Quản trị công ty | Học CEO thực chiến toàn diện
  • Đào tạo
  • Tư vấn
  • Lịch / Sự kiện
  • Blog
  • E-Learning

Kế toán doanh nghiệp bài bản

Kế toán tổng hợp thực hành: Hướng dẫn Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính thành thạo để giúp Chủ Doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn

25/3/2020

Comments

 
Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ có tới 82% số doanh nghiệp thất bại là do quản lý tài chính quá yếu kém! Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi là: dù bạn mở doanh nghiệp hay bất cứ mô hình kinh doanh nào thì đọc, hiểu được báo cáo tài chính là bắt buộc. Nếu không, bạn sẽ lệ thuộc toàn bộ vào bộ phận kế toán và sẽ không khai thác được thế mạnh của báo cáo quản trị. 
Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính thành thạo để giúp Chủ DN đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn.
Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính
Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính thành thạo
Nếu bạn đang là chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn đang giao phó toàn bộ công việc kế toán cho một nhân viên. Nhưng liệu bạn có thể biết sổ sách kế toán của mình làm đúng hay sai hay không?

Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ có tới 82% số doanh nghiệp thất bại là do quản lý tài chính quá yếu kém! Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi là: dù bạn mở doanh nghiệp hay bất cứ mô hình kinh doanh nào thì đọc, hiểu được báo cáo tài chính là bắt buộc. Nếu không, bạn sẽ lệ thuộc toàn bộ vào bộ phận kế toán và sẽ không khai thác được thế mạnh của báo cáo quản trị.
​
Bài phân tích cụ thể doanh nghiệp ABC hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dưới đây sẽ giúp bạn có cách nhìn trực quan hơn để đọc hiểu báo cáo tài chính và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp từng giai đoạn.
Tại sao báo cáo tài chính chứa đựng những con số biết nói? Để biết doanh nghiệp ABC khoẻ hay yếu, chiều cao cân nặng thế nào, cùng Giamdoc.net phân tích qua số liệu báo cáo năm 2018 và 2019 nhé:

1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của DN

Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính
Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính
Phân tích khái quát tình hình tài chính của DN
​Ghi chú: VCSH – Vốn chủ sở hữu; LNTT – Lợi nhuận trước thuế; TSNH – Tài sản ngắn hạn; TSDH – Tài sản dài hạn; DN – Doanh nghiệp; KNTT – Khả năng thanh toán; TSCĐ – Tài sản cố định.

1.1. Về Quy mô vốn:

​Quy mô nguồn vốn tăng 353.728, tăng 45% -> chứng tỏ năm 2019 DN đã tăng đầu tư tài sản để tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Nhưng quy mô vốn cao cũng chưa hẳn là dấu hiệu mừng, giống như đánh giá một người đẹp cao 170 cm nhưng thân hình có cân đối hay không? Doanh nghiệp cũng vậy, phải xem kết cấu tài sản – nguồn vốn, nếu vốn chủ sở hữu chỉ 20% chứng tỏ lệ thuộc nhiều nguồn lực bên ngoài, nội lực yếu kém.

1.2. Tình hình tự tài trợ/ hệ số nợ:

​Hệ số tự tài trợ tăng 0,02 chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp tăng. Năm 2019, với 1 đồng vốn doanh nghiệp huy động có 0,41 đồng VCSH tương ứng 0,59 đồng nợ -> Được đánh giá là khả năng tự tài trợ tương đối thấp nhưng cuối năm tăng so với đầu năm tức khả năng tự tài trợ đã được cải thiện.
Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính
Cấu trúc vốn 2019

1.3. Hệ số tự tài trợ TSDH:

​Đầu năm là 1,2 cho thấy khả năng tự tài trợ TSDH cao, VCSH thừa khả năng tài trợ TSDH. Cuối năm giảm còn 0,98 (1 phần TSDH được tài trợ bằng vốn vay)nhưng khả năng tự tài trợ với TSDH vẫn ở mức cao. Tương tự với khả năng tự tài trợ TSCĐ.

1.4. Xét tình hình đầu tư:

​Hệ  số đầu tư dao động trong năm 2018, 2019 khoảng 0,34 - 0,44. Với công ty xây dựng hệ số đầu tư < 0,5 có thể đánh giá là hợp lý. Cuối năm so với đầu năm, hệ số đầu tư tăng lên thể hiệnCông ty đã chú trọng đầu tư để tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Nếu công ty tận dụng khai thác được năng lực tăng thêm thì việc tăng hệ số đầu tư là hợp lý.

