Quản trị công ty | Đào tạo CEO toàn diện
  • CEO thực chiến
  • Đăng ký VIP-CEO
  • Khóa học
  • Khai giảng / Sự kiện
  • Blog quản trị

Kế toán doanh nghiệp bài bản

Kế toán tổng hợp thực hành: Lựa chọn đơn vị phụ thuộc nào để mở rộng phạm vi kinh doanh?

17/9/2019

Comments

 
Sau một thời gian hoạt động kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh. Một trong các hình thức mở rộng phạm vi kinh doanh mà các chủ DN thường băn khoăn đó là lựa chọn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hay công ty con. Tuỳ thuộc nhu cầu, mục đích, DN cần cân nhắc lựa chọn loại hình đơn vị trực thuộc phù hợp nhất.

Ở bài viết này, Giamdoc.net xin phân biệt các loại hình này để DN có thể đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn và phù hợp với với yêu cầu của mình.
đơn vị phụ thuộc
Doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn loại hình đơn vị trực thuộc phù hợp nhất

Giamdoc.net  đã tổng hợp và so sánh những nội dung cần biết về các loại đơn vị trực thuốc dưới dạng hình ảnh dưới đây cho bạn đọc dễ tham khảo:


​Thông qua phân tích sự khác biệt trên, DN hãy căn cứ vào nhu cầu, mục đích của mình để đưa ra quyết định lựa chọn loại hình đơn vị trực thuộc nào phù hợp nhất?

  • Nếu DN của bạn muốn thành lập thêm đơn vị trực thuộc chỉ với chức năng đại diện, không thực hiện chức năng kinh doanh: DN có thể cân nhắc thành lập Văn phòng đại diện để tránh việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế. Ví dụ ngành du lịch, tư vấn, xây dựng, …không thực hiện trực tiếp tại trụ sở chính thì hình thức thành lập văn phòng đại diện ở các tỉnh là hợp lý.Đây là văn phòng liên lạc, thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ DN tiếp cận thị trường và đối tác mới. Văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ.
  • Nếu DN của bạn muốn mở rộng kinh doanh mà chỉ có chức năng kinh doanh, không có chức năng đại diện: thì DN có thể lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Nếu DN của bạn muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, có cả chức năng đại diện theo uỷ quyền: thì DN nên thành lập chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải giống với ngành nghề kinh doanh của DN. Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty, được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty ký hợp đồng kinh tế. Chi nhánh có thể lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc. Chi nhánh hoạt động độc lập thuận tiện cho khách hàng chỉ cần đến chi nhánh gần nhất giao dịch thay vì phải đến trụ sở chính. Tuy nhiên đối với chi nhánh hạch toán độc lập sẽ phát sinh thủ tục khai thuế độc lập và cuối năm lập Báo cáo tài chính. Vì chi nhánh không có tư cách pháp nhân nên tài sản do công ty chuyển xuống chi nhánh không cần định giá, chi nhánh vẫn là đơn vị do công ty quản lý.
đơn vị phụ thuộc
Thủ tục kê khai thuế đối với chi nhánh
  • Đối với công ty đa ngành nghề, việc hoạt động kinh doanh quá nhiều ngành nghề sẽ dẫn đến khó quản lý lợi nhuận, thu chi từng lĩnh vực, khó lên được báo cáo tài chính từng ngành nghề. Như vậy, thành lập công ty con tạo thuận lợi để công ty con phát triển chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động nhất định, đồng thời tạo cạnh tranh nội bộ giữa các công ty con để cùng phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty và tổng công ty.           
 
Muốn thành lập công ty con thì công ty mẹ phải đáp ứng các điều kiện sau:
 
Điều 189. Công ty mẹ, công ty con (Luật Doanh nghiệp 2014)
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
​
đơn vị phụ thuộc
Công ty mẹ theo Luật Doanh nghiệp 2014

2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nướckhông được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật DN 2014.

Vậy điều kiện để thành lập công ty con:
  • Phải có một pháp nhận đã được đăng ký (doanh nghiệp).
  • Phải nắm giữ số vốn góp/cổ phần chi phối tại công ty con.

