Quản trị công ty | Đào tạo CEO toàn diện
  • CEO thực chiến
  • Đăng ký VIP-CEO
  • Khóa học
  • Khai giảng / Sự kiện
  • Blog quản trị

Kế toán doanh nghiệp bài bản

Kế toán tổng hợp thực hành: Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp | Hướng dẫn quản lý và chi tiết nghiệp vụ

13/8/2019

Comments

 
Nếu mua hàng là khâu đầu tiên khi doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động kinh doanh thì bán hàng là khâu cuối cùng, là quá trình DN chuyển giao hàng hóa cho khách hàng, được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Chuyện đó là rất quan trọng vì đó là dấu hiệu để nhận biết công ty có thể tồn tại hoặc xác định được định hướng kinh doanh hay không bởi chúng ta kinh doanh ai cũng mong muốn chiếm lĩnh thị trường và có nhiều khách hàng.
Picture
Tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng là cơ sở để DN tăng vòng quay vốn
Hàng hóa được tiêu thụ nhanh sẽ tăng vòng quay vốn, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận và giúp DN có được vị trí vững chắc trên thị trường. Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng là cơ sở để DN tăng vòng quay vốn, tăng luân chuyển hàng tồn kho, đem lại hiệu quả tài chính cho DN.
Doanh nghiệp cung cấp gì ra thị trường (DN bán gì cho khách hàng)?
  • Hàng hóa: đơn thuần là kinh doanh thương mại thuần túy, DN mua vào rồi bán ra
  • Thành phẩm: Thành phẩm khác hàng hóa ở chỗ: thành phẩm là do DN sản xuất ra để tiêu thụ, tồn tại dưới hình thái vật chất.
  • Dịch vụ: dịch vụ có tính vô hình, các sản phẩm mà dịch vụ tạo ra là phi vật chất
  • Xây lắp: là sản phẩm có sự hòa trộn giữa dịch vụ và sản xuất, nó có tính chất của cả dịch vụ và thành phẩm. 
​Tiêu thụ thành phẩm và tiêu thụ hàng hóa có gì khác nhau không? Câu trả lời là hoàn toàn không có gì khác. Bản chất nghiệp vụ là như nhau, chỉ là tài khoản hạch toán khác nhau thôi. Hàng hóa và thành phẩm là hữu hình thường gọi chung là hàng, có thể nhìn thấy bằng mắt nhưng với dịch vụ thì khác, dịch vụ không phải là hiện vật. 

1. Lưu đồ bán hàng

​Để nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của kế toán bán hàng hóa, thành phẩm trong DN, chúng ta xét lưu đồ bán hàng hóa, thành phẩm sau:
Picture
Lưu đồ bán hàng hóa, thành phẩm
​Lưu đồ trên thể hiện chu trình bán hàng trong doanh nghiệp. Tương tự quá trình mua hàng, bán hàng cũng có 2 trường hợp thông dụng là bán nội địa và bán xuất khẩu. Ngoài ra còn bao gồm cả trường hợp tiêu thụ nội bộ. Mỗi nghiệp vụ bán hàng, không phân biệt bán nội địa hay xuất khẩu, kế toán đều phải thực hiện 3 nghiệp vụ cơ bản: xác định doanh thu + thuế GTGT tương ứng doanh thu, xác định giá vốn hàng bán và hoàn thành quá trình bán.