1.5. Khả năng thanh toán:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (KNTT nợ ngắn hạn)

Bản chất của vấn đề ở chỉ tiêu này có nghĩa là mang hết TSNH ra bán, dồn hết tiền vào có đủ trả nợ đến hạn hay không, không tính đến nợ dài. Vì sao? Vì ở góc độ điều hành vốn, góc độ quản trị tài chính, vốn vay dài cũng là VCSH. DN không chết vì nợ dài, mà chết vì nợ ngắn.
Đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1 và gần bằng 1,8về mặt lý thuyết là rất tốt, cho thấy công ty đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhưng phải xem cấu thành TSNH có chất lượng hay không? Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào chỉ số này thì chưa thể đánh giá được bởi chúng ta chưa thể đánh giá trong tổng tài sản ngắn hạn ấy, tài sản ta có thể nắm giữ chiếm bao nhiêu? Để nhìn rõ hơn tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn, ta dùng chỉ số tốt hơn là khả năng thanh toán nhanh.
Trong kinh doanh, dòng tiền là quan trọng. Dù công ty bạn hoạt động 3 năm hay 10 năm cũng không quan trọng, lúc nào bạn bắt đầu thu được tiền đó mới thực sự là lúc kinh doanh. Cho nên chỉ số về thanh toán đương nhiên là quan trọng.Chúng ta nên xem xét bắt đầu từ khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời để ứng phó với nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (KNTT nhanh), KNTT tức thời

Đầu năm và cuối năm đều < 1 cho thấy KNTT nhanh và tức thời của Công ty là thấp và cuối năm so với đầu năm đã giảm. Tuy nhiên cần đi sâu phân tích tình hình nợ(nợ trong hạn, nợ đến hạn, nợ quá hạn) để có đánh giá chính xác hơn về KNTT nhanh, tức thời. Nếu không có nợ đến hạn, nợ quá hạn thì cũng không đáng lo ngại lắm vì chưa vi phạm kỷ luật thanh toán.Nhưng liệu các khoản phải thu xác suất thu hồi là bao nhiêu % thì chưa được đề cập đến, chúng ta sẽ đánh giá chính xác hơn thông qua Hệ số khả năng thanh toán nhanh cá biệt nếu có thông tin về xác suất thu hồi và nợ đến hạn, nợ quá hạn trong kỳ. Chỉ số này >=0,8 được đánh giá là DN có khả năng chi trả tốt.

Hệ sổ khả năng chi trả bằng tiền thuần

​Năm 2019 là 0,05 lần, năm 2018 hệ số chỉ tiêu là -0,11 cho thấy khả năng chi trả bằng tiền thuần là rất thấp. Tình hình cho thấy để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong thời giantới, công ty đều phải dựa vào dòng tiền vào trong năm tới. Như vậy, việc lập kế hoạch quản trị dòng tiền thích hợp là rất cấp bách.
Vai trò của Kế toán trưởng và quản trị tài chính là đề xuất biện pháp kéo lại các chỉ số cho chuẩn.Xin nhắc lại tiền như dòng máu phải luôn đảm bảo rằng tỉ suất thanh toán tốt thì DN vững vàng về tài  chính.Trong 1 năm chưa thể hiện, phải xem xét nhiều kỳ
Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính
Ứng dụng thế nào để tốt hơn cho doanh nghiệp

1.6 Khả năng sinh lời:

Khả năng sinh lời của tài sản (ROA):

ROA cho biết tiền đầu tư vào công ty hình thành tài sản có khả năng tạo ra tỉ suất lợi nhuận bao nhiêu %, so với chi phí sử dụng vốn thì vận hành tài sản có tốt không?
Năm 2018 là 0,17 lần,cao hơn mặt bằng lãi suất 2018 được đánh giá là khá hiệu quả. Năm 2019 là 0,09 lần (1 đ tài sản có 0,09 đồng LNTT). Năm 2019 so với 2018, Khả năng sinh lời của Tài sản đã giảm là do DN đầu tư thêm tài sản. Cụ thể: tổng Tài sản đã tăng 33,09% nhưng LNTT lại giảm nên cần đi sâuphân tích cơ cấu nguồn vốn, về kết quả kinh doanh để có đánh giá chính xác hơn.
Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi có nên tiếp tục làm hay không, ta phải so sánh ROE.

