Quản trị công ty | Đào tạo CEO toàn diện
  • CEO thực chiến
  • Đăng ký VIP-CEO
  • Khóa học
  • Khai giảng / Sự kiện
  • Blog quản trị

Kế toán doanh nghiệp bài bản

Kế toán tổng hợp thực hành: Hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperate Contract) thế nào để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên

19/3/2020

Comments

 
“Không một ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta” – Ken Blanchard – tác giả cuốn sách kinh điển Vị giám đốc 1 phút từng nói. Thật vậy, bạn muốn mở một công ty cung cấp, sửa chữa thiết bị điện tử, bạn giỏi kỹ thuật nhưng lại vô cùng thiếu kiến thức về kinh doanh, quản trị nhân sự, tài chính,…Bạn học bao giờ mới bù đắp được lỗ hổng, còn đâu thời gian dành cho nghiên cứu kỹ thuật, một mình bạn liệu có làm hết không? Hoặc bạn có ý tưởng, biết quản trị nhưng thiếu tiền, mà đối tác thì dư tiền không biết làm gì? Thế rồi, hợp tác kinh doanh BCC là lẽ đương nhiên. 
Hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperate Contract)
Hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperate Contract)
Tục ngữ có câu: 
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Hai câu tục ngữ trên hàm ý sâu sa về sức mạnh của sự đoàn kết. Trong một xã hội phát triển vượt bậc và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, hợp tác kinh doanh (BCC) là một biểu hiện minh chứng cho sự đoàn kết đó.
Tôi có ý tưởng và một số vốn, muốn tìm đối tác kinh doanh chung vốn để làm ăn. Nhưng hợp tác thế nào để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ là vấn đề khiến tôi trăn trở? Tại sao tôi phải hợp tác kinh doanh? Làm tất ăn cả có hơn không?

“Không một ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta” – Ken Blanchard – tác giả cuốn sách kinh điển Vị giám đốc 1 phút từng nói. Thật vậy, bạn muốn mở một công ty cung cấp, sửa chữa thiết bị điện tử, bạn giỏi kỹ thuật nhưng lại vô cùng thiếu kiến thức về kinh doanh, quản trị nhân sự, tài chính,…Bạn học bao giờ mới bù đắp được lỗ hổng, còn đâu thời gian dành cho nghiên cứu kỹ thuật, một mình bạn liệu có làm hết không? Hoặc bạn có ý tưởng, biết quản trị nhưng thiếu tiền, mà đối tác thì dư tiền không biết làm gì? Thế rồi, hợp tác kinh doanh là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, hợp tác như thế nào để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên lại là một vấn đề khó khăn.
Hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperate Contract)
Ưu điểm và hạn chế của Hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperate Contract)
Hi vọng rằng với những kinh nghiệm về hợp tác kinh doanh Giamdoc.net chia sẻ dưới đây, bạn sẽ sớm thành công và phát triển doanh nghiệp lên quy mô lớn:

Kinh nghiệm Hợp tác kinh doanh BCC

Thứ nhất, Hợp tác kinh doanh – “đừng để hai chân dẫm vào nhau”

Bạn giỏi về kỹ thuật, thì hãy hợp tác với người giỏi kinh doanh, tài chính, nhiều tiền. Như vậy mới phát huy đúng thế mạnh của hợp tác kinh doanh là các bên hỗ trợ thiếu sót của nhau và cùng phát huy điểm mạnh, sẽ rất hữu ích khi phân chia nhiệm vụ triển khai dự án. Hãy hợp tác với người có thế mạnh khác với mình. Muốn đạt được mục tiêu, phải phân chia nhiệm vụ rõ ràng, đừng dẫm chân lên nhau và quản trị tài chính thông qua hệ thống quy chuẩn, định mức. Và việc này cũng không kém phần quan trọng, đó là Đừng hợp tác 50/50 - hãy xác định ai là người cầm trịch để định hướng và dẫn dắt công ty. ​

Thứ hai, Cùng thống nhất mục tiêu khi hợp tác kinh doanh

Theo CB Insight, nguyên nhân thất bại khi hợp tác kinh doanh: 88% là do mục tiêu và kế hoạch chiến lược không rõ ràng. Hợp tác kinh doanh, bạn cần phải nhìn thấy thứ mình sẽ đạt được, không phải hợp tác cho vui. Hãy xác định rõ mình được gì sau hợp tác: tỷ suất sinh lời mong muốn? Hoặc kiến thức mình học hỏi được trong quá trình hợp tác,...