Trường hợp 1: bán nội địa (bán cho khách hàng ở trong lãnh thổ Việt Nam)

Thành phần hồ sơ gồm: hợp đồng, đơn hàng, báo giá, phiếu giao hàng hoặc biên bản bàn giao hàng, hồ sơ nguồn gốc xuất xứ (nếu có)
  • Một câu hỏi đặt ra là khi nào ta dùng hợp đồng? Khi nào dùng đơn đặt hàng? Khi nào dùng báo giá là xong? Câu trả lời là tùy trường hợp mà doanh nghiệp có thể linh động. Nếu các doanh nghiệp chỉ mua bán với nhau 1 lần là xong thì 2 bên ký hợp đồng mua bán. Nhưng nếu giao dịch nhiều lần, 2 bên sẽ ký hợp đồng nguyên tắc, thỏa thuận khung giá và mặt hàng, nhưng từng lần giao nhận khác nhau có thể biến động về giá, số lượng. Với hợp đồng nguyên tắc này, mỗi lần có giao dịch, 2 bên sẽ ký đơn hàng (PO) trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc đã ký trước đó, quy định rõ trong đơn đặt hàng này chủng loại hàng hóa, số lượng, giá, thời gian và địa điểm giao hàng. Với những giao dịch nhỏ, bên mua và bên bán đơn giản thủ tục, chỉ cần email, điện thoại, và cần 1 báo giá là được.
  • Phiếu giao hàng hay biên bản bàn giao là một giấy tờ xác nhận rằng bên bán đã xuất và giao hàng cho bên mua. Chứng từ này rất quan trọng vì nó thể hiện bên bán đã hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, rủi ro và lợi ích cho bên mua và bên mua đã chấp nhận thanh toán. Đây là thời điểm ghi nhận doanh thu của bên bán, và cũng là thời điểm hàng đã thuộc sở hữu của bên mua, căn cứ để bên bán lập PHIẾU XUẤT KHO, xuất hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng thông thường. Phiếu giao hàng / biên bản bàn giao cùng với biên bản đối chiếu công nợ sau này cũng là một trong những cơ sở để bên bán ghi nhận công nợ và kiện toàn hồ sơ trích lập dự phòng nếu khoản nợ không thu hồi được.
  • Song song hoặc kết thúc quá trình giao nhận hàng giữa bên mua và bên bán, kế toán thực hiện thủ tục thanh toán liên quan như: phiếu thu tiền, báo có, biên bản/giấy nhận nợ (có thể xác nhận trên phiếu xuất kho, phiếu giao hàng) nếu chưa thu được tiền.

Trường hợp 2: bán xuất khẩu (bán vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam)

Trong trường hợp này, hồ sơ gồm: hợp đồng thương mại, hợp đồng nguyên tắc kèm đơn đặt hàng (PO) cho từng lần, invoice (hóa đơn thương mại), packinglist (phiếu ghi nhận tình trạng và quy cách đóng gói khi các bên giao vận tải và giao cho nhau), CO, CQ (chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng nhận chất lượng nếu có), tờ khai hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu + phí cảng liên quan xuất khẩu. Hóa đơn trong trường hợp xuất khẩu thì đơn vị bán hàng xuất với thuế suất VAT 0%, lưu tại cuống và không xé (vì không giao cho bên mua): đối với hàng hóa thuộc dạng xuất khẩu tại chỗ như xuất vào khu phi thuế quan, bên bán sử dụng hóa đơn GTGT; đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, bên bán sử dụng hóa đơn thương mại. Trường hợp cần giấy tờ cho hàng đi đường, DN sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn cho hàng xuất khẩu + invoice + Packinglist. 

Trường hợp hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán

 Cần lập biên bản ghi nhận sự việc và điều chỉnh hóa đơn hoặc hủy hóa đơn hoặc bên mua xuất trả lại hàng hóa, lập hóa đơn trả lại hàng bán cho bên bán tùy thỏa thuận, bên mua thanh toán theo giá trị thực tế sau khi giảm. 