Trên đây, Giamdoc.net đã phân tích từng loại hình đơn vị trực thuộc dựa trên nhiều tiêu chí. Doanh nghiệp hãy căn cứ vào nhu cầu, mục đích của mình để đưa ra quyết định lựa chọn loại hình đơn vị trực thuộc nào phù hợp nhất!

​Ở bài viết tiếp theo, Giamdoc.net sẽ chia sẻ một số quy định về kê khai và nộp thuế tại các đơn vị trực thuộc. 

Xem thêm bài viết:
Công ty TNHH có được giảm vốn điều lệ
Công ty cổ phần có được giảm vốn điều lệ
Giao dịch liên kết dẫn đến chuyển giá và hệ lụy khó lường
​DN được quyền có nhiều Người đại diện theo Pháp luật không?
​Điều lệ là luật công ty
Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào khi khởi nghiệp
​Vốn ảo và hệ lụy thật
​Dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Luật cho startup Việt Nam ​

​Tài liệu đính kèm bài viết:
Luật Doanh nghiệp 2014

Để lại email ở phần comment cuối bài hoặc gửi yêu cầu tải biểu mẫu về email: dangky@startup.edu.vn​

​Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này.

Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net

​​Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...

Vui lòng đăng ký tại đây để tải về!
Đăng ký nhận FREE
Picture

Giamdoc.net gợi ý các khóa học phù hợp để nâng tầm giá trị cho bạn

Picture
​Kế toán thực hành tổng hợp & báo cáo thuế
​​
​
Dù bạn chưa từng học kế toán, đã học kế toán, thậm chí đã làm kế toán nhưng chưa giỏi... thì sau khóa học này bạn sẽ giỏi,  thành thạo và tự tin làm kế toán, thuế...
Picture
Tổ chức vận hành công ty & Kiểm soát nội bộ | Internal Control
​​
Lần đầu tiên & độc quyền trên Giamdoc.net, trọn vẹn khóa học online kèm theo ứng dụng xây dựng mô hình tổ chức, quản lý vận hành & Kiểm soát nội bộ hữu hiệu
Picture
​​Tài chính, kế toán & tối ưu thuế cho giám đốc | CEO

​
Khóa học trang bị đầy đủ kiến thức nền về tài chính DN, phương pháp tổ chức & quản lý hệ thống tài chính, dòng tiền, hồ sơ kế toán thuế dành cho Giám đốc - Quản lý DN
Comments

    Kế toán, kiểm toán

    Chuyên trang hỗ trợ nghiệp vụ & kỹ năng làm việc về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phần mềm kế toán


    Phân loại

    All
    Ke Toan Thanh Toan
    Ke Toan Thue
    Ke Toan Tong Hop Thuc Hanh

    Lưu trữ

    June 2020
    May 2020
    April 2020
    March 2020
    February 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019

    RSS Feed

Dành cho VIP Member
Chương trình ưu đãi

Mẫu kế hoạch tài chính
Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...
Đăng ký nhận FREE

Setup công ty & vận hành kinh doanh bài bản

Mô hình kinh doanh & hoạch định chiến lược
Tổ chức, vận hành, kiểm soát nội bộ
Hệ thống kinh doanh đồng bộ, bền vững
Hệ thống tài chính bài bản, hiệu quả & tối ưu
Quản trị nhân sự chiến lược, tinh gọn
Lãnh đạo - Quản trị - Quản lý điều hành
Tài chính & Thuế dành cho CEO
Diễn đàn pháp lý kinh doanh
Chuyển đổi số cho SMEs

Câu lạc bộ doanh nhân Giamdoc.net

Giamdoc.net

Terms & Privacy
​Payment policy
​About
Career
​
Contact

Liên hệ

© Giamdoc.net -2021  All rights reserved 
Tel: (+84) 08 8878 3881
Email: info@giamdoc.net
Add: Lầu 5, Annex Building, Park Royal Sài Gòn
Số 309B-311 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, T.p Hồ Chí Minh
__________

Đơn vị phân phối độc quyền:
Công ty TNHH Startup.edu.vn
  • CEO thực chiến
  • Đăng ký VIP-CEO
  • Khóa học
  • Khai giảng / Sự kiện
  • Blog quản trị