Khả năng sinh lời của VCSH (ROE): 

​ROE cho ta biết khả năng sinh lời / Vốn cổ phần thường N2018 là 0,35 lần, năm 2019 là 0,2 lần. N2019 so với 2018 ROE đã giảm. Tình hình đó là do trong năm công ty đã tăng huy động VCSH nhưng LNST giảm.
Nếu ROE < lãi suất ngân hàng, chứng tỏ khả năng sử dụng vốn kém. Lời khuyên là đừng làm nữa trừ trường hợp DN phát triển thị trường, phát triển hệ thống công ty.

​Kết luận:
Từ phân tích nội dung trên ta nhận định khái quát sức khoẻ công ty ABC trong năm 2019: quy mô vốn tăng, hệ số tự tài trợ tăng, hệ số đầu tư tăng, KNTT tổng quát tăng, khả năng thanh toán nhanh, tức thời thấp đồng thời Khả năng sinh lời của Tài sản và VCSH giảm. Tỉ lệ nợ ngắn hạn/ tổng nợ gần 80% chứng tỏ áp lực chạy tiền cao, khả năng trả nợ thấp.
Nhưng nếu ví tình trạng và "sức khỏe" kinh doanh của doanh nghiệp như cách đánh giá sức khỏe của một người, thì chắc chắn không phải chỉ nhìn bề ngoài mà phải thông qua một hệ thống các chỉ số. Chính vì vậy, hãy cùng tiếp tục phân tích biến động và cơ cấu tài sản và nguồn vốn theo các bảng biểu dưới đây:

2. Phân tích sự biến động và cơ cấu của Tài sản

Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính
Phân tích sự biến động và cơ cấu của Tài sản
​Khái quát:
Tình hình biến động của tài sản:Cuối năm so với đầu năm, tổng giá trị tài sản của DN tăng lên 353,728 triệu, tỉ lệ tăng 45% chứng tỏ DN đã đầu tư thêm tài sản để tăng năng lực sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu tài sản:Cuối năm so với đầu năm, tỉ trọng TSNH > tỉ trọng TSDH là khá phù hợp với ngành nghề kinh doanh của DN. Tỉ trọng TSNH giảm 9,9% tương ứng TSDH tăng.
Chi tiết:
Tài sản ngắn hạn - TSNH:
+ Tình hình biến động: Cuối năm so với đầu năm, giá trị TSNH tăng 120.560 triệu đồng, tỉ lệ tăng 23,25% là do các khoản phải thu ngắn hạn, HTK và TSNH khác tăng lên.Tiền và tương đương tiền, đầu tư NH giảm. Như vậy TSNH tăng chủ yếu do Tài sản dự trữ và Tài sản bị chiếm dụng tăng lên.
+ Cơ cấu:
Cuối năm so với đầu năm, tỉ trọngcủa tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn giảm, tỉ trọng HTK và TSNH khác tăng chứng tỏ khả năng thanh khoản của Tài sản giảm->Tình hình đó ảnh hưởng đến KNTT nhanh của DN. Mặt khác ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn và HTK chiếm tỉ trọng lớn nên sẽ tác động đến khả năng thanh khoản của TSNH.Tỉ lệ hàng tồn kho/ tổng tài sản chiếm tỉ trọng gần 30% thể hiện tiền của DN đang bị găm ở hàng. Tỉ lệ nợ phải thu ngắn hạn/ tổng tài sản gần 21% vẫn được đánh giá là kiểm soát nợ phải thu tốt.Tuy nhiên cần hạn chế vì đây cũng là con dao 2 lưỡi (phải thu có thể thành nợ khó đòi).DN càng ít sử dụng nợ phải thu càng thể hiện sản phẩm dịch vụ có sự khác biệt, vị thế cạnh tranh cao.
Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính
Chia sẻ của Chuyên gia Vũ Long - Giám đốc đào tạo tại Giamdoc.net
​Tài sản dài hạn - TSDH:
+ Tình hình biến động: Cuối năm so với đầu năm tăng 233.168 triệu đồng, tỉ lệ tăng 87,18% đó là do TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng lên điều đó chứng tỏ DN đang tăngcường đầu tư vào TSCĐ để tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, DN cũng tăng cường đầu tư Tài chính dài hạn. Tình tình đó phù hợp xu thế chung hiện nay.
+ Cơ cấu: TSCĐ luôn chiếm tỉ trọng > các khoản đầu tư TCDH và cuối năm so với đầu năm, tỉ trọng của 2 Tài sản này đều tăng lên cho thấyDN vẫn luôn chú trọng đầu tư vào bên trong hơn bên ngoài.Tuy nhiên, trên bảng cân đối kế toán chỉ thể hiện giá trị tài sản mà không thể hiện rõ là tài sản gì nên muốn biết chính xác đòi hỏi phải có báo cáo tài sản chi tiết hoặc đi vào thực địa doanh nghiệp là chuẩn nhất.
Tài sản thể hiện những gì doanh nghiệp đang sở hữu, nhưng tài sản ấy được hình thành từ những nguồn nào? Chủ yếu do nội lực hay lệ thuộc vốn vay? Phần trình bày dưới đây sẽ giúp bạn phương pháp phân tích biến động và cơ cấu nguồn vốn của Doanh nghiệp.