2. Nguyên tắc quản lý và hạch toán

Picture
Nguyên tắc quản lý và hạch toán hàng tồn kho
  • DN phải tổ chức, lập hệ thống danh mục vật tư, hàng hóa, thành phẩm một cách khoa học, có trình tự theo đặc thù ngành với đầy đủ thông tin mã hàng, tên hàng, đơn vị tính, đơn vị quy đổi,…Trong một số trường hợp, danh mục cần chi tiết giá bán, thuế suất của vật tư hàng hóa để thuận lợi cho quá trình truy xuất – quản lý – hạch toán. Nếu có nhiều người cùng tham gia công việc thì cần phân quyền chi tiết: ai mới có quyền thêm mã hàng trong danh mục, tránh lộn xộn sẽ không quản lý được.
  • Song song với danh mục vật tư, hàng hóa, doanh nghiệp cần tổ chức danh mục kho và kệ hàng cho phù hợp. Vì quản lý hàng tồn kho phải gắn với kho, nếu không sẽ không quản lý được nhập xuất tồn.
  • Nhập xuất tồn vừa là nghiệp vụ, vừa là báo cáo đối với công việc kế toán vật tư, hàng hóa, thành phẩm. Hàng bán, xuất dùng phải quản lý xuất kho, tính giá vốn và trừ lượng xuất để tính tồn kho. Ở bất kỳ thời điểm nào, người phụ trách kế toán vật tư hàng hóa luôn trả lời được hàng gì? Nhập bao nhiêu? Xuất bao nhiêu? Tồn kho hiện tại bao nhiêu?
 
Tính giá xuất kho hay còn gọi là tính giá hàng tồn kho. Ở các tài liệu kế toán, ta chỉ thấy nói rằng: bán hàng A giá bán a1, giá vốn a2, hãy định khoản. Tuy nhiên, trong thực tế, công việc kế toán lại không đơn giản như thế. Giá bán là giá do doanh nghiệp quyết định, ghi trong hợp đồng/ đơn hàng/ báo giá sau khi thảo luận với khách hàng. Vậy giá này đã biết, nhưng giá vốn thì phải tính với 1 trong 3 phương pháp: FIFO, thực tế đích danh, bình quân gia quyền (liên tục hoặc cuối tháng/quý/cuối kỳ). Muốn tính được giá vốn, kế toán phải ghi liên tục nhật ký nhập - xuất - tồn. Ngay việc nhập kho, nhiều khi kế toán cũng gặp khó khăn trong việc ghi nhận giá nhập kho vì ngoài giá mua trên hoá đơn còn có chi phí mua, chi phí vận chuyển, các khoản thuế trực thu… Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ 1 trong 2 cách làm sau:
  1. Giá nhập kho ghi bằng giá mua để hạch toán vào tài khoản 1561, chi phí mua và thuế trực thu ghi vào tài khoản 1562 để cuối kỳ phân bổ.
  2. Giá nhập kho phải được tính và phân bổ chi tiết chi phí mua + giá mua ghi trên hoá đơn.
Giá xuất kho (giá vốn) phải được tính chính xác thông qua bảng báo cáo trong phần hành của kế toán hàng tồn kho là bảng NHẬP – XUẤT – TỒN. Muốn tính được giá vốn thì phải có đầy đủ các phiếu, đừng tính chung chung cho toàn bộ công ty mà phải tính chi tiết đến từng mã vật tư trong doanh nghiệp. 
Tại sao phải tính giá vốn?
  • Để ghi được sổ kế toán, cần biết giá trị của giao dịch
  • Giao dịch của hàng tồn kho có giá trị = LƯỢNG x GIÁ
  • Giá mua, giá nhập có thể khác nhau giữa các lần nhập kho
  • Giá xuất (bán) là giá để xác định doanh thu, muốn biết LÃI/LỖ/GIÁ THÀNH thì cần xác định Giá vốn
​Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh thương mại có hàng trăm mặt hàng với hàng trăm mã khác nhau. Với một mã cần phải lập và quản lý được chi tiết NHẬP XUẤT TỒN, GIÁ NHẬP, GIÁ XUẤT.
Picture
Các phương pháp tính giá vốn
  • Về nguyên tắc tính, báo cáo tồn kho của từng mã hàng không thể âm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây âm kho: do phần mềm sai, do nhập sai mã hàng, do nhập thiếu phiếu nhập, ngày xuất trước ngày nhập sau. Trong thực tế giao dịch kế toán thuế hiện nay khi chúng ta chưa trả tiền cho nhà cung cấp nên họ giữ hóa đơn. Hàng nhập rồi, hóa đơn nhà cung cấp chưa trả, kế toán cứ đợi hóa đơn để hạch toán. Hàng về không lập phiếu nhập kho mà đợi hóa đơn trong khi hàng bán đã xuất đi rồi. Như vậy sẽ xảy ra tình trạng hóa đơn bán ra lập trước, hóa đơn mua vào lập sau nên dẫn đến âm kho.