Thứ ba, Tin tưởng để hợp tác thành công, cùng thống nhất góc nhìn tài chính

Một mối quan hệ bền vững lâu dài, các bên cùng có lợi (win-win) phải dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Hợp tác kinh doanh cũng như ký giấy kết hôn vậy, nếu trước khi ký hợp đồng mà không tin nhau thì… đừng ký!

Thứ tư, Mọi điều khoản hợp tác đều phải được thể hiện bằng văn bản

“Úi xùi, anh em tin nhau là chính, cần gì ký” – Đó là một trong những sai lầm tai hại trong hợp tác kinh doanh. Đừng quá dễ dãi trong thủ tục, hồ sơ vì toàn “anh em”. Mọi khoản phân chia lãi lỗ, điều khoản chấm dứt hợp đồng trong quá trình hợp tác đều cần thể hiện bằng giấy tờ có ký tá. Nếu không, rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, bạn có dám đảm bảo, khi kinh doanh có lời, bạn sẽ bị đẩy ra khỏi cuộc chơi bất cứ lúc nào?
Hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperate Contract)
Mọi điều khoản hợp tác đều phải được thể hiện bằng văn bản
Đứng trên góc nhìn tài chính - kế toán, Giamdoc.net xin phép được chia sẻ bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến chuyên ngành để ban đọc cùng tham khảo:

Các vấn đề tài chính trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Các góc nhìn về hợp tác kinh doanh BCC

​Theo quy định của Luật đầu tư 2014
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.” - Tại Điều 3 khoản 9 Luật đầu tư 2014
 
Theo quy định trên thì: Hợp đồng hợp tác kinh doanh là việc hợp tác giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong kinh doanh nhằm phần chia lợi nhuận và sản phẩm, không thành lập pháp nhân mới. Việc hợp tác này sẽ được triển khai kinh doanh trên một pháp nhân có sẵn của các bên hợp tác kinh doanh.

Theo quy định của Luật thuế TNDN
“6. Cơ chế tài chính và phân chia thu nhập
“n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
  • Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.
  • Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.
  • Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.
  • Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh”.
Theo đó, các bên khi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể phân chia kết quả như sau: Phân chia sản phẩm, Phân chia doanh thu, Phân chia lợi nhuận trước thuế TNDN, Phân chia lợi nhuận sau thuế TNDN.
Nguồn: Công văn 367/TCT-CS của Tổng cục thuế ngày 30 tháng 1 năm 2015 và mục n khoản 1 điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về hợp đồng BCC. Tải công văn ở cuối bài viết.

Hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperate Contract)
Hình thức phân chia trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

​Quy định của luật kế toán có đồng nhất với các luật trên hay không?
Theo Điều 44 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
  • Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế nhưng không hình thành pháp nhân độc lập. Hoạt động này có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia.
  • BCC có thể được thực hiện dưới hình thức cùng nhau xây dựng tài sản hoặc hợp tác trong một số hoạt động kinh doanh. Các bên tham gia trong BCC có thể thỏa thuận chia doanh thu, chia sản phẩm hoặc chia lợi nhuận sau thuế.
  • Trong mọi trường hợp, khi nhận tiền, tài sản của các các bên khác đóng góp cho hoạt động BCC, bên nhận phải kế toán là nợ phải trả, không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.
Quy định hạch toán thế nào trong hợp đồng?
Cũng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, có 3 hình thức hợp tác kinh doanh là:
  1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát
  2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
  3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế
Mỗi hình thức hợp tác kinh doanh có những quy định về thực hiện và hạch toán riêng. Tải về tại đây (Nguồn: sách hướng dẫn của Vụ chế độ kế toán)

 Thuế đối với thu nhập nhận được từ hợp tác kinh doanh

“6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp” - Tại khoản 6 Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
Nắm vững toàn bộ những kiến thức về BCC nêu trên, Giamdoc.net tin rằng mọi quyết định đầu tư của bạn sẽ trở nên sáng suốt và tự tin hơn!!!
 
Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này.

Xem thêm bài viết:
​BSC và KPI – Công cụ hiện thực hóa giấc mơ Doanh nhân
Thế nào là một cấu trúc tài chính tối ưu
​Kinh doanh không lập kế hoạch là đang lập kế hoạch cho sự thất bại
Quản trị nhân sự & hệ thống quản lý nhân sự bài bản, toàn diện ​
​Setup hệ thống nhân sự PHÙ HỢP - TINH GỌN - HIỆU QUẢ
​
​
Tài liệu đính kèm bài viết:
Công văn 367/TCT-CS của Tổng cục thuế: tải về tại đây​
Thông tư 200/2014/TT-BTC

​
Từ khóa tìm kiếm: Hợp đồng BCC là gì, Hợp tác kinh doanh BCC là gì, Mẫu hợp đồng BCC

THAM KHẢO THÊM VIDEO VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP

Video chia sẻ: Kiểm soát nội bộ và công tác kế hoạch trong vận hành doanh nghiệp | Setup công ty bài bản. ​
Quản trị nhân sự chiến lược & setup hệ thống quản trị nhân sự | Setup công ty bài bản.

Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net

Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...

Vui lòng đăng ký tại đây để tải về!
Đăng ký nhận FREE
Picture

Giamdoc.net gợi ý các khóa học phù hợp để nâng tầm giá trị cho bạn

Picture
​​Kế toán thực hành tổng hợp & báo cáo thuế
​​
​
​
Dù bạn chưa từng học kế toán, đã học kế toán, thậm chí đã làm kế toán nhưng chưa giỏi... thì sau khóa học này bạn sẽ giỏi,  thành thạo và tự tin làm kế toán, thuế...
Picture
Tổ chức vận hành công ty & Kiểm soát nội bộ | Internal Control
​
​​
Lần đầu tiên & độc quyền trên Giamdoc.net, trọn vẹn khóa học online kèm theo ứng dụng xây dựng mô hình tổ chức, quản lý vận hành & Kiểm soát nội bộ hữu hiệu
Picture
Chiến lược nhân sự & Setup hệ thống quản  trị nhân sự bài b​ản Quản trị nhân sự chiến lược, bài bản & xây dựng hệ thống quản lý nhân viên hiệu quả, giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng nhân sự bất ổn, chi trả thu nhập theo cảm tính. Ứng dụng đầy đủ BSC, OLE, KPI và các quy trình...
Comments

    Kế toán, kiểm toán

    Chuyên trang hỗ trợ nghiệp vụ & kỹ năng làm việc về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phần mềm kế toán


    Phân loại

    All
    Ke Toan Thanh Toan
    Ke Toan Thue
    Ke Toan Tong Hop Thuc Hanh

    Lưu trữ

    June 2020
    May 2020
    April 2020
    March 2020
    February 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019

    RSS Feed

Dành cho VIP Member
Chương trình ưu đãi

Mẫu kế hoạch tài chính
Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...
Đăng ký nhận FREE

Setup công ty & vận hành kinh doanh bài bản

Mô hình kinh doanh & hoạch định chiến lược
Tổ chức, vận hành, kiểm soát nội bộ
Hệ thống kinh doanh đồng bộ, bền vững
Hệ thống tài chính bài bản, hiệu quả & tối ưu
Quản trị nhân sự chiến lược, tinh gọn
Lãnh đạo - Quản trị - Quản lý điều hành
Tài chính & Thuế dành cho CEO
Diễn đàn pháp lý kinh doanh
Chuyển đổi số cho SMEs

Câu lạc bộ doanh nhân Giamdoc.net

Giamdoc.net

Terms & Privacy
​Payment policy
​About
Career
​
Contact

Liên hệ

© Giamdoc.net -2021  All rights reserved 
Tel: (+84) 08 8878 3881
Email: info@giamdoc.net
Add: Lầu 5, Annex Building, Park Royal Sài Gòn
Số 309B-311 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, T.p Hồ Chí Minh
__________

Đơn vị phân phối độc quyền:
Công ty TNHH Startup.edu.vn
  • CEO thực chiến
  • Đăng ký VIP-CEO
  • Khóa học
  • Khai giảng / Sự kiện
  • Blog quản trị