Tiếp tục với ví dụ của ở bài viết: Hướng dẫn Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính thành thạo để giúp Chủ Doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn 1. Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợMột trong những yếu tố quan trọng của sự cân đối tài chính đó là tài sản dài hạn cần được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn tương ứng.Mất cân đối tài chính – nguyên nhân do đâu? Chủ yếu là từ tăng trưởng quá nóng thông qua đầu tư dàn trải nhiều dự án quy mô lớn bằng nợ vay, lấy ngắn nuôi dài. Khái quát Đầu năm và cuối năm, VLC > 0 (vốn lưu động ròng > 0) chứng tỏ tình hình tài trợ của DN thực hiện được yêu cầu của nguyên tắc cân bằng tài chính,đảm bảo sự ổn định về tài chính. Chi tiết Cuối năm so với đầu năm, VLC đã tăng 8.138 triệu đồng, tỉ lệ tăng 6,3% chứng tỏ sự ổn định của nguồn tài trợ đã tăng lên là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
2. Phân tích tình hình công nợ, hàng tồn kho và khả năng thanh toánKhái quát - Về tỉ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả Đầu năm và cuối năm đều > 100% chứng tỏ DN luôn bị chiếm dụng vốn nhiều hơn đi chiếm dụng và mức độ bị chiếm dụng tăng khi về cuối năm. Điều đó sẽ tác động tiêu cực đến tình hình TC, gấy bất lợi cho DN vì nó làm tăng nhu cầu tài trợ, tạo áp lực huy động vốn và tăng chi phí vốn (vốn chủ và vốn vay). - Vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn: N2019 so với 2018 đã giảm 0,87 lần, tỉ lệ giảm 27,99% và thời gian thu tiền bình quân tăng 45,18 ngày, ti lệ tăng 38,87% chứng tỏ tốc độluân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn giảm. Đó là do các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng nhưng DTT về BH&CCDV giảm. Chỉ số này cho biết trong năm 2019, cứ 2,23 đồng doanh thu, DN bị chiếm dụng 1 đồng -> DN cần xem xét lại công tác quản trị nợ phải thu nhằm giảm số vốn bị chiếm dụng và tăng tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu.Để đánh giá chính xác hơn tình hình thanh toán của DN, ta đi sâu phân tích các khoản phải thu, phải trả của DN.Vòng quay các khoản phải thu càng cao càng tốt nhưng không có nghĩa là DN áp dụng chính sách quá cứng rắn, có thể dẫn đến mất khách. Bên cạnh các khoản phải thu thì hàng tồn kho biến động, điều tiết lượng hàng này ở mức nào luôn là bài toán cân não với các nhà quản trị.
Chi tiết
Như vậy có thể thấy TSNH gồm tài sản dự trữ và tài sản thanh toán. Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn sẽ chi phối vốn dự trữ và vốn thanh toán, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. N2019 so với N2018 tốc độ luân chuyển TSNH giảm. Tốc độ luân chuyển của TSNH N2019 so với N2018giảm 0,38 vòng, tỉ lệ giảm 30,33%, số ngày luân chuyển tăng125 ngày, tỉ lệ tăng 43,54% do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - TSNH bình quân N2019 so với N2018 tăng 116.206 triệu đồng, tỉ lệ tăng 25,12% làm cho số vòng luân chuyển giảm 0,22 vòng, số ngàyluân chuyển tăng 72 ngày.TSNH bình quân tăng 25,12% trong khi tỉ lệ Luânchuyển thuần giảm 12,83%,do vậy việc tăng thêm TSNH trong kỳ có thể đánh giá là chưa hợp lý. - Luân chuyển thuần N2019 so với 2018giảm 74.108 trđ, tỉ lệ giảm 12,83% làm cho số vòng quay giảm 0,13 vòng và thời gianluân chuyển tăng 53 ngày. Kết quả trên cho thấy công tác tổ chức kinh doanh nói chung và trong việc tận dụng khai thác năng lực sản xuất nói riêng đang có dấu hiệu suy yếu. Chính vì tốc độ luân chuyển TSNH giảmnên DN lãng phí 175.580 trđ TSNH do tăng số ngày luân chuyển. Số ngày luân chuyển tăng liệu có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh? Chúng ta tiếp tục phân tích báo cáo thứ 2 – báo cáo kết quả kinh doanh. 