kế toán ngân hàng. Khi doanh thu tăng 30% thì sao? Lúc ấy, số lượng giao dịch có thể tăng hoặc không (ví dụ số chứng từ tăng từ 10.000 lên 12.000), vay vốn ngân hàng, mở thủ tục LC, thanh toán tăng thêm12 ngày làm việc/năm, tương ứng mỗi tháng tăng 1 ngày. Nếu vậy thì chỉ cần tăng năng suất lao động cao hơn một chút/ làm thêm giờ hoặc xem xét sử dụng phần mềm để giảm nhẹ khối lượng công việc, nhờ bộ phận khác hỗ trợ (nếu được). Đó là cách tính cho nhân sự gián tiếp, giờ làm ổn định, không ca kíp. Nhưng với nhân sự thuộc khối sản xuất thì sao? Ta thử định biên nhân sự dọn phòng cần tuyển cho bộ phận buồng khách sạn nhé: Bài toán đặt ra: Giả sử khách sạn có 80 phòng, mỗi nhân viên năng lực trung bình có khả năng làm vệ sinh 10 phòng/ ca/ 8 tiếng. Công suất phòng bình quân năm của khách sạn là 80%. Khi đó: Số nhân viên dọn 80 phòng mỗi ngày là: 80/10=8 người. Với công suất phòng bình quân năm 80% nên số nhân viên giảm chỉ còn 8x80% = 6,4 người. Nhưng theo luật lao động, một nhân viên được nghỉ ít nhất 52 chủ nhật + 12 ngày phép + 14 ngày nghỉ lễ tết, tổng cộng là 78 ngày nghỉ. Do đó, tổng số ngày làm việc của 1 nhân viên trong năm = 365 – 78 = 287 ngày. Như vậy, để lúc nào cũng có nhân viên làm việc mỗi ngày, khách sạn cần tuyển 365/287=1,27 người. Nếu khách sạn cho nhân viên nghỉ thêm chiều thứ 7 thì số ngày làm việc sẽ là 365 – 78 – 26 = 261 ngày/ năm, khi đó khách sạn cần tuyển thêm 365/261 = 1,4 người. Như vậy, nếu chỉ cho nhân viên nghỉ ngày chủ nhật thì số nhân viên dọn phòng khách sạn cần tuyển là 6,4 x 1,27 = 8,128 người ~ 8 người để đảm bảo công việc được hoàn thành theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Nếu thiếu 0,128 người thì chỉ cần tăng năng suất lao động cao hơn một chút/ làm thêm giờ/điều động bộ phận khác hỗ trợ. Tương tự, bộ phận bảo vệ làm 3 ca (sáng chiều tối), mỗi ca 2 người, trong đó giao ca chiều nên cần tuyển 2 x 1,5 x 1,27 = 3,81 người~ 4 người.
Tư vấn quản trị với vấn đề định biên nhân sự đảm bảo sự dụng hiệu quả nguồn nhân lực:
Trên đây, Giamdoc.net đã chia sẻ giúp bạn đọc hiểu định biên nhân sự là gì, điều kiện tính, nguyên tắc, phương pháp định biên nhân sự, là cơ sở lên kế hoạch tuyển dụng và hoạch định nhân sự. Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn cách định biên nhân sự cho các vị trí của phòng kế toán. Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này. Xem thêm bài viết: OKR – Công cụ tối ưu trong quản trị hiệu suất vượt trội Quản trị nhân sự & hệ thống quản lý nhân sự bài bản, toàn diện Setup hệ thống nhân sự PHÙ HỢP - TINH GỌN - HIỆU QUẢ BSC và KPI – Công cụ hiện thực hóa giấc mơ Doanh nhân Cơ chế chi trả thu nhập - Làm sao để tối ưu THAM KHẢO THÊM VIDEO VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP
Quản trị nhân sự chiến lược & setup hệ thống quản trị nhân sự là một phần trong chương trình SETUP CÔNG TY & KINH DOANH BÀI BẢN Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net
Giamdoc.net gợi ý các khóa học phù hợp để nâng tầm giá trị cho bạn
|
Kế toán, kiểm toánChuyên trang hỗ trợ nghiệp vụ & kỹ năng làm việc về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phần mềm kế toán Phân loại
All
Lưu trữ
June 2020
|