Khi cân đối thuế: một trường hợp nữa có thể xảy ra là hàng mua trôi nổi không có hoá đơn đầu vào nhưng vẫn xuất bán ra hoặc do kế toán cân đối xuất hàng theo bảng kê, khi lựa chọn hàng bán ra thì lượng nhập có hoá đơn chứng từ ít hơn lượng xuất bán theo hóa đơn. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến âm kho.
​
Khi đã âm kho rồi, thì ta tính giá vốn (tính bảng nhập xuất tồn) sẽ tính không đúng, coi như chúng ta mất hoàn toàn giá vốn trong trường hợp đó. Mất giá vốn sẽ tính lợi nhuận oan và tính thuế oan. Do vậy,THỜI ĐIỂM KHI HẠCH TOÁN RẤT QUAN TRỌNG.

Chú ý: Hóa đơn chưa bao giờ là căn cứ để hạch toán. Hóa đơn là chứng từ gốc, là căn cứ để lập chứng từ kế toán. Phiếu nhập kho là chứng từ kế toán. Nếu hạch toán phải hạch toán theo phiếu nhập kho.
 
  • Qua phân tích trên ta nhận thấy, cần có phần mềm kế toán đủ mạnh và thực hiện tính giá vốn theo phương pháp: nhập trước xuất trước, thực tế đích danh, bình quân gia quyền. Sau nghiệp vụ xuất kho, kế toán tính giá vốn, khi đó giá vốn sẽ được cập nhật vào phiếu xuất kho làm cơ sở ghi nhận giá vốn. Nếu tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ thì tới tận cuối kỳ, mới ghi nhận được giá vốn của mỗi phiếu xuất kho cũng như tổng giá vốn trong kỳ.

CĂN CỨ VÀ NGUỒN SỐ LIỆU CỦA GIÁ VỐN

Bán hàng hóa,
​thành phẩm
  • Giá vốn lấy theo bảng nhập xuất tồn
  • Thể hiện giá vốn ngay khi lập phiếu xuất kho
Cung ứng (bán)
​dịch vụ
  • Giá vốn lấy theo báo cáo giá thành sản phẩm
  • Hoặc giá vốn là bảng kê tập hợp chi phí tiêu hao của dịch vụ
Nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng, dịch vụ
​xây lắp
  • Giá vốn là giá trị báo cáo giá thành công trình
  • Hoặc giá vốn là bảng kê chi phí tiêu hao của hạng mục / công việc
  • Cần đối chiếu "phù hợp" với dự toán, quyết toán


​3. Kiểm soát nội bộ và quy trình – Quy chuẩn 

Ở góc độ quản lý có tối thiểu 4 thành phần quan trọng trong hệ thống quản lý bán hàng của doanh nghiệp:

  • Quy chế về thương mại, hàng tồn kho: quy định chính sách mua trả chậm, chính sách chiết khấu, trình tự phê duyệt nhập xuất hàng tồn kho,… Văn bản hoá quy chế cho các nội dung: khuyến mãi, giảm giá, nhận hàng trả lại, chính sách bảo hành, chính sách giá bán lẻ, chính sách giá bán buôn, chính sách chiết khấu thanh toán. Để phù hợp với quy định hiện hành, các chính sách bán hàng cần đăng ký với sở công thương để làm cơ sở giải trình chi phí khuyến mãi, ưu đãi, chiết khấu thanh toán,…
  • Việc xây dựng hạn mức tồn kho tối thiểu, tối đa là cần thiết để đảm bảo hàng tồn kho được cung ứng liên tục và tránh ứ đọng vốn. Với một số DN có đặc thù kinh doanh là luôn phải đáp ứng lượng hàng bán trong ngày ở mức nào đó hoặc phải đảm bảo cung ứng vật tư liên tục cho sản xuất thì cần kiểm soát số lượng hàng tồn kho tối thiểu, tối đa.
  • Bộ phận kế toán nên đệ trình giám đốc phê duyệt các quy tắc và điều kiện tập hợp hoá đơn chứng từ để tránh rủi ro có giao dịch nhưng thiếu hồ sơ chứng từ. Ở nhiều DN, hệ thống quản lý yếu kém, mạnh ai người đó làm, người mua hàng làm một cách, người bán hàng làm 1 cách,… rồi cuối cùng kế toán không thể tự mình hoàn thiện hồ sơ để kê khai thuế và hạch toán. Ví dụ: mua hàng không yêu cầu hợp đồng, phiếu xuất kho của Nhà cung cấp, không thoả thuận nội dung liên quan đến hoá đơn và phiếu giao hàng, người bán khi đó không thực hiện đầy đủ, vậy là kế toán không thể thực hiện công việc của mình.
  • Mọi thứ đều có quy trình, quy chuẩn biểu mẫu, Định mức: Quản trị tài chính, thực hiện công tác kế toán, báo cáo thuế muốn tốt được thì cần thiết lập thành quy chuẩn, định mức, với biểu mẫu tác nghiệp, chuẩn hóa hồ sơ, mô hình tài chính... theo đúng với đặc thù và quy mô từng doanh nghiệp. Biểu mẫu sẽ giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp của nhân viên, đồng thời tạo cơ sở hồ sơ chứng từ kế toán tốt cho cả quản trị nội bộ và thuế. Hơn nữa để quản lý tốt hàng tồn kho, doanh nghiệp nên đặt ra quy trình mua hàng, quy chuẩn kiểm soát nhập kho, xuất hóa đơn và tiếp nhận hóa đơn trong quá trình mua hàng.
  • Quy định quy tắc đặt mã, phân quyền tạo mã đảm bảo hàng tồn kho được theo dõi đúng mã, quản lý khoa học và tránh nhầm lẫn. Sau đó in mã vạch cho vật tư hàng hoá từ danh mục vật tư hàng hoá dạng nhãn, dán nhãn lên vật tư hàng hoá và sử dụng.

Là chủ doanh nghiệp, nếu chúng ta chỉ giao việc chung chung và tổ chức chung chung thì ta không có cách gì để đánh giá được nhân sự làm kế toán. Là kế toán, đôi khi mình không được nhìn nhận và thực sự tôn trọng vì chúng ta không thể hiện rõ ràng những công việc trên.
Picture
Kiểm soát nội bộ và chuẩn hóa hoạt động bán hàng

4. Tài khoản sử dụng và chứng từ sổ sách

4.1. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 156 có 3 tài khoản cấp 2:1561, 1562, 1567
Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa 
Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hóa hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được).

Chi phí thu mua hàng hóa hạch toán vào tài khoản này chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, ... chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa.
 
Ví dụ: doanh nghiệp kinh doanh điều hòa, thuê xe vận tải chở hàng để cứ khi mua bàn điều hòa thì xe sẽ đến chở về kho. Bên vận tải sẽ lập bảng kê cả tháng, doanh nghiệp sẽ trả tiền vận chuyển + phí cầu đường trong tháng đó. Giả sử tháng này có 3 lần vận chuyển và sẽ có 3 phiếu nhập kho. Nhưng mỗi lần nhập kho chưa phát sinh chi phí vận chuyển bốc dỡ. Cuối tháng bên vận tải tổng hợp chi phí của 3 lần vận tải và chuyển trả hóa đơn 10 triệu cho doanh nghiệp (bao gồm tiền vận chuyển, thuế, phí cầu đường, sửa chữa, hư hỏng….). Lúc đó 10 triệu này sẽ được ghi nhận vào TK 1562.
 