3. Phân tích sự biến động và cơ cấu của Nguồn vốn

Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính
Phân tích sự biến động và cơ cấu của Nguồn vốn
Khát quát
+ Tình hình biến động nguồn vốn: Cuối năm so với đầu năm, tổng nguồn vốn đã tăng lên 353.728 triệu đồng, tỉ lệ tăng 45% chứng tỏ DN đã huy động Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tăng thêm.
+ Cơ cấu nguồn vốn:Cuối năm so với đầu năm, tỉ trọng nợ phải trả đều > tỉ trọng VCSH (Nợ vay/ Vốn chủ sở hữu > 1)chưa ở mức báo động nhưng chứng tỏ mức độ nợ của DN tương đối cao nhưng cuối năm so với đầu năm tỉ trọngnợ phải trả giảm, tỉ trọng VCSH tăng lên cho thấy mức độ nợ giảm, mức độ tự chủ tài chính tăng lên, giúp tăng nội lực của DN. Trong cơ cấu nợ phải trả thì Nợ ngắn hạn/ tổng nợ phải trảđều chiếm khoảng 77%- 83%có nghĩa là tối đa 1 năm 77%-83% vốn vay tới hạn phải trả. Hơn nữa, vốn chiếm dụng này là nguồn vốn ngắn hạn, tính ổn định không cao do vậy việc chiếm dụng vốn lớn có thể dẫn tới rủi ro tài chinh cho công ty, đồng thời gây áp lực thanh toán khi đến hạn, áp lực xoay vốn cao, khả năng trả nợ thấp. Nếu chu kỳ quay vòng vốn > 1 năm sẽ là vấn đề. Để hạn chế rủi ro về vốn, các doanh nghiệp bất động sản thường bán nhà ngay từ khi xong móng để lấy vốn từ khách hàng (lấy VCSH thay vì vốn vay).
Chi tiết
+ Nợ phải trả:Cuối năm so với đầu năm, nợ phải trả tăng lên 182.994tr đồng, tỉ lệ tăng 39,36% đó là do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng.
- Nợ ngắn hạn: cuối năm tăng 112.422 triệu đồng, tỉ lệ tăng 28,87% chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn tăng, như vậy trong năm DN đã tăng cường huy động nguồn vốn vay,nợ ngắn hạn. Nếu các khoản vay và nợ còn trong hạn thanh toán và việc sử dụng nguồn tài trợ đúng mục đích -> việc tăng vay và nợ được đánh giá là hợp lý
- Nợ dài hạn: Cuối năm so với đầu năm tăng 70.572 triệu đồng, tỉ lệ tăng 93,46% chủ yếu là do vay và nợ dài hạn tăng lên. Trong năm DN đầu tư tăng TSDH thì việctăng vay và nợ dài hạn là đương nhiên.
+ VCSH:
Cuối năm so với đầu năm, VCSH tăng 170.734 triệu đồng, tỉ lệ tăng 53,17% chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu (VCSH) và quỹ đầu tư phát triển tăng lên. VCSHcủa doanh nghiệp tăng lên là do DN tăng cường huy động vốn từ chủ sở hữu và giữ lại lợi nhuận chưa phân phối để thực hiện tái đầu tư. Tình hình đó đãcải thiện mức độ tự chủ tài chính của DN.
Để hiểu và có một bức tranh đầy đủ về doanh nghiệp, ngoài việc đọc hiểu và phân tích tài chính doanh nghiệp, bạn cần phải xem xét và đánh giá các tỷ lệ bảng cân đối dưới nhiều góc độ, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, tầm nhìn ban lãnh đạo, xu hướng và so sánh với các doanh nghiệp đối thủ.Những vấn đề này sẽ được giải đáp ở bài viết tiếp theo.
Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này.


