Quản trị công ty | Đào tạo CEO toàn diện
  • CEO thực chiến
  • Đăng ký VIP-CEO
  • Khóa học
  • Khai giảng / Sự kiện
  • Blog quản trị

Kế toán doanh nghiệp bài bản

Kế toán tổng hợp thực hành: Làm thế nào để rút vốn khỏi công ty cổ phần?

12/9/2019

Comments

 
“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Đây dường như là một khẩu hiệu dành cho các sáng lập viên trong việc tìm kiếm cộng sự để cùng lập nghiệp và thực hiện giấc mơ doanh nhân của mình.

​Tuy nhiên để tìm được những cộng sự cùng góc nhìn, cùng hệ tư tưởng là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự thành công của DN. Không ít các DN thất bại cũng bởi những bất đồng, tranh chấp nội bộ giữa các cổ đông sáng lập cũng vì sự cảm tính và không rõ ràng ngay từ đầu. Và một trong những hệ luỵ của sự bất đồng này là người đồng sáng lập yêu cầu rút vốn do có nhiều bất đồng khi vận hành quản trị doanh nghiệp. 
rút vốn khỏi công ty cổ phần
Cổ đông Công ty cổ phần có quyền được rút vốn đã góp vào Doanh nghiệp không?

Liệu khi tranh chấp xảy ra, các sáng lập viên công ty cổ phần có quyền được rút vốn đã góp vào DN không?

Câu trả lời là: “Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cố đông rút 1 phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra”.

Như vậy, cổ đông công ty cổ phần chỉ có thể rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại hoặc chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Tất cả hình thức rút vốn khác đều được coi là vi phạm pháp luật.

Để được yêu cầu công ty mua lại cổ phần, cổ đông lưu ý 2 điều kiện tại điều 129,  Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:

  • Xảy ra khi công ty có tranh chấp và cổ đông không đồng ý với nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông: cổ đôngphản đối quyết định của công ty về vấn đề tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông.
  • Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết.

1. Xin hỏi tôi có thể rút vốn khỏi công ty không? Nếu được thì phải thực hiện như thế nào? 

Để làm rõ hơn câu hỏi này, cùng Giamdoc.net theo dõi tình huống sau:
Tháng 1 năm 2018 tôi (A) và hai người khác đã góp vốn thành lập công ty cổ phần ABC với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Trong đó tôi (A) nắm giữ 30% cổ phần phổ thông + 5% cổ phần ưu đãi biểu quyết, Anh B nắm giữ 40 % (chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc), chị C nắm 25% cổ phần. Qua hơn 1 năm hoạt động do tôi có nhiều bất đồng quan điểm trên nhiều phương diện đối với hai thành viên còn lại nên tôi muốn rút vốn khỏi công ty. Qua gần 2 năm kinh doanh, công ty liên tục thua lỗ, số lỗ luỹ kế đến nay là 400 triệu đồng. Tôi đề xuất anh B và chị C mua lại cổ phần của tôi nhưng họ không đồng ý với lí do công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông mới tồn tại được. Xin hỏi tôi có thể rút vốn khỏi công ty không? Nếu được thì tỉ lệ phân bổ lỗ thực hiện như thế nào?

Chúng ta cùng phân tích 3 phương án: 
  • Phương án 1: Nếu 2 điều kiện trên xảy ra, công ty sẽ phải mua lại cổ phần của anh A theo giá thị trường hoặc theo giá được tính trong Điều lệ công ty quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
 
  • Phương án 2:Nếu 2 điều kiện trên không thoả mãn thì: nếuanh A có yêu cầu công ty mua lại cổ phần thì phụ thuộc sự thoả thuận của công ty và antổh A đó về việc có mua lại cổ phần hay không? Nếu công ty không đồng ý mua lại cổ phần, anh A chỉ còn 1 cách rút vốn bằng việc tìm người để chuyển nhượng cổ phần. Khi ấy, 2 bên cần ký hợp đồng chuyển hượng. Lưu ý là hợp đồng chuyển nhượng phải có đầy đủ chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

​Nhưng thật không dễ dàng bởi Anh A là cổ đông sáng lập của công ty và công ty mới hoạt động được hơn 1 năm nên việc rút vốn khỏi công ty có một số hạn chế nhất định:

​Thứ nhất: Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

rút vốn khỏi công ty cổ phần
Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông

​Thứ 2: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổphần đó cho người khác (Khoản 3 điều 113, Luật DN 2014). Ràng buộc này chỉ được cởi trói sau 3 năm: “Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông”(khoản 3 điều 116 Luật DN 2014).
Dựa theo các quy định trên, Anh A có thể yêu cầu cổ đông sáng lập khác mua lại 30% cổ phần phổ thông của mình (Lúc này công ty phải chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên)hoặc chuyển nhượng số cổ phần phổ thông này cho các chủ thể khác không phải cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. 
 
