Kế toán tổng hợp thực hành: Hợp đồng cộng tác viên, khoán việc có phải là Hợp đồng lao động?24/2/2020
Tại sao vấn đề bảo hiểm từ năm 2018 lại được nhiều người quan tâm? Đâu là giải pháp trong trường hợp này?
Đọc bài chia sẻ của bạn Trần Thanh Tú trong diễn đàn kế toán Phú Thọ, mình cũng đồng tình với quan điểm của Tú khi phân tích được và mất nếu chúng ta lách luật bảo hiểm. Hệ luỵ gì sẽ xảy ra với DN:
Xem thêm bài viết: Chia sẻ: Cách lách luật Bảo hiểm xã hội để giảm thiểu chi phí theo góc nhìn của luật sư Quan điểm của chúng tôi là đừng tìm cách trốn đóng, mà hãy tìm cách đóng sao cho đẹp, cho hợp lý, cho tối thiểu số tiền mà được tối ưu lợi ích của Doanh nghiệp và người lao động. Quay trở lại vấn đề bảo hiểm với lao động thời vụ từ 1 tháng, không ít doanh nghiệp lách luật không ký hợp đồng lao động bằng cách chuyển đổi sang hình thức hợp đồng giao khoán, hợp đồng cộng tác viên theo khối lượng công việc, chấm công người lao động dưới 14 ngày, ký hợp đồng học việc, thử việc, ký với người đã về hưu,… để trốn đóng bảo hiểm (đặc biệt là DN xây dựng – thi công, gia công – may mặc). Nhân đây lại bàn về hợp đồng học việc để lách bảo hiểm: nhiều DN ký hợp đồng học việc xong 120 ngày, rồi ký tiếp hợp đồng thử việc 60 ngày, như vậy lách được bảo hiểm đến 6 tháng. Thực tế đang diễn ra như vậy, nhưng liệu học việc xong mới đến ký hợp đồng thử việc có đúng quy định pháp luật không? “Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này” (Khoản 3 điều 61 Bộ luật lao động năm 2012). Như vậy, sau thời gian học việc, DN chắc chắn phải nhận Người lao động (NLĐ) làm việc và ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) nếu đủ điều kiện quy định với cả Doanh nghiệp và NLĐ. Với DN phải tuân thủ theo thoả ước lao động, không bị pháp luật cấm, người ký đúng thẩm quyền; với NLĐ: có chứng chỉ nếu cần, đủ sức khoẻ, thành niên, tự nguyện,... Nhưng với hợp đồng thử việc thì NLĐ thử việc xong có thể được nhận làm việc chính thức ký HĐLĐ hoặc không. Như vậy, các bạn cần hiểu kỹ quy định của pháp luật để tránh mất tiền oan nhé! Vậy hợp đồng giao khoán, hợp đồng cộng tác viên là gì? Tại sao pháp luật lao động chưa có bất kỳ quy định nào đề cập đến hai loại hợp đồng này nhưng lại đang là lá chắn giúp DN lách bảo hiểm?Tạm dừng hợp đồng giao khoán hợp đồng cộng tác viên, chúng ta nói về hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ đã được pháp luật thừa nhận: Nhưng ngoài HĐLĐ, Hợp đồng dịch vụ ra còn rất nhiều loại hợp đồng (hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng giao khoán), chúng ta hiểu những loại hợp đồng này như thế nào? Chúng ta ký như thế nào? Phải đóng bảo hiểm, thuế TNCN hay không? Chi tiết được Giamdoc.net tóm tắt như sau: Chi tiết mô tả từng loại hợp đồng được tóm tắt dưới dạng hình ảnh cho bạn đọc dễ hình dung: Lời khuyên: Để xác định hợp đồng đã ký kết thuộc loại hợp đồng nào cũng phải dựa trên đặc điểm, quy định chứ không chỉ dựa vào tên gọi. Vì vậy, hãy nhận định rõ từng loại hợp đồng để ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật. Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này. Xem thêm bài viết: Quản trị nhân sự & hệ thống quản lý nhân sự bài bản, toàn diện Cơ chế chi trả thu nhập - Làm sao để tối ưu Người lao động nên biết: Cách tính hưởng Chế độ thai sản Cách tính mức lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội Thay đổi quan trọng trong chế độ BHXH Tiền thưởng, ăn trưa không tính đóng bảo hiểm xã hội. Những khoản phụ cấp nào sẽ được tính đóng BHXH từ 1/1/2016? Tham khảo video về QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CHIẾN LƯỢC
Quản trị nhân sự chiến lược & setup hệ thống quản trị nhân sự là một phần trong chương trình SETUP CÔNG TY & KINH DOANH BÀI BẢN. Xem thêm chi tiết Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net
Giamdoc.net gợi ý các khóa học phù hợp để nâng tầm giá trị cho bạn
|
Kế toán, kiểm toánChuyên trang hỗ trợ nghiệp vụ & kỹ năng làm việc về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phần mềm kế toán Phân loại
All
Lưu trữ
June 2020
|