Xem thêm bài viết:
​Lập - đọc - phân tích báo cáo tài chính
​Danh từ, thuật ngữ quản trị, tài chính và đầu tư
​
Đòn bẩy tài chính có thực sự là liều thuốc kích thích!
​
Thế nào là một cấu trúc tài chính tối ưu
​Tại sao đòn bẩy kinh doanh được ví như con dao hai lưỡi

Tham khảo video về Phân tích báo cáo tài chính và Lập Kế hoạch tài chính kinh doanh 

Video này giúp bạn có kiến thức nền cơ bản nhất về báo cáo tài chính, với P1 - tập trung chỉ dẫn và phân tích cấu trúc bảng cân đối kế toán dưới cả góc nhìn nhà quản trị, giám đốc và kế toán. Xem thêm tại đây
Lập kế hoạch tài chính kinh doanh & dòng tiền cho năm tài chính mới cần được các DN chuẩn bị và họp thông qua chậm nhất vào nửa cuối tháng 12 năm trước.
Xem thêm tại đây 
​

​Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net

Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...

Vui lòng đăng ký tại đây để tải về!
Đăng ký nhận FREE
Picture

Giamdoc.net gợi ý các khóa học phù hợp để nâng tầm giá trị cho bạn

Picture
​Tài chính, nguồn vốn & Setup  hệ thống QTTC, dòng tiền
​
Setup cấu trúc vốn, kế hoạch vốn, tổ chức hạch toán và kê khai báo cáo thuế một cách bài bản, kiểm soát nội bộ hiệu quả. Lập kế hoạch tài chính kinh doanh, dòng tiền và chủ động với công nợ, kinh doanh vững vàng hơn.​
Picture
Lập, Đọc BCTC, Phân tích báo cáo tài chính


Sau khóa học này bạn sẽ dễ dàng hiểu cấu trúc BCTC, kiểm soát dòng số liệu trong BCTC, lập một bộ báo cáo phân tích tài chính cực đỉnh chỉ trong 30 phút!
Picture
​​Kế toán thực hành tổng hợp & báo cáo thuế
​​
​
​
Dù bạn chưa từng học kế toán, đã học kế toán, thậm chí đã làm kế toán nhưng chưa giỏi... thì sau khóa học này bạn sẽ giỏi,  thành thạo và tự tin làm kế toán, thuế...
Comments

    Kế toán, kiểm toán

    Chuyên trang hỗ trợ nghiệp vụ & kỹ năng làm việc về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phần mềm kế toán


    Phân loại

    All
    Ke Toan Thanh Toan
    Ke Toan Thue
    Ke Toan Tong Hop Thuc Hanh

    Lưu trữ

    June 2020
    May 2020
    April 2020
    March 2020
    February 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019

    RSS Feed

Setup công ty & vận hành kinh doanh bài bản

✅ ​CEO thực chiến V68 phát hành 2025
✅ CEO thực chiến V05 phát hành 2023

​8 cấu phần quản trị chi tiết trên online.giamdoc.net

✅ Mô hình kinh doanh & hoạch định chiến lược
✅ Tổ chức - Vận hành - Lãnh đạo - Văn hóa doanh nghiệp
✅ Setup tài chính doanh nghiệp
✅ Hệ thống Marketing, bán hàng bài bản
✅ Quản trị nhân sự  - hiệp đồng lao động cao
✅ Tài chính - Đầu tư dành cho CEO / chủ doanh nghiệp
✅ Pháp lý kinh doanh (Cùng luật sư)
✅ Tự động hóa và chuyển đổi số doanh nghiệp

Giamdoc.net

Điều khoản sử dụng
Chính sách thanh toán
Về Giamdoc.net
​Liên hệ

Liên hệ

☎️ Đào tạo: 0966 783 881 | 0888 783 881
​☎️Tư vấn: 0938 783 881
📧 [email protected]
​

📍 Lầu 5, Annex Building, Park Royal Sài Gòn, Số  311  Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, HCM
​

📘 Lầu 6, số 10 Sông Thao, phường 2, Tân Bình, HCM
____________________________
Tổ chức đào tạo và phân phối độc quyền:
Công ty TNHH Startup.edu.vn
© Giamdoc.net 2014 - 2025 All rights reserved ​
  • Đào tạo
  • Tư vấn
  • Lịch / Sự kiện
  • Blog
  • E-Learning