Trong cả 2 phương án trên, anh A vẫn tiếp tục nắm giữ 5% cổ phần ưu đãi của công ty ABC cho đến khi công ty hoạt động đủ 3 năm kể từ ngày được cấp giấy Chứng nhận Đăng ký DN. Sau thời điểm này, 5% cổ phần ưu đãi biểu quyết của A sẽ được chuyển đổi thành cổ phân phổ thông và A có quyền chuyển nhượng số cổ phần này cho bất cứ ai có nhu cầu mà không giới hạn chuyển cho cổ đông sáng lập hay được sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông.

  • Phương án 3:Trong trường hợp hai cổ đông còn lại của công ty không đồng ý mua lại cổ phần của A, không chuyển đổi loại hình hoạt động của DN cũng như không đồng ý để người khác không phải là cổ đông sáng lập mua lại cổ phần anh A buộc phải tiếp tục hoạt động kinh doanh với công ty đến khi công ty hoạt động đủ 3 năm. Bởi lẽ khi DN đã hoạt động được 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, Anh A có thể chuyển nhượng số cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập theo quy định tại khoản 4 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014. Và khi ấy,5% số cổ phần ưu đãi của anh A sẽ không được chuyển nhượng trong 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
rút vốn khỏi công ty cổ phần


​

2. Tỷ lệ phân bổ lỗ giữa các cổ đông?

​“Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”(điểm c khoản 1 điều 110 LuậtDoanh nghiệp 2014). Điều này được hiểu là, bất kể khoản nợ của công ty đối với bên thứ ba là bao nhiêu, cổ đông được giới hạn trách nhiệm chỉ trong phạm vi phần vốn mà họ đã góp vào công ty. Do đó, quy định này, sẽ có ý nghĩa trong trường hợp công ty đang đứng trước nguy cơ phá sản, khi chủ nợ có yêu cầu mà tổng tài sản của công ty không đủ thanh toán các nghĩa vụ. 

Trong tình huống này, tổng vốn điều lệ của công ty là 1 tỷ đồng, công ty lỗ luỹ kế 500 triệu đồng, số lỗ này ít hơn so với tổng vốn góp. Như vậy, trong trường hợp này quyền lợi của chủ nợ vẫn được đảm bảo. Nhưng khi anh A muốn rút vốn ra khỏi công ty, vấn đề đặt ra là tỷ lệ phân bổ lỗ giữa các cổ đông được phân chia thế nào? Căn cứ vào quy định nào?

Đọc luật DN 2015, ta sẽ không thấy quy định việc phân bổ lỗ giữa các cổ đông trong công ty. Lúc này, khi luật khác có liên quan không quy định thì quy định của bộ luật dân sự được áp dụng: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
​

Theo qui định của Bộ luật dân sự 2015, như vậy có thể thấy Anh A là một trong các cổ đông sở hữu 35% tổng số cổ phần của công ty ABC. Theo đó ông có quyền hưởng lợi nhuận dựa trên tỷ lệ này, nhưng cũng phải chịu 35% khoản lỗ mà công ty phải gánh chịu. 

Tư vấn quản trị:

  • Cộng sự sẽ là những người đi cùng với bạn trên cơ sở tôn trọng điểm mạnh của nhau để thành lập một nhóm làm việc hiệu quả tốt nhất.Tuy nhiên để đi cùng nhau lâu dài và đạt đến thành công, hãy đưa ra tiêu chí và tìm kiếm những cộng sự phù hợp.
  • Ngay từ khi chuẩn bị thành lập công ty, các sáng lập viên hãy cùng nhau thoả thuận rõ các điều khoản thoả thuận để quy định quyền và nghĩa vụ của các sáng lập viên, tổ chức quản lý hoạt động của công ty, tránh những tranh chấp không đáng có trong quá trình vận hành.
  • Đừng quá dễ dãi về thủ tục hồ sơ góp vốn, cho dù là “anh em”. Thành viên góp vốn vào công ty cần họp giải thích rõ quyền lợi, cách chia và tỉ lệ chia, cùng hiểu biết và cùng góc nhìn tài chính. Rõ ràng thông tin với anh em làm ăn cùng vì đó là con đường lâu dài để làm ăn chung.
  • Am hiểu các quy định của pháp luật để tránh những hệ luỵ đáng tiếc xảy ra. Cần thiết doanh nghiệp có thể hỏi ý kiến luật sư hoặc thuê tư vấn luật.