Thường trong rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu, hai thuế nhập khẩu và TTĐB sẽ bị tính gộp vào các đơn hàng, hoặc các phí về chứng từ, khai hải quan cũng không tập hợp được cho từng đơn hàng cụ thể. Trong trường hợp đó, kế toán lựa chọn bằng cách ghi nhận các chi phí đó vào Tài khoản 1562.
 
Nếu là hàng hóa thì ghi nhận vào TK 1562, còn nếu là vật tư (NVL) cũng có phát sinh các chi phí như thế thì làm thế nào? Trong trường hợp đó, tùy thuộc vào vật tư mang về dùng cho mục đích nào thì tính vào chi phí ở bộ phận tương ứng.
​
Ví dụ: Mua vật tư về để sản xuất ở trong xưởng thì toàn bộ chi phí thu mua vật tư đó nếu không phân bổ được vào phiếu nhập kho thì cũng tính trực tiếp vào chi phí sản xuất chung hoặc chi phí nguyên vật liệu không trực tiếp của bộ phận hoặc công đoạn sản xuất đó.
Picture
​Nếu hàng hóa thì ghi nhận vào TK 1562, còn nếu là vật tư (NVL) cũng có phát sinh các chi phí như thế thì làm thế nào? Trong trường hợp đó, tùy thuộc vào vật tư mang về dùng cho mục đích nào thì tính vào chi phí ở bộ phận tương ứng. Ví dụ: Mua vật tư về để sản xuất ở trong xưởng thì toàn bộ chi phí thu mua vật tư đó nếu không phân bổ được vào phiếu nhập kho thì cũng tính trực tiếp vào chi phí sản xuất chung hoặc chi phí nguyên vật liệu không trực tiếp của bộ phận hoặc công đoạn sản xuất đó.

Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản: 

Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá bất động sản của doanh nghiệp.
​Hàng hoá bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng mua để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường; Bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán.
Picture
Picture


​Tài khoản 157 – Hàng gửi bán: 

Được dùng để theo dõi giá trị hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi đã hoàn thành bàn giao cho người mua nhưng chưa xác định tiêu thụ.


​Tài khoản 155 – Thành phẩm: 

Được dùng để theo dõi giá trị thành phẩm của DN.
Picture
Picture


​Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 

Phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)


​Tài khoản 511 – Doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ:

Dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Doạnh Nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Picture
Picture


​Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu: 

Là toàn bộ số tiền giảm trừ cho người mua được tính giảm trừ vào doanh thu hoạt động kinh doanh của DN: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.


​Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán:

Dùng để phản ánh giá vốn của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán trong kỳ.
Picture
Picture


​Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng:

Dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư.

4.2. Chứng từ, sổ sách kế toán bán hàng


​5. Hoàn thiện - kiện toàn hồ sơ kế toán thanh toán vật tư hàng hóa 


6. Từ điển nghiệp vụ kế toán bán hàng hoá


Trên đây, tác giả đã trình bày các nghiệp vụ thông dụng trong quá trình bán hàng cũng như các nguyên tắc quản lý, kiểm soát hàng tồn kho. Bạn đọc hãy thực tập bằng cách viết các nghiệp vụ bán– tức là viết lại bảng kê các nghiệp vụ cho 511, 632. Hãy làm kế toán bài bản nếu muốn doanh nghiệp của mình phát triển bền vững. Ngay từ bây giờ, hãy quản trị bán hàng thật tốt!
​
​Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận và bổ sung của các độc giả có hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này.