3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanhPhân tích khái quát: Năm 2018 và 2019, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều mang lại lợi nhuận. Nhưng Năm 2019 so với 2018, lợi nhuận giảm. Cụ thể: - Lợi nhuận trước thuế (LNTT)giảm 31.885triệu đồng, tỉ lệ giảm26,1% - Lợi nhuận sau thuế (LNST)giảm 20.327triệu đồng, tỉ lệ giảm 20,18 % LNTT giảm chủ yếu là do chi phí tài chính tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Phân tích chi tiết: - Doanh thu bán hàng/ cung cấp dịch vụ: Năm 2019 giảm 37.787triệu đồng so với 2018. Vì sao doanh thu sụt giảm? Doanh nghiệp gặp yếu tố bất lợi nào trong năm 2019? Cần căn cứ vào tài liệu chi tiết để hiểu rõ việc giảm Doanh thu bán hàng là do sản lượng hay giá bán giảmtừ đó có đánh giá phù hợp. Trong 2 năm, không có các khoản giảm trừ doanh thu -> Doanh thu thuầngiảm, tỉ lệ giảm đúng bằng Doanh thu bán hàng. Việc giảm doanh thu có thể do sự cạnh tranh ngày càng nhiều, một số đối thủ mới gia nhập thị trường. - Giá vốn hàng bán (GVHB): N2019 giảm 75.242 triệu đồng và tỉ lệ giảm 18,66%. Cũng cần căn cứ vào tài liệu chi tiết để xác định rõ nguyên nhân giảm GVHB. Tuy nhiên ta thấy tỉ lệ giảm GVHB>Doanh thu thuần nên Hiệu quả sản xuất kinh doanh đã tăng.Yếu tố sản xuất đầu vào là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá vốn? Có thể doanh nghiệp tìm nguồn nguyên liệu rẻ hơn, thuê ngoài dịch vụ, sử dụng công nghệ tăng hiệu quả. Giá vốn giảm được đánh giá là tốt nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu. - Lợi nhuận gộp: N2019 tăng 37.455 triệu đồng, tỉ lệ tăng 32,13% là do mức giảm của giá vốnlớn hơn nhiều mức giảm của doanh thu bán hàng. Tuy nhiên nếu Doanh thu thuầntăng, Lợi nhuận gộp sẽ tăng với mức độ và tỉ lệ lớn hơn. - DT tài chính: N2019 giảm 39.560triệu đồng, tỉ lệ giảm 69,24% là do trong năm công ty tất toán các khoản đầu tư. - Chi phí tài chính: N2019 tăng 29.392 triệu đồng, tỉ lệ tăng 177,56%, tỉ lệ tăng này cao hơn nhiều so với cùng kỳ và chiếm hơn 50% lợi nhuận sau thuế, có nghĩa là để có 1 đồng lợi nhuận ròng thì doanh nghiệp mất thêm hơn 0,5 đồng lãi vay (mỗi đồng chi phí lãi vay, DN vẫn có 2 đồng lợi nhuận ròng để đảm bảo thanh toán lãi vay).Mức tăng khá mạnh! Có thể do ngân hàng tăng lãi suất hoặc DN sử dụng vốn kém hiệu quả. - Chi phí quản lý doanh nghiệp - CPQLDN: N2019 tăng 1.395triệu đồng, tỉ lệ tăng 3,98%. Tại sao Chi phí quản lý tăng? Cần căn cứ vào tài liệu chi tiết để chỉ rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng CPQLDN > Tỉ lệ tăng DTT, thậm chí DTT giảm -> chứng tỏ hiệu quả sử dụng CPQLDN giảm. Cần xem xét lại hiệu quả công tác quản lý, đảm bảo việc tăng sử dụng chi phí quản lý là hợp lý. Như vậy, Lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm là do Doanh thu thuần giảm, trong khi các khoản mục chi phí tài chính, chi phí quản lý đều tăng lên. Do vậy cần đi sâu phân tích chỉ rõ nguyên nhân để có biện pháp quản trị chi phí phù hợp. Các chỉ số Thu nhập một cổ phần thường (EPS) – cổ tức, Giá cổ phiếu/ cổ tức (P/E), Giamdoc.net sẽ phân tích ở các bài viết tiếp theo. Lời khuyên:
Và đặc biệt quản trọng hơn nữa: Để kiếm tiền chúng ta phải chi tiền. Vì sao dòng tiền lại quan trọng? Thực tế, khá nhiều chủ doanh nghiệp/ nhà đầu tư xem nhẹ, thậm chí là bỏ qua báo cáo LCTT khi đọc BCTC.Đừng làm như vậy! Bởi vì, nếu bỏ qua bước này, bạn rất dễ bị ru ngủ bởi các báo cáo có lợi nhuận tốt đẹp mà không hiểu được tính bền vững của lợi nhuận đó. Bài viết tiếp theo, Giamdoc.net sẽ chia sẻ những yếu tố nào cần quan tâm khi đọc báo cáo dòng tiền? Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này. Xem thêm bài viết: Đọc - Hiểu - Phân tích Báo cáo tài chính thành thạo để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn Lập - đọc - phân tích báo cáo tài chính Danh từ, thuật ngữ quản trị, tài chính và đầu tư Đòn bẩy tài chính có thực sự là liều thuốc kích thích! Thế nào là một cấu trúc tài chính tối ưu Tại sao đòn bẩy kinh doanh được ví như con dao hai lưỡi Tham khảo video về Phân tích báo cáo tài chính và Lập Kế hoạch tài chính kinh doanh
Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net
Giamdoc.net gợi ý các khóa học phù hợp để nâng tầm giá trị cho bạn
|
Kế toán, kiểm toánChuyên trang hỗ trợ nghiệp vụ & kỹ năng làm việc về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phần mềm kế toán Phân loại
All
Lưu trữ
June 2020
|