Xem thêm bài viết:
Công ty TNHH có được giảm vốn điều lệ
Công ty cổ phần có được giảm vốn điều lệ
Giao dịch liên kết dẫn đến chuyển giá và hệ lụy khó lường
​DN được quyền có nhiều Người đại diện theo Pháp luật không?
​Điều lệ là luật công ty
Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào khi khởi nghiệp
​Vốn ảo và hệ lụy thật
​Dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Luật cho startup Việt Nam ​

​Tài liệu đính kèm bài viết:
Luật Doanh nghiệp 2014
Bộ luật dân sự 2015

Để lại email ở phần comment cuối bài hoặc gửi yêu cầu tải biểu mẫu về email: dangky@startup.edu.vn​

​Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này.

Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net

​​Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...

Vui lòng đăng ký tại đây để tải về!
Đăng ký nhận FREE
Picture

Giamdoc.net gợi ý các khóa học phù hợp để nâng tầm giá trị cho bạn

Picture
Kế toán thực hành tổng hợp & báo cáo thuế
​​
​
Dù bạn chưa từng học kế toán, đã học kế toán, thậm chí đã làm kế toán nhưng chưa giỏi... thì sau khóa học này bạn sẽ giỏi,  thành thạo và tự tin làm kế toán, thuế...
Picture
Tổ chức vận hành công ty & Kiểm soát nội bộ | Internal Control
​​
Lần đầu tiên & độc quyền trên Giamdoc.net, trọn vẹn khóa học online kèm theo ứng dụng xây dựng mô hình tổ chức, quản lý vận hành & Kiểm soát nội bộ hữu hiệu
Picture
​Tài chính, kế toán & tối ưu thuế cho giám đốc | CEO

​
Khóa học trang bị đầy đủ kiến thức nền về tài chính DN, phương pháp tổ chức & quản lý hệ thống tài chính, dòng tiền, hồ sơ kế toán thuế dành cho Giám đốc - Quản lý DN
Comments

    Kế toán, kiểm toán

    Chuyên trang hỗ trợ nghiệp vụ & kỹ năng làm việc về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phần mềm kế toán


    Phân loại

    All
    Ke Toan Thanh Toan
    Ke Toan Thue
    Ke Toan Tong Hop Thuc Hanh

    Lưu trữ

    June 2020
    May 2020
    April 2020
    March 2020
    February 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019

    RSS Feed

Dành cho VIP Member
Chương trình ưu đãi

Mẫu kế hoạch tài chính
Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...
Đăng ký nhận FREE

Setup công ty & vận hành kinh doanh bài bản

Mô hình kinh doanh & hoạch định chiến lược
Tổ chức, vận hành, kiểm soát nội bộ
Hệ thống kinh doanh đồng bộ, bền vững
Hệ thống tài chính bài bản, hiệu quả & tối ưu
Quản trị nhân sự chiến lược, tinh gọn
Lãnh đạo - Quản trị - Quản lý điều hành
Tài chính & Thuế dành cho CEO
Diễn đàn pháp lý kinh doanh
Chuyển đổi số cho SMEs

Câu lạc bộ doanh nhân Giamdoc.net

Giamdoc.net

Terms & Privacy
​Payment policy
​About
Career
​
Contact

Liên hệ

© Giamdoc.net -2021  All rights reserved 
Tel: (+84) 08 8878 3881
Email: info@giamdoc.net
Add: Lầu 5, Annex Building, Park Royal Sài Gòn
Số 309B-311 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, T.p Hồ Chí Minh
__________

Đơn vị phân phối độc quyền:
Công ty TNHH Startup.edu.vn
  • CEO thực chiến
  • Đăng ký VIP-CEO
  • Khóa học
  • Khai giảng / Sự kiện
  • Blog quản trị