​
Để lại email ở phần comment cuối bài hoặc gửi yêu cầu tải biểu mẫu này về email: dangky@startup.edu.vn

Xem thêm bài viết:
​
Rủi ro thường gặp trong phần hành kế toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
​
Rủi ro thất thoát trong khâu mua hàng và giải pháp khắc phục cho Doanh nghiệp
​Hướng dẫn quản lý và chi tiết nghiệp vụ Kế toán mua hàng trong doanh nghiệp
Quy trình mua hàng và lựa chọn nhà cung cấp
Hướng dẫn xác định lượng tồn kho tối thiểu, lượng tồn kho tối đa trong Doanh nghiệp

Đăng ký để nhận bài viết, biểu mẫu, video miễn phí của Giamdoc.net

Picture
​​Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...

Vui lòng đăng ký tại đây để tải về!
Đăng ký nhận FREE

Giamdoc.net gợi ý các khóa học phù hợp để nâng tầm giá trị cho bạn

Picture
Kế toán thực hành tổng hợp & báo cáo thuế
​
​
Dù bạn chưa từng học kế toán, đã học kế toán, thậm chí đã làm kế toán nhưng chưa giỏi... thì sau khóa học này bạn sẽ giỏi,  thành thạo và tự tin làm kế toán, thuế...
Picture
Tổ chức vận hành công ty & Kiểm soát nội bộ | Internal Control
​
Lần đầu tiên & độc quyền trên Giamdoc.net, trọn vẹn khóa học online kèm theo ứng dụng xây dựng mô hình tổ chức, quản lý vận hành & Kiểm soát nội bộ hữu hiệu
Picture
Lập kế hoạch tài chính & kiểm soát dòng tiền | Cash Flow
​
​
Học để triển khai ngay chính sách tín dụng công ty, lập kế hoạch tài chính, ngân sách tối ưu. Đó là cách chủ động dòng tiền, quản trị nợ phải thu chủ động, hiệu quả...

Giamdoc.net | CEO chuyên nghiệp - Tài chính kế toán thuế

Comments

    Kế toán, kiểm toán

    Chuyên trang hỗ trợ nghiệp vụ & kỹ năng làm việc về kế toán tài chính, kế toán quản trị, phần mềm kế toán


    Phân loại

    All
    Ke Toan Thanh Toan
    Ke Toan Thue
    Ke Toan Tong Hop Thuc Hanh

    Lưu trữ

    June 2020
    May 2020
    April 2020
    March 2020
    February 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019

    RSS Feed

Dành cho VIP Member
Chương trình ưu đãi

Mẫu kế hoạch tài chính
Download miễn phí nhiều tài liệu biểu mẫu quản lý DN, tài chính, nhân sự, kế toán thuế & hàng trăm video bài giảng hay về quản trị, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ dành cho Member...
Đăng ký nhận FREE

Setup công ty & vận hành kinh doanh bài bản

Mô hình kinh doanh & hoạch định chiến lược
Tổ chức, vận hành, kiểm soát nội bộ
Hệ thống kinh doanh đồng bộ, bền vững
Hệ thống tài chính bài bản, hiệu quả & tối ưu
Quản trị nhân sự chiến lược, tinh gọn
Lãnh đạo - Quản trị - Quản lý điều hành
Tài chính & Thuế dành cho CEO
Diễn đàn pháp lý kinh doanh
Chuyển đổi số cho SMEs

Câu lạc bộ doanh nhân Giamdoc.net

Giamdoc.net

Terms & Privacy
​Payment policy
​About
Career
​
Contact

Liên hệ

© Giamdoc.net -2021  All rights reserved 
Tel: (+84) 08 8878 3881
Email: info@giamdoc.net
Add: Lầu 5, Annex Building, Park Royal Sài Gòn
Số 309B-311 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, T.p Hồ Chí Minh
__________

Đơn vị phân phối độc quyền:
Công ty TNHH Startup.edu.vn
  • CEO thực chiến
  • Đăng ký VIP-CEO
  • Khóa học
  • Khai giảng / Sự kiện
  • Blog quản trị